05/06/2018, 18:27
Tuyển sinh không phép, sai quy định tràn lan
Tuyển sinh "phù phép" Câu chuyện được nhắc nhiều nhất thời gian qua chính là những vi phạm nghiêm trọng tại Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị. Theo kết quả điều tra của A83 Bộ Công an, sau khi kiểm tra 254 hồ sơ tuyển sinh từ năm 2009 – 2012 đã phát hiện 5 sinh viên có đầu ...
Tuyển sinh "phù phép"
Câu chuyện được nhắc nhiều nhất thời gian qua chính là những vi phạm nghiêm trọng tại Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị.
Theo kết quả điều tra của A83 Bộ Công an, sau khi kiểm tra 254 hồ sơ tuyển sinh từ năm 2009 – 2012 đã phát hiện 5 sinh viên có đầu vào là 12,5 điểm (dưới sàn); 3 thí sinh của các khối B, C, D không đúng khối xét tuyển (trường tuyển khối A); 5 hồ sơ không có phiếu báo điểm và 12 sinh viên không tìm được thông tin theo phiếu điểm dự thi; có tới 145 sinh viên trúng tuyển với giấy báo điểm giả không khớp với trường dự thi. Kỳ lạ hơn là có 1 sinh viên nộp giấy báo điểm của năm 2005, trong khi trường này thành lập năm 2007.
Trong văn bản giải trình về những sai phạm tuyển sinh đầu vào, bà Lê Thị Việt Hoa – đã thôi chức Trưởng phòng Đào tạo trường từ tháng 11.2012 viết: “Năm 2011, khi đã hết hạn tuyển nguyện vọng 2, trường mới tuyển được 50 thí sinh. Ông Lê Vĩnh Thọ - Hiệu phó trường (người của nhà đầu tư) nói là giờ trường cần sinh viên, nếu không có sinh viên thì sẽ bị đóng cửa. Ông Thọ giới thiệu một người tên là Bồng đến đưa giấy báo nhập học và nói là của các trường khối an ninh, quân sự nên không có điểm”.
Không chỉ trường dân lập, mới đây, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cũng bị thanh tra Bộ GDĐT phát giác về việc tuyển sinh không đúng quy định. Theo kết luận thanh tra số 639/KL-BGDĐT, trường này đã tuyển sinh sai ngành kế toán và quản trị doanh nghiệp với 2 loại điểm trúng tuyển và 2 loại học phí khác nhau trong cùng một lớp. Lý do được Hiệu trưởng Trần Trung đưa ra là: “Với điểm sàn 14, trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu, nên trường đã nhận thí sinh có điểm 13 với điều kiện phải đóng thêm 90.000 đồng học phí/ tháng (năm 2010) và 105.000 đồng/tháng (năm 2012)”.
Trong văn bản giải trình về những sai phạm tuyển sinh đầu vào, bà Lê Thị Việt Hoa – đã thôi chức Trưởng phòng Đào tạo trường từ tháng 11.2012 viết: “Năm 2011, khi đã hết hạn tuyển nguyện vọng 2, trường mới tuyển được 50 thí sinh. Ông Lê Vĩnh Thọ - Hiệu phó trường (người của nhà đầu tư) nói là giờ trường cần sinh viên, nếu không có sinh viên thì sẽ bị đóng cửa. Ông Thọ giới thiệu một người tên là Bồng đến đưa giấy báo nhập học và nói là của các trường khối an ninh, quân sự nên không có điểm”.
Không chỉ trường dân lập, mới đây, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên cũng bị thanh tra Bộ GDĐT phát giác về việc tuyển sinh không đúng quy định. Theo kết luận thanh tra số 639/KL-BGDĐT, trường này đã tuyển sinh sai ngành kế toán và quản trị doanh nghiệp với 2 loại điểm trúng tuyển và 2 loại học phí khác nhau trong cùng một lớp. Lý do được Hiệu trưởng Trần Trung đưa ra là: “Với điểm sàn 14, trường không thể tuyển đủ chỉ tiêu, nên trường đã nhận thí sinh có điểm 13 với điều kiện phải đóng thêm 90.000 đồng học phí/ tháng (năm 2010) và 105.000 đồng/tháng (năm 2012)”.
Thí sinh dự thi kì thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013 (AMH).
