Văn hào Nga Lép Tôn-xtôi nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Phát biểu suy nghĩ của bạn về vấn đề này - Ngữ Văn 12
Cuộc sống thiếu lí tưởng, hoặc lí tưởng viển vông, tách rời hiện thực, không nhằm vào một cái gì có ý nghĩa cả, sẽ làm cho con người kém phần nghị lực, trở thành lười biếng, bất lực, hoài nghi, ích kỉ và đau khổ. ...
Cuộc sống thiếu lí tưởng, hoặc lí tưởng viển vông, tách rời hiện thực, không nhằm vào một cái gì có ý nghĩa cả, sẽ làm cho con người kém phần nghị lực, trở thành lười biếng, bất lực, hoài nghi, ích kỉ và đau khổ.
I. Mở Bài
Một chiếc thuyền sẽ trôi lay lắt trên dòng sông mù sương, chẳng bao giờ có thể tìm được một bến đậu bình an, tươi sáng, nếu không có một bánh lái vững vàng, đúng đắn. Cũng như vậy. một con người sẽ khó có được một cuộc sống có ý nghĩa, đáng tự hào, nếu như thiếu một lí tưởng cao đẹp. Để khẳng định vai trò vô cùng to lớn có ý nghĩa quyết định của lí tưởng đối với một cuộc đời, nhà văn Nga vĩ đại Lép Tôn-xtôi đã nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sổng".
II. Thân bài
1. Thế nào là lí tưởng. Vì sao lí tưởng là ngọn đèn? Những quan niệm chưa đúng về lí tưởng.
- “Lí tưởng là tư tưởng và mục đích được coi là cao nhất, tốt đẹp nhất cần đạt đến” (Từ điển tiếng Việt). Như vậy lí tưởng là mục đích, ước mơ, nó có ý nghĩa định hướng cho cuộc sống con người, giúp con người có khát vọng lớn lao, nghị lực phi thường để vượt qua mọi gian nan, khổ ải, mọi cám dỗ tầm thường để vươn tới những sự nghiệp có ích, cao cả. Lí tưởng sẽ làm cho cuộc sống của mỗi con người thú vị, phong phú, sinh động, lấp lánh sắc màu như
cây cỏ xanh tươi được tắm nắng mặt trời. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, ngay từ thuở thiếu thời đã có “một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và sau này Người cũng luôn luôn mang trong tim niềm khát khao cháy bỏng là tìm một “Hình” mới của nước, một hình thái mới của chế độ nhằm đưa lại hạnh phúc cho toàn thể dân tộc. Chính lí tưởng cao đẹp ấy, khát vọng cháy bỏng ấy, đã giúp Người đi khắp chân trời châu Mỹ, châu Âu, không bao giờ lầm đường, lạc lối và cho Người một nghị lực phi thường “Một viên gạch hồng chống lại cả mùa băng giá" của thành Ba Lê đầy gió tuyết. Nhà thơ Tố Hữu “lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”, một vị lãnh tụ cao cấp của Đảng đã có lần tâm sự: nếu không gặp được lí tưởng của Đảng thì may lắm ông cũng chỉ là người vô tội và đời ông sẽ khô như “Cây sậy bên đường” “Đâu dám ước làm hoa thơm trái ngọt"; “sẽ chết lặng im như con chim không bao giờ được hót. Một tiếng ca lảnh lót cho đời”. Lí tưởng cách mạng đã trở thành “ngọn đèn chỉ đường", chiếc bánh lái giúp cho con thuyền thơ của ông đi đúng đường, đúng hướng: '‘Thuyền bơi có lái qua giông tố; không lái thuyền trôi lạc bến bờ”.
Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, có biết bao con người nhờ mang trong mình một lí tướng, ước mơ đúng đắn, cao cả mà họ đã làm cho tuối thanh niên của mình không phải bình thản trôi qua vô vị mà kế bước vững vàng tới tuổi thanh xuân huy hoàng và tráng lệ. Đó là những Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Nguvễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi, Vũ Thị Tị, Cù Thị Hậu, Đào Thị Hào, Nguyễn Tử Quảng, Nguyễn Thanh Huyền, Hoàng Anh Tuấn...
Những điều đã trình bày trên đây cho thấy lí tưởng quả đúng là vô cùng quan trọng, có ý nghĩa “như ngọn đèn chỉ đường” cho mỗi cuộc đời. Một điều cần phải khẳng định là lí tưởng sống của con người phải gắn chặt với xã hội, với lợi ích của nhân dân, đất nước, thì lí tưởng đó mới cao cả, mới thiết thực và đúng đắn. Đừng nhằm lí tưởng với tham vọng cá nhân tầm thường, những ham muốn độc ác, tội lỗi. Chẳng hạn muốn mình nổi tiếng đã cố đạt được bằng mọi cách như các tên hôn quân, bạo chúa trong lịch sử sẵn sàng chà đạp lên số phận mọi người để gặt hái “chiến công” cho mình. Hay ngày nay có nhiều thanh niên khát khao làm giàu không chính đáng, thích hưởng lạc nên đã lao vào những cuộc “đỏ đen” chơi đề, đánh bạc, trộm cắp, cướp giật, miệt mãi truy hoan thâu đêm suốt sáng trong các vũ trường, quan karaoke...
2. Vì sao cuộc sông thiếu lí tưởng không phải là cuộc sống
Cuộc sống thiếu lí tưởng, hoặc lí tưởng viển vông, tách rời hiện thực, không nhằm vào một cái gì có ý nghĩa cả, sẽ làm cho con người kém phần nghị lực, trở thành lười biếng, bất lực, hoài nghi, ích kỉ và đau khổ. Cuộc đời của họ sẽ trở nên tẻ nhạt, chán ngắt, héo hắt đến thảm hại và vô nghĩa lí biết chừng nào! Chăng thế mà nhà tỉ phu Bin Gate - người được tuổi trẻ nhân loại hết sức ngưỡng mộ vì ý chí tiến thủ, khát vọng làm giàu chân chính - đã từng
phát biểu: “Nếu cả đời chỉ cầu sự bình an, không bao giờ đế bản thân theo đuổi những mục tiêu cao hơn, không dám giang rộng cánh bay lên, như thế thì cuộc đời này chẳng còn ý nghĩa gỉ”.
3. Liên hệ bản thân
- Bạn đã ấp ủ cho mình ước mơ, lí tưởng gì? Vì sao bạn lại xác định cho mình lí tưởng đó? Bạn sẽ hành động như thế nào để biến ước mơ của mình trở thành hiện thực?
III. Kết luận
Văn hào nước Nga Xô viết Mác-xim Gor-ki khi nghĩ về con người đã không nén nổi xúc động thốt lên “Con người! Ôi hai tiếng ấy vang lên mới tự hào và kiêu hãnh làm sao!”. Muốn cho con người mãi là bông hoa của Trái Đất, niềm tự hào của mỗi chúng ta hãy ấp ủ cho mình một lí tưởng cao quý và không ngừng chiến đấu cho lí tưởng đó, để chúng ta được sống mãi trong lòng mọi người. Vì như văn hào Lỗ Tấn đã khẳng định: “Người ta chỉ thực sự chết khi đã chết hẳn trong trái tim của người đời”.
soanbailop6.com