Tục hoá vàng và lễ khai hạ
"Vàng mã" thường là: giấy vàng, giấy bạc (là một thứ tiền giả vàng và bạc lá làm bằng giấy) vàng thoi (những thoi vàng giả làm bằng giấy), bạc thoi... Người ta tin rằng nếu đốt các đồ vàng mã này đi thì người chết ở thế giới bên kia mới nhận được những lễ vật của mình dâng cúng. Có người còn cẩn ...
"Vàng mã" thường là: giấy vàng, giấy bạc (là một thứ tiền giả vàng và bạc lá làm bằng giấy) vàng thoi (những thoi vàng giả làm bằng giấy), bạc thoi... Người ta tin rằng nếu đốt các đồ vàng mã này đi thì người chết ở thế giới bên kia mới nhận được những lễ vật của mình dâng cúng. Có người còn cẩn thận đổ một chén rượu cúng vào đống tro vàng mã để những đồ cúng không bị thất lạc khi chuyển cho người nhận! Cẩn thận hơn, người ta còn hơ các cây mía tươi trên ngọn lửa hóa vàng để các cụ (tức Tổ tiên) có gậy chống về... âm phủ!
Ngày hoá vàng không nhất định. Thường thì người ta hoá vàng vào ngày mồng 3 Tết, có nhà để đến mồng 7 hay mồng 10. Sau ngày lễ người đã khuất về bên kia thế giới, mọi sinh hoạt trong nhà dần dần trở lại bình thường. Lễ hạ nêu thì được cử hành vào ngày khai hạ mồng 7 tháng Giêng âm lịch. Sau ngày này thì xem như hết Tết.