31/03/2021, 14:14

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 5

Câu hỏi 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào? Gợi ý: Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị lúc này khá nguy ngập. Chị đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Bọn hào lí lại bắt chị phải ...

Câu hỏi 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Gợi ý:


Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị lúc này khá nguy ngập. Chị đã phải bán con, bán chó, bán cả gánh khoai để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Bọn hào lí lại bắt chị phải nộp cả suất sưu cho người em chồng đã mất do chưa kịp báo tử nhưng chị chưa có đê nộp. Anh Dậu lại “đang ốm đau rề rề”, trong hoàn cảnh ấy, nếu bọn tay sai đến thúc sưu, chắc chắn chúng không để cho anh được yên. Tính mạng người chồng khó mà giữ được. Tất cả đối với chị lúc này là làm sao bảo vệ được chồng.


Câu hỏi 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả? Gợi ý:


a) Tính cách nhân vật:


Cai lệ là tên chỉ huy tốp lính chuyên hầu hạ bọn quan lại ở chốn nha môn. Hôm trước chính hắn đã đến bắt anh Dậu trói giải ra đình, cho đến khi ngất xỉu. Hôm nay hắn lại tiếp tục đến bắt anh để đòi nợ suất sưu của người em trai anh Dậu đã chết từ năm ngoái.

- Thái độ hành động:


+ Tay cầm roi song, tay cầm thước
+ Gõ đầu rơi xuống đất
+ Thét bằng giọng khàn khàn
+ Trợn ngược hai mắt quát chị Dậu
+ Ra lệnh cho người nhà lí trưởng trói anh Dậu, sau đó tự hắn xông vào trói anh Dậu.
+ Đấm vào ngực chị Dậu
+ Tát vào mặt chị Dậu

- Xưng hô:


+ gọi anh Dậu là thằng xưng ông
+ gọi chị Dậu là mày - xưng ông, xưng cha

➨ Cai lệ là kẻ lòng lang dạ thú, vừa độc ác, vừa hống hách, cậy hơi quan lớn để ức hiếp những người dân lành yếu đuối. Hành động tàn bạo, lời nói hống hách, xấc xược, hung hăng, ngạo mạn.

b) Cách miêu tả của tác giả:


+ Cách miêu tả của tác giả rất chân thực, sinh động bằng những nét sắc sảo linh hoạt vì vậy mà chân dung của nhân vật trở nên chân thực, sinh động.
+ Qua đó, thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả đối với giai cấp thống trị và những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị.

Câu hỏi 3. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không ? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách cùa chị ?

Gợi ý:


Anh Dậu khiếp đảm trước sự hung hàn của bọn tay sai đã “lăn đùng ra không nói được câu gì”. Tính mạng của anh Dậu lúc này chỉ còn phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu. Lúc đầu, chị Dậu “van xin tha thiết” bởi vì chị biết rằng với luật “nhà nước” thì anh Dậu là kẻ cùng đinh đang có tội (!), hơn nữa, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân biết rõ thân phận thấp cổ bé họng của mình và bản tính quen chịu nhẫn nhục, khiến chị van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng tốt của “ông cai”. Nhưng đến khi tên cai lệ không thèm nghe chị lấy nửa lời, hắn còn đánh lại chị và xông đến trói anh Dậu. Trước tình thế ấy, chị Dậu “tức quá không thể chịu được”, đã “liều mạng cự lại”. Thoạt đầu, chị cự lại bằng lí lẽ (“Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !”). Cái lí của chị không viện đến pháp luật mà chỉ là cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người. Đến khi tên cai lộ không thèm trả lời, còn tát vào mặt chị và cứ sấn vào cạnh anh Dậu thì chị không thể chịu được nữa, vùng đứng lên với một niềm căm phẫn ngùn ngụt: “Chị nghiến hai hàm răng : - Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem !”. Lần này, chị không đấu lí nữa mà quyết ra tay đấu lực với chúng : “túm lấy ngực hắn, ấn dúi ra cửa”. Diễn biến tâm lí của chị Dậu còn được thể hiện qua cách xưng hỏ của chị. Lúc đầu, cách xưng hô là cháu - ông, khi cãi lí thì tôi - ông, đến khi “tức nước vỡ bờ” thì hù - mày. Diễn biến tâm lí dẫn tới hành động vùng lên của chị Dậu là hợp lí, phù hợp với tính cách của nhún vật. Đó là một chị Dậu hiền dịu, hết lòng yêu thương chồng con, giàu đức hi sinh vì chồng con. Chị biết sống khiêm nhường, nhẫn nhục chịu đựng, nhưng hoàn toàn không yếu đuối, sợ hãi. Trái lại, trong chị có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thán phản kháng tiềm tàng, khi bị đẩy tới đường cùng đà vùng dậy chống trả quyết liệt, thể hiện một thái độ bất khuất.


Câu hỏi 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ hờ đặt cho đoạn trích ? Theo em, đặt tên như vậy có thoả đáng không ? Vì sao ?

Gợi ý:


Người biên soạn SGK đã mượn câu tục ngữ “Tức nước vỡ bờ” - một chân lí đời sống theo quan niệm dân gian để đặt nhan đề cho đoạn trích. Đây là một nhan đề thỏa đáng, phù hợp với nội dung văn bản. Đoạn trích đã làm toát lên lôgíc hiện thực: có áp bức, có đấu tranh; làm toát lên chân lí: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng mình.


Câu hỏi 5. Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
Gợi ý:


- Tinh huống trong đoạn trích hấp dẫn, tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách. - Đoạn trích khắc họa nhún vật rõ nét, nhất là hai nhàn vật chị Dậu và tên cai lệ. Chị Dậu được miêu tả vừa nhất quán vừa đa dạng. Hình ảnh nhân vật này hiện lên tự nhiên, chân thực, đúng với lôgic tính cách của chị. Tên cai lệ được miêu tả sinh động từ giọng “khàn khàn vì hút nhiều xái cũ”, sự hống hách, lời nói xỏ xiên, hành động hung hãn đến thân hình “lẻo khoẻo”, tư thế “ngã chỏng quèo” miệng vẫn còn “nham nhảm thét trói”... đã làm nổi bật hình ảnh một tên tay sai tàn ác, đểu giả, đê tiện, rất đáng nực cười. - Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sông động. Đoạn miêu tả canh chị Dậu “liều mạng cự lại” hai tên tay sai, các hoạt động dồn dập mà vẫn rõ nét, không rối, mỗi chi tiết đểu rất “đắt”. - Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả của tác giả và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật rất đặc sắc. Đó là lời ăn tiếng nói sinh động, bình dị từ cuộc sống hàng ngày mà nhà văn đã khai thác, chắt lọc để dưa vào tác phẩm của mình.


Câu hỏi 6*. Nhà văn Nguyễn Tuồn cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào vẻ nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Gợi ý:


Ở thời điểm viết cuốn tiểu thuyết Tắt đèn, Ngô Tất Tố chưa nhận thức được chân lí cách mạng: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác. Nhưng bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, nhà văn đã cảm nhận được xu thế “tức nước vỡ bờ” và sức mạnh to lớn của sự “vỡ bờ” đó. Vì vậy, có thể nói, đoạn trích như là một sự dự báo về một cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy sau này.

"Tức nước vỡ bờ" - Bài 5
0