Tư tưởng-Tôn giáo Nhật Bản từ nguyên thuỷ đến trước thế kỉ XII
TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO NHẬT BẢN TỪ NGUYÊN THỦY ĐẾN TRƯỚC THẾ KỈ XII [1] Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Trung Hoa ngay từ những giai đoạn đầu thời kì cổ đại. Mặc dù vậy cũng như nhiều nước Đông Nam Á, đặc ...
TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO NHẬT BẢN TỪ NGUYÊN THỦY ĐẾN TRƯỚC THẾ KỈ XII[1]
Nguyễn Huỳnh Đăng Khoa
Nhật Bản là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh Trung Hoa ngay từ những giai đoạn đầu thời kì cổ đại. Mặc dù vậy cũng như nhiều nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Nhật Bản vẫn tồn tại những nền tảng văn hóa nhất định trên cơ sở tiếp biến văn hóa ngoại lai, trong đó có vấn đề tôn giáo, bởi nó cũng là một phần của văn hóa.
Hầu hết các công trình xuất bản viết về Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vấn đề thuộc thời kỳ cận – hiện đại, rất ít đề cập đến lịch sử từ nguyên thủy đến cổ đại. Bởi lẽ một phần vì sự hạn chế của nguồn sử liệu và khó khăn trong cách tiếp cận. Đối với tư tưởng – tôn giáo lại là một lĩnh vực nghiên cứu tương đối khó khăn, đòi hỏi tính liên ngành và nghiên cứu tổng thể toàn bộ lịch sử khu vực. Nhưng có thể thấy, trong suốt lịch sử phát triển của từng quốc gia nói chung và Nhật Bản nói riêng, tôn giáo có tác động to lớn, trực tiếp và gián tiếp nhất định, đặc biệt là thời kì cổ đại.
Hiện nay việc phân kì lịch sử Nhật Bản vô cùng đa dạng, vì cũng như đặc điểm các quốc gia phương Đông, không thể hiện ra đặc trưng của hình thái kinh tế xã hội, mà đó lại là một yếu tố để giới sử học phân kì lịch sử một quốc gia. Việc phân kì kết hợp giữa hình thái kinh tế xã hội với đặc thù Nhật Bản là cách mà giới nghiên cứu thường áp dụng. Đối với lịch sử tôn giáo và tư tưởng Nhật Bản ở đây sẽ chủ yếu dựa vào nguyên tắc trên để phân kì, bởi nó cũng thuộc về thượng tầng kiến trúc và có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố còn lại, đặc biệt là chính trị trong thượng tầng ấy. Tóm lại, tôn giáo và tư tưởng Nhật Bản từ nguyên thủy đến trước thế kỉ XII được chia làm hai thời kì chủ yếu: Thời kì từ khi con người xuất hiện đến thể kỉ III, với đặc trưng là quá trình hình thành và phát triển totem giáo, saman giáo với các lễ nghi nông nghiệp, hết sức đa dạng và không thống nhất giữa các bộ lạc trên quần đảo Nhật Bản. Thời kì giao lưu và tiếp biến văn hóa ngoại lai, cũng ứng với thời kì mà các tín ngưỡng bản địa được bổ sung và hoàn thiện, trong đó Shinto dần dần trở thành một tôn giáo dân tộc, đồng thời tôn giáo gắn liền với đời sống và chính trị. Đương nhiên trong mỗi thời kì chúng ta còn phải chia cụ thể các giai đoạn để thấy được sự chuyển biến của tín ngưỡng và tôn giáo của quốc gia này.
Là một quốc gia ảnh hưởng văn hóa trung Hoa như Triều Tiên, Việt Nam. Tôn giáo và tín ngưỡng ở Nhật Bản luôn luôn mang những nét tương đồng nhất định, nhưng cũng có đặc điểm riêng biệt của nó. Tìm hiểu lịch sử Nhật Bản bỏ qua hoặc sơ lược về tôn giáo và tư tưởng chắc hẳn là một thiếu sót rất lớn. Bởi lẽ, nếu nhìn nhận một cách tổng quát lịch sử nhân loại, lịch sử phương Đông, hay cụ thể là lịch sử Nhật Bản và Việt Nam chúng ta không thể chối rằng, tôn giáo và tư tưởng luôn luôn đóng vai trò mang tính chủ đạo trong suốt quá trình phát triển của một khu vực, một dân tộc, mà đặc biệt trong thế giới trước cận đại, những thế lực tôn giáo là thế lực chi phối hầu như tất cả, đều này chính là trường hợp của phương Tây vào đêm trường trung cổ. Với Nhật Bản, nếu xem xét về nguyên nhân biến đất nước này trở thành một tên phát xít, có lẽ đã có nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng có một phần do tác động của tư tưởng và tôn giáo trước đó, mà điển hình là chủ nghĩa dân tộc thái quá đã được hình thành vào cuối trung đại. Vấn đề đó chỉ là một dẫn dụ để khẳng định, tôn giáo một mặt ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của một quốc gia, trong đó có Nhật Bản. Không chỉ thế mặt khác tôn giáo – tư tưởng cũng chịu ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên và quá trình lịch sử, tóm lại một mối quan hệ hai chiều đã diễn ra giữa các đối tượng kể trên. Do đó, nghiên cứu về tôn giáo – tín ngưỡng Nhật Bản không chỉ lắp đầy và bổ sung cho lịch sử quốc gia này nói chung và còn làm cơ sở để giải thích nhiều vấn đề của quốc gia này, bên cạnh chủ nghĩa dân tộc như đề cập ở trên, còn có nguồn gốc Thiên Hoàng, nguồn gốc của nhà nước đầu tiên Nhật Bản,….
Một lý do mang tính luận điểm cho đề tài này chính là chứng minh cho những thiếu sót về quan điểm của một số nhà nghiên cứu khi cho rằng: Thứ nhất tôn giáo và tín ngưỡng Nhật Bản là thứ đã hình thành và bất biến theo thời gian như Massao. Thứ hai, tôn giáo và tín ngưỡng Nhật Bản chỉ được hình thành qua quá trình tiếp biến của Fumihiko trong tác phầm “lịch sử tôn giáo Nhật Bản”. Ở đây chúng ta cần khẳng định rằng, tất cả các quốc gia ảnh hưởng văn minh Trung Hòa nói riêng đều đã hình thành cho mình những nền tảng văn hóa nhất định trong thời kì nguyên thủy, bởi tiếp biến văn hóa chỉ diễn ra mạnh ở những giai đoạn từ khi nhà nước cổ đại hình thành, tức vào thời kim khí ở Trung Quốc. Cho nên phải công nhận một thực tế rằng: tôn giáo và tư tưởng Nhật Bản đã hình thành từ nguyên thủy với đặc điểm chủ yếu là một thời kì đa thần giáo, không thống nhất, với nghi lễ nông nghiệp, chỉ từ thế kỉ VI khi văn minh Trung Hoa tràn vào, các tín ngưỡng bản địa được bổ sung về lý luận để trở thành tôn giáo dân tộc, và các tôn giáo – tín ngưỡng ngoại lai cùng bị biến đổi, mà chủ yếu là chịu ảnh hưởng từ các nghi lễ bản địa ở Nhật Bản.
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO NHẬT BẢN NGUYÊN THỦY
Mục tiêu của chương này là làm rõ những cơ sở hình thành, trong đó gồm các yếu tố nội sinh, ngoại lai, đặc biệt là phân tích những vấn đề liên quan đến tôn giáo – tư tưởng để làm cơ sở lý luận nghiên cứu.
- Một số khái niệm và cơ sở lý luận.
