12/01/2018, 15:35

Ứng dụng công nghệ tế bào

Ứng dụng công nghệ tế bào . Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ờ cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới. ...

Ứng dụng công nghệ tế bào

. Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ờ cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới.

Công nghệ tế bào được ứng dụng khá rộng rãi trong nhân giống vô tính ờ cây trồng và trong tạo giống cây trồng mới. Ở vật nuôi, công nghệ tế bào đã thu được một sẽ kết quả bước đầu.

  1.Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng

Để có đủ số lượng cây trồng trong một thòri gian ngắn, đáp ứng yêu cầu của

sản  xuất, người ta thường tách mô phân sinh (từ đinh sinh trường hoặc từ các tê la lá non) rồi nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặc trong ống nghiệm (hình 31 .a) để tạo ra các mô sẹo (hình 31 .b).

Các mô sẹo lại được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm chửa môi trường dinh dưỡng  đặc và có hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân hoá thành cây con hoàn chỉnh (hình 31.c,d). Các cây non được chuyển sang trồng trong các bầu (thường là các hộp nhựa nhỏ đựng đất) trong vườn ươm có mái che (31 .e) trước khi mang trồng ngoài đồng ruộng (31.f).

Ở nước ta, quy trình nhân giống vô tính trong ống nghiệm đối với khoai tây, mía, dứa và một số giống phong lan đã được hoàn thiện. Nhiều phòng thí nghiệm bước đầu đạt kết quả trong nhân giống cây rừng ( lát sen, sến, bạch đàn...) và một số cây thuốc quý (sâm, sinh địa, râu mèo...)

Phương pháp này còn giúp cho việc bảo tồn một số nguồn gen thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng

Ngày nav, người ta đã áp dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào đế phát hiện và chọn lọc dòng tế bào xôma biến dị. Một dòng tế bào xôma là tập hợp các tế bào được hình thành từ một tế bào xôma ban đầu qua nhiều lần nguyên phân liên tiếp. Viện Công nghệ Sinh học đã chọn được dòng tế bào chịu nóng và khô từ các tế bào phôi của giống lúa CR203 rồi dùng phương pháp nuôi cấy tế bào để tạo ra giống lúa mới cấp Quốc aia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu nóng và khô hạn tốt.

3. Nhân bản vô tính ở động vật

Hiện nay. trên thế giới đã nhân bản vô tính thành công đôi với cừu (cừu Đôli. 1997). bò (bê nhân bản vô tính, 2001) và một số loài động vật khác.

Việt Nam đã nhân bản vô tính thành công đối với cá trạch. Việc nhân bản vô tính thành công mở ra triển vọng nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt diệt.

Ngoài  ra, nhân bản vô tính để tạo cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật là được chuyển gen người mở ra khả năng chú động cung cấp các cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng các cơ quan tương ứng.

0