01/06/2017, 11:42

Tuần 13: Luyện từ và câu (Bảo vệ môi trường)

TUẦN 13: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Qua đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 126), em hiểu Khu bảo tồn da dạng sinh học là gì? Gợi ý: Đọc đoạn văn đã cho để nắm được nội dung cơ bản. Từ đó em có thế hiếu được Khu bảo tồn đa dạng sinh học là như thế nào. - Khu bảo tồn: là nơi ...

TUẦN 13: LUYỆN TỪ VÀ CÂU TIẾT 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Câu 1: Qua đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 126), em hiểu Khu bảo tồn da dạng sinh học là gì? Gợi ý: Đọc đoạn văn đã cho để nắm được nội dung cơ bản. Từ đó em có thế hiếu được Khu bảo tồn đa dạng sinh học là như thế nào. - Khu bảo tồn: là nơi lưu giữ. - Đa dạng sinh học: là nhiều loài động thực vật. - Khu bảo tồn đa dạng sinh học: là nơi lưu giữ nhiều loài động thực vật. Câu 2: Xếp các hành động ...

TUẦN 13: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

 

TIẾT 1: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Qua đoạn văn đã cho (SGK TV5 tập 1 trang 126), em hiểu Khu bảo tồn da dạng sinh học là gì?

Gợi ý: Đọc đoạn văn đã cho để nắm được nội dung cơ bản. Từ đó em có thế hiếu được Khu bảo tồn đa dạng sinh học là như thế nào.

- Khu bảo tồn: là nơi lưu giữ.

- Đa dạng sinh học: là nhiều loài động thực vật.

- Khu bảo tồn đa dạng sinh học: là nơi lưu giữ nhiều loài động thực vật.

 

Câu 2: Xếp các hành động nêu trong ngoặc đơn và nhóm thích hợp:

a) Hành động bảo vệ môi trường.

b) Hành động phá hoại môi trường.

(Phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã).

Gợi ý: Xếp các hành động đã cho vào các nhóm thích hợp, như sau:

a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

b) Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã. 

 

Câu 3: Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài, em hãy viết một đoạn văn khoảng năm câu về đề tài đó.

Gợi ý: Viết đoạn văn về đề tài: Hành động bảo vệ môi trường.

Từ khi trường em phát động phong trào “Xanh trường đẹp lớp” đến nay thì quang cảnh khu vực trường đã thay đổi khá nhiều. Hàng rào xung quanh trường đã có thêm một hàng cây bao quanh. Những cây xà cừ, bạch đàn, phi lao do các khối lớp được phân công trồng, chăm sóc, bảo vệ nay đã lên xanh vượt quá đầu người. Sân trường luôn được các lớp thay phiên nhau quét dọn hàng ngày nên sạch như sân phơi, không hề thấy một cọng rác hay tờ giấy lộn. Trước cửa các phòng học đều đế một thùng đựng rác. Vì vậy mà sân trường, lớp học đều sạch sẽ thoáng mát. 

 

TIẾT 2: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Tìm các cặp quan hệ từ trong những câu sau:

a) Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng.

b) Lượng cua con trong vùng rừng ngập mặn phát triển, cung cấp đủ giống không những cho hàng nghìn đầm cua ở địa phương mà còn cho hàng trăm đầm cua ở các vùng lân cận.

Gợi ý: Những cặp quan hệ từ trong các câu đã cho là:

- Câu (a): Nhờ ..... mà

- Câu (b): .......... Không những ......... mà ...............

 

Câu 2: Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn (a) hoặc đoạn (b) dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ Vì ......... nên hoặc Chẳng những ....... mà còn.

a) Mấy năm qua, chúng ta đã làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê diều. Vì thê ở ven biển các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Ninh... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn.

b) Ở ven biển các tỉnh như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Quảng Ninh... đều có phong trào trồng rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn còn được trồng ở các đảo mới bồi ngoài biển như cồn Vành, cồn Đen (Thái Èình), cồn Ngạn, cồn Lu, Cồn Mờ (Nam Định)...

Gợi ý:  Chuyển mỗi cặp câu ở trong hai đoạn văn a, b, mỗi đoạn thành một câu có sử dụng các cặp quan hệ từ Vì ........ nên hoặc Chẳng những ........... mà còn, như sau:

a)  mấy năm qua, chúng ta ........ nên ở ven biển các tỉnh

b) Chẳng những ở ven biển các tỉnh ...........  rừng ngập mặn còn được trồng............

 

Câu 3: Hai đoạn văn đã cho có gì khác nhau? Đoạn nào hay hơn? Vì sao? (SGK TV5 tập 1 trang 131-132)

Gợi ý: Hai đoạn văn đã cho, ta thấy:

- Giống nhau về nội dung.

- Khác nhau ở hình thức diễn đạt (đoạn b có sử dụng nhiều quan hệ từ).

Theo em, đoạn (a) hay hơn đoạn (b). Vì ở đoạn (b) việc sử dụng thêm quan hệ từ không phù hợp lắm, hành văn đọc lên ta cảm thấy nặng nề, lủng củng, không phản ánh đúng tâm trạng của nhân vật mà lời văn cần phải diễn đạt. Đoạn (a) nhẹ nhàng trôi chảy phản ánh đúng tâm trạng, hành động nhân vật.

0