- Khái niệm tôn giáo.
Việc nghiên cứu tôn giáo và tư tưởng đối với sử học là vấn đề tương đối phức tạp, không chỉ đòi hỏi tính liên ngành, mà ở đó các vấn đề cần phải được mổ xẻ trên cơ sở các lý thuyết và lý luận khác nhau. Trong quá trình làm rõ các vấn đề lịch sử tôn giáo và tư tưởng Nhật Bản do đặc thù của quốc gia, cho nên việc vận dụng các lý thuyết cũng như là các cơ sở khác cũng hết sức cẩn trọng. Trong đó, làm rõ khái niệm, đặc trưng, và cơ sở để xác định một tôn giáo; phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng, tư tưởng (trường hợp Nho giáo); tiếp biến văn hóa. Từ việc phân tích những vấn đề bên trên, nhầm mục đích cụ thể là áp dụng làm rõ lịch sử tôn giáo – tín ngưỡng Nhật Bản.
Tôn giáo là một trong những khái niệm được nhiều ngành khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội đề cập đến, mỗi khoa học đưa ra một khía cạnh nhìn nhận tôn giáo trên những cơ sở nhất định, mà cụ thể có thể kể đến một số các quan điểm sau:
Có lẽ những nhà triết học là người đưa ra những giải thích đầu tiên cho tôn giáo, họ xem nó xuất phát như là một ý niệm của tinh thần. Từ Platon cho đến Heghen đều chung nhất cho rằng: “Tôn giáo là sức mạnh kì bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người”[12;17].
Đối với nhân học, Emile Durkheim cho rằng “tôn giáo là niềm tin vào các thực thể tinh thần/linh hồn (spiritual beings), hoặc thực thể tâm linh”[8;198].
- Weber “xem tôn giáo như là cách nhìn của con người về thế giới, hơn nữa còn là thái độ ứng xử của các cá nhân và các nhóm xã hội, đặc biệt là thái độ đối với kinh tế. Tôn giáo là một hoạt động đặc biệt trong cộng đồng gắn với các thế lực siêu nhiên”[12;19].
Và còn rất nhiều khái niệm khác đề cập đến vấn đề giải thích tôn giáo là gì? Tuy nhiên hầu hết chúng đều bị hạn chế bởi lịch sử và tính giai cấp, hoặc hầu như không có cái nhìn chân thực và khách quan nhất.
Đối với những nhà sử học Marxism, luôn luôn chấp nhận khái niệm của Engghen: “tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh một cách hư ảo về thế giới bên ngoài nhằm đền bù cho những bất lực của cong người trong cuộc sống hằng ngày”[12;23]. Rõ ràng khái niệm trên hoàn toàn phản ánh đầy đủ nguồn gốc và bản chất tôn giáo, khi cho rằng nó là sản phẩm của ý thức xã hội và hệ quả của trình độ lực lượng sản xuất mỗi thời kì, do đó khi lịch sử hay hình thái hoặc xã hội có những biến đổi sẽ dẫn đến biến đổi về tôn giáo, hay theo chiều hướng ngược lại tôn giáo có sự chi phối và tác động nhất định đến với con người.
Tuy nhiên khi nhìn nhận một cách thỏa đáng liệu khái niệm tôn giáo xuất hiện từ bao giờ, ở đây chúng ta không đi vào làm rõ thế nào là tôn giáo, mà chỉ là làm rõ liệu thuật ngữ “tôn giáo” bắt nguồn từ đâu và liệu giữa phương Đông và phương Tây có sự khác biệt nào hay không, trong khi hầu hết những phương pháp và cơ sở lý thuyết về tôn giáo đều được tiếp nhận từ các học giả phương Tây. Hiện nay thuật ngữ tôn giáo được sử dụng chủ yếu bắt nguồn từ từ “religion” trong ngôn ngữ Kito giáo châu Âu trung đại, ban đầu vào thế kỉ IV tại La Mã, từ religion trong Kinh Thánh được hiểu là religare tức sự ràng buộc các tín đồ với chúa, nhưng kể từ sau thế kỉ XI, lại được hiểu là nhà thờ hay giáo hội, nó mang tính tổ chức và dùng để phân biệt với tôn giáo khác, đặc biệt là từ khi có cuộc phân ly tôn giáo năm 1054. Nhưng khi nhìn nhận vào sự phát triển của các quốc gia phương Đông, chính phương thức sản xuất châu Á, với sự xác lập duy nhất quyền sở hữu về một người tối cao, cũng là người đứng đầu nhà nước và tôn giáo, cho nên vì vậy không thể áp dụng cách máy móc cách hiểu về tôn giáo như là thực thể tách rời khỏi nhà nước và quyền lực chính trị.
- Nguồn gốc và cách xác định tôn giáo.
Vấn đề thứ hai là tôn giáo xuất phát từ đâu. Chính khái niệm của Engghen cho ta những cơ sở về nguồn gốc tôn giáo. Có 3 cơ sở hình thành, chính là nguồn gốc xã hội, nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tâm lý.
Trong đó người ta chú trọng vào nguồn gốc xã hội. Tôn giáo thật sự ra đời khoảng 10000 năm trước, tức ngay từ thời kì nguyên thủy. Chính nền kinh tế tự nhiên săn bắt và hái lượm, khiến con người không thể tách rời khỏi thiên nhiên, cùng với trình độ yếu kém về nhận thức, đã làm nảy sinh ra tư tưởng thần thánh hóa những hiện tượng mà con người bất lực hay không thể giải thích được, đó là cơ sở đầu tiên của tôn giáo nguyên thủy, thường dưới các hình thức đa thần giáo. Có thể thấy, trong nguồn gốc xã hội tôn giáo, yếu tố địa lý kinh tế là hết sức quan trọng và có vai trò quyết định, chính điều kiện tự nhiên đã quy định cách thức sinh sống là kinh tế của một dân tộc, hay sơ khai nhất là các cộng đồng dân cư, và chính nền kinh tế đã tạo nên đặc thù tôn giáo. Nền kinh tế nông nghiệp đã quy định các vị thần luôn luôn gắn với các hiện tượng tự nhiên, như hầu hết các quốc gia phương Đông đều thờ thần sông, núi, mặt trời và mặt trăng. Và chính các hiện tượng thiên nhiên được chính tư duy trừu tượng con người nhân cách hóa để trở thành các vị thần thánh, vì vậy chỉ đến khi người hiện đại xuất hiện thì mới đủ cơ sở sinh học (phát triển vùng tư duy ở não) mới nảy sinh ra những suy tư về thứ mà họ không thể nào giải thích. Như vậy điểm đầu tiên cần khẳng định, tôn giáo chỉ xuất hiện cùng với sự xuất hiện của người tinh khôn, và bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và kinh tế thời kì nguyên thủy.
Đến giai đoạn lịch sử bất đầu xuất hiện và phân hóa giai cấp và xuất hiện nhà nước, thông thường là thuộc vào cổ đại, thì nảy sinh ra một nguyên nhân mới làm xuất hiện tôn giáo. Đó là sự bất lực của con người trước các thế lực xã hội. Đây là trường hợp thấy rõ nhất đối với Kito giáo, ra đời nhằm chống lại sự đàn áp của chính quyền La Mã. Nhưng ở phương Đông hầu như sự áp bức của giai cấp thống trị không đủ để tạo nên một tôn giáo mới mà nó chỉ làm biếng đổi tôn giáo thời kì nguyên thủy, mang tính đấu tranh xã hội nhiều hơn.
