Tuần 21 – Tựa "Trích diễm thi tập"
Tuần 21 – Tựa “Trích diễm thi tập” Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trú quán ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1478. Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu ...
Tuần 21 – Tựa “Trích diễm thi tập”
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trú quán ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm 1478. Hoàng Đức Lương là một trí thức giàu lòng yêu nước. Đặc biệt, ông ý thức về nền vãn hiến dân tộc như là một bộ phận cấu thành của ý thức độc lập dân tộc. Việc sưu tầm, biên soạn Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay) là một trong những minh chứng cụ thể và tiêu biểu nhất cho ý thức dân tộc ấy.
2. Trích diễm thi tập là một trong những công trình sưu tầm tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam. Tuyển tập này bao gồm thơ của các nhà thơ từ thời Trần đến thế kỉ XV thời Lê (cuối tập là thơ của chính tác giả). Việc biên soạn Trích diễm thi tập nằm trong trào lưu phục hưng dân tộc, phục hưng văn hoá của các nhà văn hoá nước ta ở thế kỉ XV.
3. Lời tựa cho tập thơ, này được Hoàng Đức Lương viết vào nãm 1497. Bài tựa thể hiện niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân, từ đó nhắc nhở các thế hệ sau hãy trân trọng và yêu quý di sản văn hoá của dân tộc mình.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HlỂU VĂN BẢN
1. Theo Hoàng Đức Lương, có bốn nguyên nhân khiến sáng tác thơ vãn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ cho đời sau:
Văn thơ lại là sắc đẹp ngoài cả sắc đẹp, vị ngon ngoài cả vị ngon, không phải ai cũng đem mắt tầm thường mà xem, miệng tầm thường mà nếm được. Đó là lí do thứ nhất.
Thứ nữa, ở nước ta, những bậc danh nho vì bận việc nên không có thì giờ để biên tập, người nhàn tản lại không để ý đến làm cho thơ văn không lưu truyền hết ở trên đời.
Thỉnh thoảng, cũng có người thích thơ văn nhưng ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi nên đều đang làm rồi bỏ dở. Đó là lí do thứ ba.
Thơ văn không được lưu truyền còn bởi muốn đem đi khắc ván lưu hành phải chờ có chiếu lệnh vua ban.
2. Xót xa trước cảnh một nước có nền vãn hiến lâu đời nhưng lại “không có quyển sách nào có thể làm căn bản” để cho con cháu đời sau học tập và sâu xa hơn là nỗi lo về sự mai một của một nền văn hoá, Hoàng Đức Lương đã kì khu làm công việc sưu tầm thơ văn của tiền nhân. Nhưng công việc đó quả thực rất khó khăn bởi nước ta đã từng phải “trải qua mấy lần binh lửa”. Sử sách chép rằng: Đời Trần, nãm 1371, quân Chiêm Thành có lần đánh phá Thăng Long đã đốt phá, cướp bóc đi nhiều giấy tờ sách vở. Năm 1407, khi sang xâm lược nước ta, quân Minh cũng đã nhận được chỉ đạo của vua Minh Thành Tổ: “Một khi binh lính vào nước Nam, trừ các sách kinh và bản in của đạo Phật, đạo Lão thì không thiêu huỷ, ngoài ra hết thảy mọi sách vở, văn tự cho đến cả những loại sách ghi chép ca lí dân gian hay sách dạy trẻ như loại sách có câu “Thượng đại nhân, khưu ất dĩ”, một mảnh một chữ phải đốt hết. Khắp trong nước phàm những bia đá Trung Quốc dựng từ xưa đến nay thì đều giữ gìn cẩn thận, còn các bia do An Nam dựng thì phấ huỷ tất cả, một chữ chớ để còn”
Sưu tầm thơ văn của người xưa trong hoàn cảnh ấy, Hoàng Đức Lương đã phải chắp nhặt từng mảnh giấy tàn của người xưa, tìm quanh khắp nơi, hỏi thãm mọi chốn. Kì khu như vậy nhưng “số thơ thu lượm được cũng chỉ là một hai phần trong số muôn nghìn bài”. Nhận thức rõ vai trò công việc, trách nhiệm của mình trong việc truyền lưu vãn hoá cho người đời sau, tác giả cũng đã có ý thức thu lượm cả thơ văn của đương thời để sắp vào cuốn sách với mong muốn khiêm tốn: “cốt để làm sách dạy trong gia đình”. Tuy thế, phải khẳng định rằng, công việc sưu tầm của tác giả có ý nghĩa vô cùng to lớn không chỉ với thời đại ấy mà còn có ý nghĩa với hôm nay và mãi mai sau.
3. Việc biên soạn tuyển tập thơ này không đơn giản bởi những nguyên do như trên đã nói. Thế nhưng thôi thúc bởi niềm tự hào về văn hiến dân tộc, về ý thức trách nhiệm trước di sản đã bị thất lạc của cha ông, về tinh thần độc lập tự chủ và ý thức tự cường trong văn học, Hoàng Đức Lương đã vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành tập sách. Công việc của Hoàng Đức Lương thể hiện ý thức trách nhiệm công dân rất cao trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá của dàn tộc.
4. Trước Trích diễm thi tập, khi viết Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi cũng đã từng nói đến nền vãn hiến nước ta bằng niềm tự hào sâu sắc:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vôh xưng nền văn hiến đã lâu.
Dù Đại cáo bình Ngô ra đời trước song cả hai vãn bản đều xuất hiện ở thế kỉ XV, khi mà tư tưởng độc lập dân tộc của nhân dân ta sau đại thắng quân Minh đang ở cao trào. Vì thế cả hai văn bản đều phản ánh ý thức độc lập, tự cường dân tộc, phản ánh niềm tự hào về truyền thống văn hiến khi đất nước đang trên đà khẳng định và vươn lên. Tất nhiên xét về mặt ý nghĩa lịch sử, bài tựa của Hoàng Đức Lương không có được tầm vóc to lớn như Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc.
Gợi ý: Xem Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
Mai Thu