11/05/2018, 15:00

Vai trò của Đảng viên trong xã hội, giáo dục và đào tạo

Trong lịch sử Việt Nam thì Đảng viên có vai trò to lớn. Từ lúc mới thành lập Đảng, sự nỗ lực của những đảng viên đã thu hút, lôi cuốn quần chúng vì họ đã nêu cao tinh thần gương mẫu, sự xả thân và là tấm gương sáng về lối sống, tác phong giản dị, gần gũi và rất tốt với nhân dân, đặt lợi ích của ...

Trong lịch sử Việt Nam thì Đảng viên có vai trò to lớn. Từ lúc mới thành lập Đảng, sự nỗ lực của những đảng viên đã thu hút, lôi cuốn quần chúng vì họ đã nêu cao tinh thần gương mẫu, sự xả thân và là tấm gương sáng về lối sống, tác phong giản dị, gần gũi và rất tốt với nhân dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân và gia đình họ.

Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ tồn tại và cầm quyền lãnh đạo thông qua từng vai trò của Đảng viên, có lập luận cho rằng nếu không có các thế hệ đảng viên tận tụy trung thành với Đảng, sẵn sàng hy sinh để thực hiện nhiệm vụ và không có những thế hệ đảng viên giữ gìn được phẩm chất, đạo đức, lối sống tốt đẹp, luôn gương mẫu thì Đảng Cộng sản Việt Nam không thể lớn mạnh, không thể có đủ uy tín để lãnh đạo đất nước.

“ Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do đảng viên đều tốt ” —Hồ Chí Minh.

Tính đến nay, đội ngũ đảng viên có vai trò rất lớn trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước (ở các vị trí lãnh đạo, quản lý) cũng như các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể ở Việt Nam. Hầu hết các lãnh đạo cao cấp, chủ chốt của nhà nước như nguyên thủ quốc gia, chủ tịch quốc hội, người đứng đầu chính phủ, thủ trưởng các bộ, ngành, người đứng đầu các tổ chức đoàn thể đều có lý lịch là Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam hoặc được kết nạp đảng trước khi bổ nhiệm. Chính vì việc này mà dư luận quan tâm đặt ra vấn đề người ngoài đảng có được bổ nhiệm ở cấp bộ trở lên thậm chí là các thành viên chóp bu của chính phủ, quốc hội và ngay cả là ở cấp cơ sở mà trước mắt là cấp tỉnh (Sở) thông qua con đường thi tuyển công chức.

Ngày nay, trong việc bàn về xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng khó khăn,việc phát triển kinh tế được đặt lên những Đảng viên. Ở Sơn la, Lai Châu, Điện Biên, Bạc Liêu… theo số liệu thống kê với số xã giảm nghèo có hiệu quả cũng là những xã có lượng Đảng viên tăng trưởng tốt. Nhiều địa phương thoát nghèo từ lúc có chi bộ Đảng ra đời. Đấy cũng có thể coi là một biểu hiện chân thực về vai trò của Đảng viên trong thời kì mới. Theo lý luận thì trong giai đoạn mới của Việt Nam hiện nay, đảng viên đứng trước những đòi hỏi mới và nhiệm vụ mới là việc tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đồng thời phải giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phải chống lại diễn biến hòa bình. Những yêu cầu đó buộc đảng viên phải có lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị đồng thời nhận thức, kiến thức, năng lực thực hiện công cuộc đổi mới nhưng vậy mới có đủ kiến thức để tuyên truyền cho nhân dân, phổ độ cho các đối tượng đi theo cách mạng, và phải có phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách tốt mới phục chúng và phải có quan hệ mật thiết với quần chúng.

Khi còn sống thì Hồ Chí Minh luôn đề cập đến vai trò của Đảng viên cho cán bộ, đảng viên phải thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng, trau dồi quan điểm và thái độ đúng đắn đối với quần chúng, coi việc tôn trọng quần chúng, học hỏi quần chúng, có quan hệ mật thiết với quần chúng là một vấn đề thuộc về phẩm chất, tư cách, đạo đức của đảng viên. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947, Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra các căn bệnh nguy hiểm trong cán bộ, đảng viên như: kiêu ngạo, hống hách, hẹp hòi, tham nhũng… ông đã kêu gọi mọi cán bộ, đảng viên phải hành động quyết liệt để chống lại những căn bệnh đó để nhân dân tin Đảng và Đảng phải vững mạnh để phục vụ nhân dân.

“ Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng; thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” — Trích Di chúc của Hồ Chí Minh.

Trong văn hóa, vai trò của Đảng viên được nhắc đến qua câu nói: “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” để chỉ về tính xung kích, tiên phong, gương mẫu của người Đảng viên, giám đi trước, dám làm việc khó và chịu trách nhiệm về việc của mình, nêu gương cho quần chúng.  Hình tượng người Đảng viên được nhắc đến qua các hình thức nghệ thuật khác nhau như sân khấu, điện ảnh, truyền hình, ca nhạc, kịch nói, báo chí… trong đó gắn với hình ảnh của những cuộc chiến tranh và xây dựng đất nước, và thường mô tả về sự dũng cảm, sự hi sinh và những phẩm chất tốt đẹp của người Đảng viên. Trong thời kỳ mới, có nhà biên kịch Vũ Hải tập trung cho mảng đề tài hình tượng người đảng viên cộng sản trong thời kỳ mới, đặc biệt là những tác phẩm gần mô tả góc khuất đời người, những diễn biến tâm lý của người đảng viên.

0