Nguyên nhân thứ hai, nguồn gốc nhận thức. Người hiện đại xuất hiện khoảng 100000 năm trước đây, chính sự phát triển vùng nhận thức ở não, mà phần lớn là hệ quả sự phát triển công sụ sản xuất đem lại đã khiến họ có đủ cơ sở để họ thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên khi ngoài khả năng giải thích của bản thân. Và chính việc hầu như cho đến nay con người vẫn không thể nhận thức toàn bộ thế giới khách quan nên vẫn tồn tại nhưng mơ hồ nhất định đó. Và cho dù hiện nay khoa học phát triển nhưng chính ý nghĩ chủ quan trong tâm thức con người khiến tôn giáo vẫn tồn tại.
Nguyên nhân thứ ba, nguyên nhân tâm lí, đây có thể là một cơ sở bổ sung cho giải thích bên trên. Mặc dù thời kì hiện đại, sự phát triển của khoa học là tương đối đầy đủ nhưng con người “không những chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với vô số những cái vô hình, trừu tượng, không thể lí giải bằng lí trí mà chỉ có thể cảm nhận từ tâm thức và linh cảm”[12;32].
Tóm lại, tôn giáo ra đời bởi nguyên nhân khách quan chính là ở điều kiện địa lý, tự nhiên và kinh tế, bên cạnh đó bị chi phối bởi nguyên nhân chủ quan chính là yếu tố tâm lí và nhận thức của con người. Nhưng tôn giáo chính là một hình thái ý thức xã hội luôn luôn không đứng yên mà biến đổi phù hợp với sự biến đổi hình thái kinh tế xã hội và đặc thù lịch sử từng quốc gia, khu vực.
Vấn đề cuối cùng cần làm rõ trong đề tài này là dựa vào những cơ sở nào để đánh giá đó là một tôn giáo. Đây là điều hết sức quan trọng và có ý nghĩa kiên quyết trong phân kì lịch sử tôn giáo nói chung và chỉ ra được xu thế phát triển và đặc điểm tôn giáo từng thời kì một, và để phân biệt tín ngưỡng và tôn giáo, trong đó có trường hợp Shinto trước và sau thế kỉ VI. Thông thường một tín ngưỡng được xem là tôn giáo nếu: có ý thức tôn giáo, nghi lễ tôn giáo và tổ chức tôn giáo. Cụ thể:
Trong ý thức tôn giáo bao gồm yếu tố tâm lí và hệ tư tưởng (giáo lý). Nhưng quan trọng nhất chính là tư tưởng được khái quát bằng các giáo lý nhằm chứng minh cho sự tồn tại của thần tối cao cho tôn giáo, các quy phạm đạo đức và nghi lễ để những tín đồ tin và thực hiện theo. Tư tưởng là cái quyết định xem tôn giáo này được những ai tiếp nhận, và những người đó sẽ trở thành tín đồ tôn giáo. Cho nên ngay từ đầu, các tư tưởng phải xuất phát từ chính tư tưởng cộng đồng và dân tộc, mới có thể tạo ra những nét tương đồng, lôi kéo tín đồ tôn giáo.
Thông thường đối với các tôn giáo độc thần, thì tư tưởng thường xuất phát từ một cá nhân nhất định, thông qua cá nhân đó, những giáo lý và nghi lễ được truyền bá rộng rãi xuống các tín đồ. Nhưng nhiều tôn giáo phương Đông trong thời kì đa thần giáo thì hệ tư tưởng là một tập hợp đa dạng nhiều quan điểm khác nhau về niềm tin, chưa có hệ thống giáo lý và nghi lễ thống nhất, cho nên tôn giáo thường vẫn được hiểu là tôn giáo độc thần, và các tín ngưỡng đa thần nếu muốn được xem là tôn giáo trừ khi phải qua một quá trình biến đổi, mà thông thường là qua sự tiếp biến văn hóa (tiếp xúc với tư tưởng của một tôn giáo độc thần) hay bị yếu tố chính trị lợi dụng, đây là trường hợp rõ ràng đối với Thần đạo Nhật Bản vào trung đại (thế kỉ XII).
Yếu tố thứ hai, hệ thống nghi lễ. Đây được xem là một hình thức để niềm tin và tư tưởng tôn giáo truyền đạt xuống cho các tín đồ. Trong đó bao gồm, nghi lễ thờ cúng biểu tượng tôn giáo, nghi lễ sinh hoạt. “Hệ thống nghi lễ có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự thống nhất của các tín đồ”[12;25].
Yếu tố thức ba, tổ chức tôn giáo. Thường bao gồm tổ chức thờ tự, tổ chức con người, dùng để điều hành và duy trì hoạt động tôn giáo theo cách thức thống nhất.
Tóm lại, ba yếu tố trên là cơ sở để định hình thế nào là một tôn giáo như một thực thể để phân biệt với tôn giáo khác. Bên cạnh đó, mỗi tôn giáo, trong mối quan hệ với các tôn giáo khác đều có một tên gọi để phân biệt.
- Tôn giáo và các mối quan hệ trong đời sống xã hội.
Một vấn đề của tôn giáo thưởng được xem là trọng yếu của lịch sử hầu hết các quốc gia, đó là tác động của nó đến tình hình văn hóa, chính trị và xã hội, kể cả kinh tế.
Thứ nhất phải thừa nhận rằng tôn giáo cũng thuộc một bộ phận của văn hóa và văn minh, do đó nó có một vị thế quan trọng trong một nên văn hóa. Chính tập tục của lối sống dân tộc hình thành nên nền tảng văn hóa của dân tộc đó. Và văn hóa dân tộc cũng quy định nên bản sắc tín ngưỡng và tôn giáo. Và mặt khác tôn giáo có vai trò bổ sung và làm phong phú đa dạng cho nên văn hóa, đó là mối quan hệ hai chiều, nếu xem xét kĩ trường hợp của Nhật Bản thì điều này hoàn toàn có lí của nó.
Thứ hai, tôn giáo trong giai đoạn nguyên thủy hầu như không có mối quan hệ nào với nhà nước, bởi chính thời kì này nhà nước vẫn chưa ra đời. Nhưng khi có một tổ chức chính trị thì tôn giáo luôn luôn trở thành một công cụ bảo vệ cho quyền lực của họ. Nhiều gia đình hoàng tộc trong các nhà nước dùng các truyền thuyết để giải thích về nguồn gốc và quyền lực của chính mình, và đôi khi dùng tôn giáo để vì những mục đích chính trị khác, quan trọng nhất là thống nhất quốc gia, chứng minh cho điều này chính là sự ra đời của nhiều tôn giáo độc thàn như Islam ở vùng Ả Rập, Kito giáo thời kì La mã, và sự chuyển biến từ đa thần sang độc thần như của Thần đạo Nhật Bản, có thể thấy đó là mối quan hệ phổ biến, hầu hết ở phương Đông vương quyền gắn chặt với thần quyền.
Thứ ba, tôn giáo với hệ tư tưởng bị chính trị hóa cũng tạo nên nguyên tắc phân chia xã hội, đó là trường hợp mà Bà La Môn ở Ấn Độ và các đẳng cấp được quy định ở quốc gia này. Đối với Nhật Bản, xã hội bị tác động rất nhiều bởi Thần đạo và Phật giáo, ở chỗ luôn luôn đề cao Thiên hoàng, và nghi lễ, hay tính cộng đồng cũng bắt nguồn từ tôn giáo. Bàn chút về Nho giáo, mặc dù không được xem là tôn giáo nhưng đặc biệt thời kì phong kiến Nhật Bản nó là cơ sở tạo nên những phân tầng đẳng cấp có nét tương đồng với Trung Quốc, và là cơ sở tạo ra nhà nước luật lệnh, tiêu biểu cho nhận định trên chính là Thập thất hiến pháp.