Tuyển sinh không phép tràn lan
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND TP Hà Nội cũng đã phát hiện nhiều sai phạm của nhiều trường ĐH trong liên kết đào tạo và đã kiến nghị dừng hoạt động 2 trường ĐH.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, được thành lập và đăng ký trụ sở chính tại tỉnh Bắc Ninh, hiện đang tuyển sinh và đào tạo tại số 54 Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội nhưng chưa được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT trong nhiều năm.
Văn phòng đại diện của Trường ĐH Trưng Vương (cơ sở chính tại tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội khi chưa được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT.
Lo ngại cho sinh viên
Kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 đã có rất nhiều trường ĐH dân lập đứng trước… bờ vực vì không tuyển được thí sinh. Mới đây, nhiều trường đã phải viết đơn cầu cứu Bộ GDĐT được thêm một đợt tuyển sinh mùa xuân giúp các trường “vét” nốt cho đủ để có thể duy trì việc dạy - học. Một số trường ĐH-CĐ đã có dấu hiệu “xé rào” tuyển sinh với lo ngại nếu làm đúng quy định sẽ không tuyển đủ lượng sinh viên cần thiết.
GS-TS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT đã rất ngạc nhiên đặt câu hỏi: Tại sao một sự việc gian dối, xảy ra ở một trường ĐH lớn như Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, ngay gần cơ quan Bộ GDĐT mà đến giờ này Bộ mới biết, mà lại biết sau khi được công an cung cấp thông tin? Liệu còn bao nhiêu trường cũng đang ở trong tình trạng như vậy? Bộ GDĐT phải làm rõ câu hỏi này.
Nhiều chuyên gia giáo dục khuyến cáo nếu cứ kéo dài tình trạng tuyển sinh “Bộ nói thừa, trường kêu thiếu” như hiện nay thì sẽ còn nhiều trường phải làm liều để sống. Hậu quả thì sinh viên phải gánh chịu khi việc tuyển “chui” bị phát giác. Ngoài việc phải giải quyết số sinh viên tuyển “chui” thì hoạt động này cũng gây nên nhiều hệ lụy và làm mất lòng tin về giáo dục ĐH-CĐ.
Theo báo cáo của đoàn kiểm tra, Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà, được thành lập và đăng ký trụ sở chính tại tỉnh Bắc Ninh, hiện đang tuyển sinh và đào tạo tại số 54 Vũ Trọng Phụng, Q. Thanh Xuân, Hà Nội nhưng chưa được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT trong nhiều năm.
Văn phòng đại diện của Trường ĐH Trưng Vương (cơ sở chính tại tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại Hà Nội khi chưa được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội và Bộ GD-ĐT.
Lo ngại cho sinh viên
Kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2013 đã có rất nhiều trường ĐH dân lập đứng trước… bờ vực vì không tuyển được thí sinh. Mới đây, nhiều trường đã phải viết đơn cầu cứu Bộ GDĐT được thêm một đợt tuyển sinh mùa xuân giúp các trường “vét” nốt cho đủ để có thể duy trì việc dạy - học. Một số trường ĐH-CĐ đã có dấu hiệu “xé rào” tuyển sinh với lo ngại nếu làm đúng quy định sẽ không tuyển đủ lượng sinh viên cần thiết.
GS-TS Phạm Minh Hạc – nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT đã rất ngạc nhiên đặt câu hỏi: Tại sao một sự việc gian dối, xảy ra ở một trường ĐH lớn như Trường ĐH tư thục Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị, ngay gần cơ quan Bộ GDĐT mà đến giờ này Bộ mới biết, mà lại biết sau khi được công an cung cấp thông tin? Liệu còn bao nhiêu trường cũng đang ở trong tình trạng như vậy? Bộ GDĐT phải làm rõ câu hỏi này.
Nhiều chuyên gia giáo dục khuyến cáo nếu cứ kéo dài tình trạng tuyển sinh “Bộ nói thừa, trường kêu thiếu” như hiện nay thì sẽ còn nhiều trường phải làm liều để sống. Hậu quả thì sinh viên phải gánh chịu khi việc tuyển “chui” bị phát giác. Ngoài việc phải giải quyết số sinh viên tuyển “chui” thì hoạt động này cũng gây nên nhiều hệ lụy và làm mất lòng tin về giáo dục ĐH-CĐ.
Tuyensinh247 Tổng hợp (Theo DV)
>> Nhiều trường công bố tăng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH 2014
>> Giữ thi tốt nghiệp THPT bỏ thi đại học theo nước Mỹ?
>> Chấm dứt hoạt động ĐH Quốc Tế Bắc Hà