Thứ tư, tôn giáo tác động đến kinh tế. Mối quan hệ này thường không được phổ biến, và M. Weber khi nhìn nhận xã hội tư sản và tôn giáo[2] của nó đã cho rằng kinh tế bị chi phối bởi những giá trị tôn giáo. Nhìn nhận theo chiều hướng lịch sử nhân loại, đặc biệt là các nhà nước thời kì cổ đại như ở nhiều nước Đông Nam Á và Đông Á. Chúng ta thấy ở đó có những người đứng đầu tôn giáo gọi là các Saman, nghĩa là người phụ trách chuyện thực hiện nghi lễ, và cũng tồn tại những cơ sở kinh tế tu viện, thánh đường, chuyên phục vụ cho tôn giáo. Mandala hay Narga là những thuật ngữ có lẽ khá lạ lẫm với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, nhưng đó là một thể chế nhà nước tôn giáo điển hình của Champa[3], ở đây việc phân chia các khu vực kinh tế dựa trên thánh đường thờ tự, và đó là các đô thị tôn giáo có nền kinh tế khép kín. Tại Nhật Bản, tôn giáo ảnh hưởng thế nào đến kinh tế, hầu như cũng không phải là quan hệ quá nổi bật, bởi ngoài số tiền bỏ ra để vua chúa thi hành nghi lễ và xây dựng đền đài thì hầu như là các tông phái đều có kinh tế riêng biệt, là một dạng ban cấp ruộng đất phong kiến. Điều này khác hẳn với việc Giáo hội phương Tây trung đại lủng đoạn nền kinh tế bằng cách thu thuế.
Tóm lại, khi xét mối quan hệ tôn giáo với các lĩnh vực khác, chúng ta cần xem nó là một bộ phận của văn hóa và mang những yếu tố văn hóa: văn hóa tinh thần, văn hóa chính trị, tổ chức xã hội,…Chúng một mặt chi phối, mặt khác bị tác động ngược lại bởi các yếu tố và lĩnh vực trong xã hội, bởi tôn giáo là thuộc thượng tầng kiến trúc, nên không thể thoát khỏi và không thể không ảnh hưởng đến các yếu tố thượng tầng khác và kể cả là hạ tầng kiến trúc.
- Tín ngưỡng và tôn giáo.
Câu hỏi đặt ra ở đây chính là thời kì nguyên thủy xuất hiện các niềm tin vào thế lực thần thánh là một dạng tín ngưỡng hay tôn giáo nguyên thủy.
Nếu như xem xét một cách kĩ lưỡng những vấn đề tạm gọi là tôn giáo nguyên thủy thì hầu như nó không có những yếu tố để tạo nên một tôn giáo như những phân tích ở mục 1.1.2, quan trọng là tư tưởng giáo lý và cơ cấu tổ chức. Trong giới nghiên cứu người ta thường đánh đồng giữa tín ngưỡng và tôn giáo, hầu như không phân biệt hai khái niệm này, nhưng điều đó chỉ có thể đúng khi xét trên phương diện văn hóa của một quốc gia đa dân tộc và trong thời kì mà các giá trị tôn giáo đan xen với tín ngưỡng bản địa trong đời sống hằng ngày, như Việt Nam Lý – Trần chẳng hạn. Nhưng trong phân kì lịch sử tôn giáo, nếu như không phân biệt hai khái niệm này thì hầu như không thể chia ra các giai đoạn và đặc điểm các giai đoạn. Đối với tôn giáo – tư tưởng Nhật Bản nói chung và sự phát triển của Shinto thì là một quá trình từ tín ngưỡng trở thành tôn giáo.
Trước hết để làm rõ lập luận trên cần xem đặc trưng của tín ngưỡng là như thế nào. “Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật được gửi gắm vào niềm tin tưởng của con người”[13;91]. Như vậy khác với tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là những niềm tin ban đầu chưa mang nhiều tư tưởng hay giáo lý, chưa có tổ chức thống nhất, và chủ yếu dựa trên niềm tin và nghi lễ.
Tóm lại, tín ngưỡng và tôn giáo cần phải có cái nhìn rạch rồi để dễ dàng nghiên cứu sự phát triển của tôn giáo. Việc xem tín ngưỡng là tôn giáo nguyên thủy chỉ đúng một phần, bởi tín ngưỡng chỉ là nền tảng để hình thành tôn giáo chứ không là yếu tố cơ sở duy nhất và quyết định.
- Vấn đề bản địa, cơ tầng văn hóa và tiếp biến văn hóa trong nghiên cứu tôn giáo.
Như những lập luận bên trên, tôn giáo là một bộ phận của văn hóa, nên cũng nằm trong những quy luật phát triển của văn hóa.
Trong nhiều thập kĩ, các nhà nghiên cứu về Đông Nam Á và Đông Bắc Á xem văn hóa các quốc gia này chỉ là những sản phẩm tiếp thu không sáng tạo từ hai nền văn minh lớn là Trung Hoa và Ấn Độ. Trong những năm gần đây, nhìn nhận từ các nghiên cứu của các học giả từng quốc gia kể trên đã cho cái nhìn tương đối khác và chính xác hơn. Trong sự phát triển của đa số quốc gia đều có quá trình hình thành nền văn hóa bản địa hay cơ tầng văn hóa, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cư dân tại từng quốc gia quy định, đồng thời trong quá trình phát triển, giao lưu và tiếp biến văn hóa làm cho các cơ tầng bị biến đổi hoặc là đồng hóa. Việc xem xét các khái niệm văn hóa bản địa, tiếp biến văn hóa, chính là một cơ sở để xem xét sự phát triển tôn giáo trong suốt tiến trình lịch sử.
Thứ nhất văn hóa bản địa “là văn hóa do cư dân tại chỗ sáng tạo ra”[9;97]. Yếu tố chi phối và hình thành nên nền văn hóa bản địa gồm có: điều kiện tự nhiên và dân cư. Văn hóa bản địa được xem là yếu tố nội sinh và nền tảng của văn hóa dân tộc.
Thứ hai, tiếp biến văn hóa “là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm”[13;50].
Trong quá trình phát triển của lịch sử, không quốc gia nào đứng ngoài quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa. Tuy nhiên nhiều quốc gia mặt dù có nền văn hóa bản địa nhưng sau đó bị đồng hóa, bởi cơ tầng của họ không đủ mạnh, bị biến đổi hoàn toàn. Tuy nhiên trong các trường hợp còn lại, nhiều quốc gia tiếp biến văn hóa ngoại lai trên cơ sở văn hóa bản địa. Nhưng không phải chỉ có biến đổi mà còn bị đồng hóa, các yếu tố đồng hóa thường là nghiên về văn minh hơn, hoặc yếu tố văn minh bản địa không đủ tiến bộ để đối trọng lại với yếu tố ngoại lại. Thông thường, việc tiếp nhận chữ viết ở nhiều quốc gia, như Nhật Bản dùng chữ Hán làm chữ viết cũng một phần vì họ chưa đạt đến trình độ văn minh, chưa có chữ viết. Vì vậy, những giá trị bị biến đổi nhưng không bị đồng hóa hay tiếp nhận hoàn toàn thường là giá trị văn hóa tinh thần, trong đó có tôn giáo. Nhưng điều cần khẳng định, ở Nhật Bản, cơ tầng văn hóa, tín ngưỡng dân tộc (Kami) vẫn tồn tại sau quá trình tiếp biến văn minh Trung Hoa, những tín ngưỡng đó một được bổ sung, một mặt bản địa hóa các tôn giáo từ bên ngoài, như trường hợp Thần – Phật kết hợp từ thế kỉ VIII trở đi ở Nhật Bản.
Tiếp biến văn hóa tạo dựa trên cơ sở cơ tầng văn hóa bản địa đã tạo ra một nền văn hóa mới, nền văn hóa mới đó trở thành văn hóa bản địa, và sau đó, trong quá trình phát triển và tiếp biến, nó lại bị biến đổi và tạo nên văn hóa mới, nhưng cũng dựa trên nền tẳng bản địa, nhưng tính bản địa đã bị biến đổi ở lần thứ nhất. Đó có thể xem là quá trình tái cấu trúc văn hóa.
Tuy nhiên trở lại vấn đề tôn giáo tư tưởng Nhật Bản. Hai nhà nghiên cứu tiêu biểu về tư tưởng tôn giáo nước này là Masao và Fumihiko lại có hai quan điểm khác nhau về tính bản địa (cổ tầng) trong tôn giáo. “Sueki Fumihiko đã tái cấu trúc khái niệm cổ tầng và thiết định đây là thứ được hình thành và bồi tụ trong suốt quá trình lịch sử, chứ không phải là yếu tố bản sắc bất biến” [10;7]. Mặc dù là hai quan điểm trái ngược nhau, nhưng nếu dùng cả hai thì chúng ta có một cái nhìn đúng đắn hơn về cổ tầng hay cơ sở văn hóa Nhật Bản, trong đó có tôn giáo. Bởi thời nguyên thủy tín ngưỡng ở Nhật Bản là một bản sắc riêng của quốc gia này do cư dân sáng tạo dựa trên tác động của điều kiện tự nhiên và cơ sở kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên đến thế kỉ VI, cùng với tiếp biến văn minh Trung Hoa những giá trị đó bị biến đổi. Cho nên cổ tầng theo Fumihiko goi, theo phân tích về cơ sở lý luận ở các mục trên phải chính là thứ văn hóa bản địa mang bản sắc dân tộc được hình thành độc lập và riêng biệt, nhưng bị biến đổi trong suốt quá trình phát triển, thông qua tiếp biến văn hóa.
- Phân kì lịch sử tôn giáo Nhật Bản thời cổ đại
Phân kì lịch sử tôn giáo là công việc cần làm trước tiên để có cái nhìn khái quát và đầy đủ nhất về đặc điểm tôn giáo – tư tưởng từng giai đoạn.
Trước hết về cơ sở phần kì, việc chia các giai đoạn cho lịch sử tôn giáo Nhật Bản cũng như việc phân kì lịch sử Nhật Bản là hết sức phức tạp, bởi không có một sự chuyển biến rõ nét nào tức thời, mà luôn luôn xảy ra trong thời kì dài, và các đặc điểm cũ cũng tồn tại song song với các đặc điểm mới. Nhưng có thể lấy đặc điểm, đặc trưng tôn giáo từng thời kì, mối quan hệ giữa các tôn giáo, và vai trò của từng tôn giáo trong những giai đoạn nhất định để phân kì.
Thường có hai quan điểm về thời gian bắt đầu của lịch sử tôn giáo Nhật Bản, tuy có điểm chung là đều cho rằng ngay từ văn hóa Jomon đã xuất hiện cơ sở tôn giáo nguyên thủy hay hình thức tín ngưỡng. Nhưng đều đáng tranh cãi là văn hóa Jomon xuất hiện khi nào, những di chỉ khảo cổ được tìm thấy gần đây có niên đại hơn 8000 năm trước, trong đó có các tượng thờ, và mộ táng, những khu chứa lương thực, đã cho thấy lúc bấy giờ có đời sống cộng đồng và xuất hiện tín ngưỡng đa thần, và hơn hết là các nghi lễ mai táng. Một quan điểm cho rằng phải từ 2500 – 250 trước công nguyên, tức là trung kì Jomon thì các đặc điểm văn hóa kể trên mới thật sự rõ nét. Hiện nay vẫn chưa có những cơ sở chính xác để xác định cụ thể niên đại. Nhưng ở đây khẳng định rằng từ khi văn hóa Jomon xuất hiện các tín ngưỡng đã bắt đầu hình thành, và đó là cơ sở đầu tiên của Thần đạo bản địa.
Vấn đề tiếp theo về mốc thế kỉ XVII, điều này dễ giải thích hơn cả. Vì từ thời gian đó trở đi Nhật Bản đã bắt đầu tiếp thu mạnh mẽ văn hóa phương Tây, đặc biệt là Thiên Chúa giáo, cho nên đánh dấu một thời kì phát triển mới so với các yếu tố tôn giáo phương Đông giai đoạn trước đó. Tuy nhiên chỉ sau một thế kỉ tức cuối thế kỉ XVII Thiên chúa giáo bị chính quyền đàn áp, và vai trò cần một tư tưởng cứng rắn duy trì các quan hệ xã hội và hệ thống chính trị thời chiến quốc trở đi đã đưa vai trò của Nho giáo lên cao, và bấy giờ, sự hòa hợp Thân – Phật bị thay thế bởi sựu hòa quyện Thần – Nho. Mãi đến thế kỉ XIX Thiên chúa giáo mới thật sự có ảnh hưởng khi các tư tưởng và phương thức sản xuất của châu Âu tràn vào, và cuộc Duy Tân Minh Trị diễn ra. Cho nên việc tập trung vào mối quan hệ Thần – Phật và quá trình hoàn thiện tín ngưỡng thờ thần ở Nhật Bản chỉ ở từ nguyên thủy đến thế kỉ XVII. Trong đó thời kì tôn giáo thật sự bắt đầu chính là từ thế kỉ VI, bởi trước đó Thần đạo không phải là một tôn giáo mà là những tín ngưỡng, nhưng nó cũng là một thời kì quan trọng, xem là cơ sở nền tảng cho sự phát triển và bản sắc tôn giáo riêng biệt ở Nhật Bản. Tóm lại từ thế kỉ VI đến thế kỉ XVII thường được gọi là thời kì tiếp xúc và biến đổi văn minh, tỏng đó có tư tưởng và tôn giáo Trung Hoa. Tuy nhiên trong thời kì này còn có những giai đoạn nhỏ hơn, từ thế kỉ VI đến XII là giai đoạn biến đổi căn bản và yếu tố ngoại lai chèn ép yếu tố bản địa nhưng không bị đồng hóa, từ thế kỉ VIII đến cuối thế kỉ XI là sự chuyển biến sang thời kì xây dựng giá trị bản sắc riêng dựa trên yếu tố bản địa và ngoại lai từ thế kỉ XII đến XVII. Ở đây đề tài chỉ giới hạn đến giai đoạn đầu thời kì thứ 2 của tôn giáo – tư tưởng Nhật Bản, đó là từ thế kỉ VI – XII. Do đó có thể nói gọn lại, đề tài chọn mốc từ nguyên thủy – văn hóa Jomon đến XII đề phân tích quá trình phát triển được xem là nền tảng của mọi tư tưởng – tôn giáo sau này, vì đây là thời kì mang yếu tố quyết định nhất.
Việc phân kì lịch sử tôn giáo Nhật Bản nhìn chung chỉ mang tính tương đối nhất định, trong giới hạn tìm hiểu từ nguyên thủy đến thế kỉ XII được chia ra cụ thể là:
Thời kì thứ nhất từ văn hóa Jomon đến thế kỉ III trước công nguyên: Là giai đoạn hình thành tín ngưỡng đa thần – Kami.
Thời kì thứ hai từ thế kỉ III trước công nguyên đến thế kỉ VI: Xuất hiện tục thờ thủy tổ, bên cạnh thờ các yếu tố tự nhiên như trước kia, từ đây một bộ phận của Kami ra đời, được gọi là con đường của các vị thần – Shinto nguyên thủy.
Thời kì thứ ba từ thế kỉ VI đến thế kỉ XII: Quá trình tiếp xúc văn minh Trung Hoa làm xuất hiện những tôn giáo ngoại lai, các tôn giáo đó một mặt bổ sung cho tín ngưỡng bản địa, một mặt bị bản địa hóa. Và đồng thời là giai đoạn Phật giáo chiếm vị trí cao nhất, Thần đạo gần như hòa lẫn vào với các hình thức kết hợp khác nhau, Nho giáo, và Đạo giáo chỉ ảnh hưởng trong một bộ phận nhỏ giới cầm quyền và hòa vào đời sống xã hội. Phật giáo bắt đầu bám rễ vào đời sống xã hội và chính trị Nhật Bản, bằng cách tiếp thu các nghi lễ, cách thức tu hành từ tín ngưỡng thờ thần (Shinto nguyên thủy) và thông qua bốn mối quan hệ Phật – Thần, đã tạo điều kiện để từ thế kỉ XII đến thế kỉ XVII Phật giáo trở thành tôn giáo độc tôn hoàn toàn.
Đó là những giai đoạn chính của lịch sử tôn giáo Nhật Bản từ nguyên thủy đến trước khi Thiên Chúa giáo du nhấp. Trong hai thời kì đầu, được xem là nền tảng, nhưng chỉ dừng lại ở mức độ tín ngưỡng, được xem là yếu tố nội sinh của tôn giáo Nhật Bản. Thời kì thứ ba trở về sau thấy được vai trò của yếu tố ngoại sinh là các tôn giáo và nền văn minh bên ngoài đối với những cơ tầng bản địa được hình thành trước đó.
Tuy nhiên nhiều quan điểm chỉ cho rằng lịch sử tôn giáo Nhật Bản chỉ bắt đầu từ cổ đại (thế kỉ VI trở đi), khi mà có sự tiếp biến văn hóa bên ngoài, và bị biến đổi, thời kì trước đó chỉ là một hình thức tín ngưỡng đa thần. Cụ thể Seuki Fumihiko cho rằng: “Thứ đã tạo ra dòng chảy xuyên suốt lịch sử tôn giáo Nhật Bản là quan hệ giữa Thần đạo và Phật giáo (…) dù có cho rằng Nhật Bản vốn có tín ngưỡng thờ thần thì hình thái có thể thấy được của tín ngưỡng này qua các thời kì lịch sử xuất hiện từ sau khi Phật giáo được truyền vào Nhật Bản và việc đặt vấn đề cho thời kì trước đó là rất khó”[10;24]. Quan điểm của Seuki Fumihiko có lẽ bắt nguồn từ thuyết cổ tầng của ông đưa ra, khi cho rằng tôn giáo Nhật Bản chỉ bắt đầu hình thành từ khi có các yếu tố bên ngoài tác động, hoàn toàn không chấp nhận có một thời kì bản địa mang tính tôn giáo trước đó. Tuy nhiên dựa trên cơ sở phân tích các vấn đề về bản địa văn hóa, tiếp biến văn hóa, và quá trình tái cấu trúc văn hóa, chúng ta có thể khẳng định rằng, thời kì trước thế kỉ VI là một trong những thời kì quan trọng trong việc định hình nên tôn giáo Nhật Bản giai đoạn sau, đó là nền tảng đủ mạnh để không bị các tôn giáo khác nuốt chửng, mà ngược lại vừa tiếp thu vừa biến đổi trong mối quan hệ hai chiều với yếu tố ngoại lai, để tạo ra một tôn giáo – tư tưởng riêng biệt của ngườ Nhật hiện nay, mà tiêu biểu chính là những biểu hiện của Thần đạo Nhật Bản.
Tóm lại trên đây là những lập luận đã cho thấy được lịch sử tôn giáo Nhật Bản trước thế kỉ XII gồm hai giai đoạn lớn: định hình và biến đổi ban đầu (thời kì biến đổi cơ sở), trong đó với cơ sở lý luận từ các mục 1.1.1 đến 1.1.5 đã giúp chúng ta chia ra làm 3 thời kì cụ thể.
- Những cơ sở hình thành và phát triển tín ngưỡng và tôn giáo Nhật Bản.
Chủ yếu đi vào phân tích những cơ sở nội tại để ra đời các tín ngưỡng bản địa tức là thời kì từ nguyên thủy đến thế kỉ VI, và những tác động bên ngoài (từ thế kỉ III trước công nguyên đến thế kỉ VI) làm cho những tín ngưỡng đó biến đổi thành tôn giáo, đồng thời là sự xâm nhập của các tôn giáo ngoại lai. Phần này không trình bày về lịch sử hình thành và phát triển tôn giáo Nhật Bản, đó là nội dung của chương tiếp theo trong tiểu luận này.
- Cơ sở nội tại và sự hình thành tín ngưỡng thờ thần bản địa.
Tư tưởng và tôn giáo Nhật Bản được hình thành dựa trên những tín ngưỡng đa thần nhất định vào thời kì nguyên thủy.
Như những cơ sở lập luận bên trên, tín ngưỡng nguyên thủy chỉ được hình thành vào thời kì mà người tinh khôn xuất hiện, điều này cũng tương tự như ở Nhật Bản. Và những nguyên nhân nội sinh nào hình thành, cụ thể được phân tích dưới đây:
Trước hết, về điều kiện tự nhiên. Nhật Bản là một quốc gia với tập hợp của 3000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 4 đảo lớn là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và địa hình bị chia cắt, cho nên tính không thống nhất về địa lý là điều thấy rõ ràng đầu tiên nhất. Mặt dù đồng bằng chiếm tỉ lệ khoảng 15%, chủ yếu là núi và cao nguyên, nhưng tại đây thời kì nguyên thủy, sau khi các thị tộc ra đời thì kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi vẫn là chủ yếu, bên cạnh kinh tế tự nhiên. Đồng thời sự đa dạng về khí hậu cũng tạo nên tính đa dạng về kinh tế. Chính những điều kiện trên đã tác động đến sự hình thành những tín ngưỡng bản địa đầu tiên, và mang tính đa dạng không thống nhất. Như vậy cơ sở của tôn giáo Nhật Bản là những tín ngưỡng nguyên thủy và tín ngưỡng đó cũng là một quá trình hình thành tương đối phức tạp.
Những di chỉ khảo cổ thời đại Jomon, tức là thời kì đồ gốm đầu tiên đã cho ta những cơ sở khẳng định rằng nền kinh tế Nhật Bản nguyên thủy là nền nông nghiệp, nhưng lại rất phong phú, điều này tùy thuộc vào tính tự nhiên của từng địa phương. Bên cạnh nghề trồng lúa và cây ăn quả, người Nhật từ xa xưa đã phát triển nghề đánh cá và chăn nuôi gia súc, bởi một phần diện tích đất đồng bằng là tương đối ít, lại bị chia cắt bởi nhiều cao nguyên và biển, cho nên trong nông nghiệp lại có sự đa dạng kể trên. Đến thời đại Yayoi, kĩ thuật trồng lúa nước từ Triều Tiên được du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ III trước công nguyên, công việc trị thủy ngày càng quan trọng đã làm xuất hiện nhiều bộ lạc khác nhau ở Nhật Bản. Với nền kinh tế nông nghiệp phong phú, và sự xuất hiện của nhiều bộ lạc trên các đảo và quần đảo nhất định đã làm nảy sinh ra rất nhiều tín ngưỡng thờ thần khác nhau, “Mỗi thị tộc là một đơn vị đoàn kết tôn giáo quanh một vị thần”[2;69]. Mỗi bộ lạc luôn luôn tìm cho mình một vị thần Tổ, từ đó mà chúng ta thấy tính đa thần ở Nhật Bản nguyên thủy không đơn thuần là đa thần trong một bộ lạc mà là sự đa dạng từ nhiều tiểu quốc trên một quần đảo Nhật Bản. Điều này cũng được ghi lại trong hai bộ Kí kỉ – bộ sử cổ nhất của Nhật Bản được biên soạn vào thế kỉ VI. Mặc dù là bộ sự mang tính chính trị và thần thánh hóa của gia tộc Thiên hoàng nhưng nó đã chỉ ra có ít nhất hơn 180 vị thần phục tùng thần Mặt Trời, nhìn khách quan điều trên chính là khẳng định quyền lực của họ Thiên hoàng và vị thần thủy tổ của họ đối với các vị thần của các bộ tộc khác. Và ngay sau thống nhất chúng ta vẫn thấy “những hào tộc làm chủ địa phương đã nhận mình là con cháu của những thiên thần ấy”[6;31], mỗi tộc có thể thờ thần sông, núi, mặt trăng và mặt trời,…. Đó là điều chứng minh cho việc đã từng có tình trạng đa dạng và không thống nhất trong tính ngưỡng thờ thần tại hơn 100 tiểu quốc ở Nhật Bản nguyên thủy, điều mà Tống thư cũng đã ghi chép. Như vậy về mức độ và đặc điểm tín ngưỡng thờ thần bấy giờ có những điểm quan trọng cần khẳng định như sau: Thứ nhất tín ngưỡng thờ thần bắt nguồn từ chính cơ sở kinh tế, và yếu tố địa lý làm đa dạng tín ngưỡng; Thứ hai, mỗi bộ lạc có một vị thần thủy tổ riêng, và các vị thần không thống nhất, xuất phát từ nguyên nhân đa dạng trong kinh tế nông nghiệp và sự chia cắt địa lý.
Thứ hai, xét về loại hình tín ngưỡng nguyên thủy, thì xem xét trường hợp được ghi chép cụ thể là nước Oải trong Tống thư. Nhưng trước hết chúng ta cần hiểu như thế nào là Thần đạo (Shinto). Thực chất trong tín ngưỡng thờ thần của người Nhật Bản, Thần đạo không phải là tên gọi của những tín ngưỡng ấy. Trở lại với những lập luận về tôn giáo ở phần trước, thời kì nguyên thủy là thời kì hình thành nên các tôn giáo nguyên thủy, hai đúng hơn chỉ mang tín chất của những tín ngưỡng đa thần, do có chịu tác động và đời sống người Nhật nguyên thủy hầu như gắn liền với nông nghiệp, do đó hầu như những hiện tượng tự nhiên khiên họ kinh sợ hoặc không thể giải thích đều được nhân cách hóa trở thành thần thánh. Các hình thức đó là totem giáo, sau đó phát triển thêm một số nghi lễ thờ phụng và có những người đứng đầu tổ chức các nghi lễ đó, thì Saman giáo bắt đầu hình thành (tiêu biểu là câu chuyện về nữ vương Himiko thế kỉ III được sử Trung Quốc ghi chép). Những tín ngưỡng đó được người Nhật gọi là Kami, các Kami không chỉ bao gồm những hiện tượng nói trên mà có thể là những vị thần được con người sáng tạo thông qua các vật dụng hàng ngày như gương, giáo,…Có thể nói “là những linh thể hiện diện khắp nơi trong vũ trụ”[6;32]. Còn Thần đạo, thuật ngữ này chỉ xuất hiện từ thế kỉ VI để phân biệt với các tôn giáo khác từ bên ngoài vào Nhật Bản, nhưng phải từ thế kỉ XII Shinto mới được dùng như một tên gọi của tôn giáo, khi phong trào phân lí ra khỏi Phật giáo mạnh mẽ, và hầu như trong giai đoạn trước đó Thần đạo hòa lẫn vào Phật giáo. Và Thần đạo được người Nhật hiểu là một đạo trong Kami, tức là một con đường mà ở đó chỉ có các thần linh được xem là thủy tổ của từng bộ lạc, được giải thích qua các câu chuyện thần thoại, tức là một bộ phận của Kami. Thần đạo thực chất là một đạo để chỉ sự thờ phụng trời đất và thủy tổ – sau này Thiên hoàng được cho là người kế tục các tổ trên. Một trong những quan điểm hiện đại về khái niệm của Thần đạo được Heyeshensan đề cập: “Thần đạo là đạo của thần . Thần đạo là nguyên tắc sống của tổ tiên dân tộc Nhật Bản từ trước đến nay. Dân tộc Nhật Bản lấy việc tôn thờ, ca ngợi, thể hiện, và phát huy đức ngự thần của Hoàng Tổ Thiên Chiếu Đại Ngự Thần làm nguyên tắc sống, làm lí tưởng của quốc gia”[1;453]. Rõ ràng Thần đạo thời nguyên thủy vừa là một tín ngưỡng đa thần vừa là một quan điểm luân lí, mà thông qua các nghi lễ của nó, giúp truyền đạt đến cộng đồng một lối sống đạo đức nhất định. “Đó là một loại hành vi tinh thần được sản sinh ra trên cơ sở cúng bái thần linh truyền thống của dân tộc Nhật Bản, là một loại hiện tượng tinh thần và hiện tượng xã hội phổ biến”[1;454]. Đó là cách hiểu chính xác nhất đối với Thần đạo trước thế kỉ III trước công nguyên.
Nhưng vẫn còn những tranh cãi xung quanh thời gian hình thành Thần đạo. Nếu như cho rằng nó chỉ là một bộ phận của Kami thì liệu có phải đã xuất hiện cùng với các tín ngưỡng đa thần ban đầu. Trong cách sách nghiên cứu về tôn giáo trước thế kỉ XXI hầu hết đều cho rằng phải từ thế kỉ III trước công nguyên, nghĩa là thời kì nữ vương Himiko trị vì thì mới xuất hiện Shinto. Thực chất khái niệm đó hoàn toàn không sai, nhưng chỉ là đang xét trên một phương diện nhỏ hẹp trong vương quốc Oải, Thần đạo ở thế kỉ III trước công nguyên thực chất là một bộ phận của Thần đạo nói chung, tức là một nhánh thờ Nữ thần Mặt trời của tộc người Oải đang trị vì cả đất nước hàng trăm tiểu quốc thời gian này. Bản chất của Thần đạo như đề trên, là một bộ phận của tín ngưỡng đa thần nguyên thủy, và cũng đã xuất hiện cùng lúc với các tín ngưỡng trên, Nhưng mốc thời gian cụ thể thì hoàn toàn khó xác định được, người ta chỉ ước lượng rằng vào thời đại văn hóa Jomon từ 8000 năm trước. Ngoài đặc điểm về đồ gốm có hình dây thừng, thì cần chú ý đến các văn đề sau để thấy liệu Thần đạo đã ra đời từ đây hay chưa, và kết hợp với cơ sở về khái niệm và bản chất Thần đạo được đề cập ở trên. Thứ nhất văn hóa Jomon được xác định là đã có “cuộc sống phụ thuộc vào thiêng nhiên khiên con người phải sống tập trung theo quan hệ quyết thống thành các công xã thị tộc uji (thị) mẫu hệ”[7;20]. Thứ hai, những tộc trưởng sau khi chết “được tôn làm thần thị tộc”[1;458]. “Từ những di chỉ khảo cổ như cách mai táng hay tượng đấy nung, chúng ta có thể biết về ,một hành vi tôn giáo nào đó sau thời kì Jomon hay từ những mộ cổ có quy mô lớn có thể hiểu về tín ngưỡng đối với thế giới sau khi chết”[10;27]. Nhưng có thể khẳng định, ngoài việc thờ các hiện tượng tự nhiên, thì chính yếu tố thờ thần tổ và chôn cất người chết thể hiện được đặc trưng thứ hai là một cơ sở cúng bái thần linh, dù chưa thật sự rõ nét nhưng đã manh nha bắt đầu hình thành, phân biệt với Kami – tức thờ mọi linh thể, chính là cơ sở thờ thủy tổ của Thần đạo. Nhưng phải mãi đến thế kỉ III – II trước công nguyên với việc xuất hiện các Saman – người đứng đầu công việc thực hiện nghi lễ, cũng là người đứng đầu một bộ tộc, thì Thần đạo đã bắt đầu rõ nét là một tín ngưỡng thờ Thần tổ.
Tóm lại từ thời kì Jomon cách đây 8000 năm Thần đạo là một khái niệm tôn giáo hiện đại nhưng ở thời kì nguyên thủy được thể hiện đúng nhất có lẽ là: “thờ cúng thần linh hoặc tín ngưỡng đa thần”[10;24] và mặt dù hòa lẫn với tín ngưỡng khác nhưng đã bắt đầu thể hiện những nét riêng, mà tiêu biểu là việc cư dân các bộ lạc hình thành cho mình những thủy tổ để thờ phụng và xem đó là một biểu tượng tinh thần của họ. Về bản chất vẫn thuộc về tín ngưỡng đa thần khi xét cả trên góc độ toàn bộ Nhật Bản và trên từng bộ tộc nhỏ.
Tuy nhiên phải đến thời kì văn hóa Yayoi, khi mà các thị tộc bắt đầu liên kết với nhau để hình thành các nhà nước sơ khai (kuni) vào thế kỉ III trước công nguyên, và trong đó tiểu quốc Yamatai do nữ vương Himiko đứng đầu đã tỏ ra mạnh nhất và các bộ lạc xung quanh chịu bái phục, khi đó với vai trò là một Saman, bà đã giúp các vị thần có những mối quan hệ phụ thuộc nhất định, tức đã tôn sùng vị thần tổ của mình làm tổ thần cho các tiểu quốc khác. Câu chuyện trên chỉ là một dẫn chứng cụ thể cho quá trình dần thống nhất các vị thần trên cơ sở quá đa dạng từ thời nguyên thủy. Một trong những thị tộc có ảnh hưởng lớn nhất mà xét về nguồn gốc thì tiểu quốc của Himiko là một nhánh của nó, đó là họ Thiên hoàng, một họ tôn sùng nữ Thần Amaterasu (Nữ thần Mặt trời) làm thủy tổ của mình. Chính sức mạnh của họ ở vùng Yamato từ đầu thời kì văn hóa Kofun đã giúp tạo nên những cơ sở thần thoại phục vụ mục đích thống nhất các tiểu quốc về mặt tư tưởng, đó là cách họ giải thích nguồn gốc dân tộc Nhật Bản. Sau này những di sản trên được nhà nước Yamato biến thành những ghi chép lịch sử trong hai bộ sử kí đầu tiên, còn gọi là Ký kỉ. Họ Thiên hoàng và danh xưng Thiên hoàng không phải là một sản phẩm ảnh hưởng từ Nho giáo mà chính là một họ thật sự từ thời cổ đại ở Nhật Bản, bởi từ thế kỉ VI Thiên hoàng của Nhật Bản cũng được gọi là Thiên tử. Việc họ Thiên hoàng đã làm chủ Nhật Bản từ cuối văn hóa Kofun – thế kỉ III đã khiến cho tên gọi đó được thần thánh hóa, mà theo như hai bộ sử kí cổ nhất đã giải thích, họ là hậu duệ của nữ thần Mặt trời. Điều này góp phần hình thành nên quan niệm về nguồn gốc cho cư dân Nhật Bản.
Tóm lại, Thần đạo đã bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Kami – một dạng tín ngưỡng đa thần – totem giáo – thờ tất cả các linh thể trong tự nhiên và cuộc sống. Nhưng từ thời kì Jomon với sự xuất hiện các quan hệ huyết thống và hình thành các công xã thị tộc cho đến các nhà nước sơ khai – bao gồm tập hợp nhiều công xã nông thôn dưới một quyền chỉ huy của các saman, đã dần nảy sinh ra một phương diện mới là thờ thủy tổ. Và những cơ sở ban đầu để hình thành nên Thần đạo, chủ yếu là yếu tố địa kinh tế với nền nông nghiệp thủy lợi là chủ đạo với sự đa dạng hình thức nông nghiệp; thứ hai bắt nguồn từ yếu tố xã hội, gắn liền quá trình hình thành nhà nước và thống nhất Nhật Bản; Thứ ba, dựa trên sự hạn chế nhận thức trước các thế lực thiên nhiên; Thứ tư là yếu tố tâm lí. Từ đó cho thấy nguồn gốc hình thành Thần đạo nguyên thủy không nằm ngoài những yếu tố chung của một tôn giáo – tín ngưỡng (ở đây đồng nhất hai khái niệm trên).
Trên đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của tôn giáo – tư tưởng Nhật Bản (từ khoảng 8000 năm trước đến thế kỉ III). Đây được xem là nền tảng cơ bản của tôn giáo – tư tưởng sau này, mặc dù còn mang đậm nét một tín ngưỡng, nhưng là giai đoạn cực kì quan trọng, bởi nó đã tạo ra những cơ sở đủ mạnh để đối chọi trước làn sóng văn minh thứ nhất sắp tràn vào Nhật Bản, cơ sở đó chính là tạo nên một ý thức chung về nguồn gốc dân tộc cho toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, đó là một yếu tố có lẽ là quan trọng nhất đối với một dân tộc, giúp tránh được mối nguy cơ bị đồng hóa. Đây cũng là thời kì văn hóa mang tính bản địa hóa thuần túy nhất, mang đậm bản sắc dân tộc.
- Những cơ sở ngoại lai và sự chuyển biến của tín ngưỡng Nhật Bản cổ đại.
Phần này không đi sâu vào phân tích tiến trình phát triển của tôn giáo – tư tưởng Nhật Bản mà chỉ dừng lại ơ việc đưa ra những nguyên nhân bên ngoài khiến toon giáo Nhật Bản biến chuyển.
Như đã khẳng định, Thần đạo Nhật Bản là một lĩnh vực thuộc về ý thức xã hội, là sản phẩm từ xã hội, cho nên không thể tách rời khỏi lịch sử phát triển của xã hội Nhật Bản. Thế kỉ VI, Nhật Bản đứng trước một làn sóng văn minh ngoại lai tràn ngập vào đất nước, vì vậy cũng đã ảnh hưởng trực tiếp đến những biến đổi về tôn giáo – tư tưởng.
Chính vị trí địa lý đã phần nào quy định nên việc Nhật Bản sẽ chịu ảnh hưởng từ nền văn hóa nào. Nằm trong khu vực Đông Á, trong thời kì nguyên thủy và xa hơn Bắc Nhật Bả