01/06/2017, 11:12

Tử Cống liền thưa: Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người...

Đề bài: Tử Cống liền thưa: - Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người. Khổng Tử khen: - Người nói như vậy củng là người có học vấn. Hôm sau nữa, thầy Nhan Hồi đến bái kiến, Khổng Tử vẫn dùng câu hỏi cũ. Nhan Hồi liền đáp: - Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự ...

Đề bài: Tử Cống liền thưa: - Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người. Khổng Tử khen: - Người nói như vậy củng là người có học vấn. Hôm sau nữa, thầy Nhan Hồi đến bái kiến, Khổng Tử vẫn dùng câu hỏi cũ. Nhan Hồi liền đáp: - Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình. Khổng Tử nói - Ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sĩ quân tử”. (Trí và nhân, trong sách Kho tàng cố học tinh hoa, NXB Văn hoá - Thông ...

Đề bài:

Tử Cống liền thưa:

- Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người.

Khổng Tử khen:

- Người nói như vậy củng là người có học vấn.

Hôm sau nữa, thầy Nhan Hồi đến bái kiến, Khổng Tử vẫn dùng câu hỏi cũ.

Nhan Hồi liền đáp:

- Người trí là người tự biết mình; người nhân là người tự yêu mình.

Khổng Tử nói

- Ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sĩ quân tử”.

(Trí và nhân, trong sách Kho tàng cố học tinh hoa, NXB Văn hoá - Thông tin, H, 2003)

Bài làm

Khổng Tử là một nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc, người được tôn làm ông tố đạo Nho - hệ thống lí luận về chính trị, văn hoá, xã hội đã làm chỗ dựa tinh thần của chế độ phong kiến trong hàng nghìn năm. Sau khi nhà Tần “đốt sách chôn Nho”, việc tìm hiểu tư tưởng của ông gặp nhiều khó khàn, phần lớn là thông qua những mấu chuyện, nhừng câu nói của ông mà học trò đã ghi chép lại. Câu chuyện Trí và nhân chúng ta bàn luận dưới đây là một trong nhừng mâu chuyện như thế. Truyện rất ngắn mà hàm chứa bao triết lí sống của cố nhân, cho ta thấy rõ nền cựư học của cha ông xưa sâu sắc đến nhường nào.

Trí và nhân là hai khái niệm thuộc ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) của Nho giáo trong đó trí và nhân được đề cao, coi là thước đo cái đức của người quân tử. Chữ trí chiết tự ra gồm chữ tri (biết) và chữ nhật (ngày), như vậy hiểu nôm na là biết rõ trắng đen phải trái. Còn chữ nhân - phạm trù cao nhất của lí luận đạo đức - nghĩa là lòng yêu thương với muôn loài, vạn vật. Khổng Tử nói: “Người không có nhân thì lễ đê mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?” (Luận ngữ).

Những khái niệm cơ bản là như thê nhưng đường lối thực hiện hai chữ ấy thì là một vấn đề cần phải suy nghĩ cho thấu đáo. Nó phức tạp đến mức khi Khổng Tử hỏi: “Thế nào là người trí, thế nào là người nhân?” thì ba học trò giỏi nhất của Ngài đã đưa ra ba câu trả lời khác nhau. Tử Lộ, Tử Công, Nhan Hồi là những người cùng thời, đều là học trò của Khổng Tử vậy mà lại quan niệm về cùng một vấn đề rất khác nhau, điều này cho thấy sự khác biệt trong nhận thức và thiên hướng tính cách của mỗi người. Sau đây chúng ta sè cùng bàn về quan niệm của từng người.

Trước tiên là câu trả lời của thầy Tử Lộ: “Người trí là người làm cho người ta biết đến mình, người nhân là người làm người ta yêu mình”.

Có thể nói chữ trí của Tử Lộ được xây dựng trên cơ sở vốn kiến thức cao sâu của một người tài giỏi mong muốn được công nhận, được người đời biết đến. Nghĩa là nó nặng về mặt trí tuệ, học vấn - một thứ trí tuệ phải thật xuất chúng, nổi bật. Cũng như một bông hoa đẹp có thể thu hút bướm ong cả trăm dặm, cho đến khi cánh tàn nhuỵ rừa hương thơm vẫn còn đọng lại trong giọt mật vàng, người có trí tuệ mẫn tiệp sẽ được muôn người biết đến, tiếng vang cả nghìn dặm, đến khi khuất núi, sử sách vẫn còn lưu tên. Qua đây có thể thấy, quan niệm của thầy Tử Lộ thấm nhuần thuyết chính danh của Nho gia. Nghĩa là trang nam tử phải chính danh, thành danh, nhưng không dừng lại ở đó mà phải hiển danh, thậm chí lưu danh thiên cổ. Thế nên Tử Lộ xứng với lời khen của thầy: “Ngươi nói như vậy chứng tỏ là người có học vấn”.

Quan niệm về chữ nhân cũng thống nhất với cách quan niệm về chữ trí. Tử Lộ đã lấy bản thân mình làm trung tâm cho các mối quan hệ xã hội: “làm thế nào để người ta yêu mình”. Nghe qua thì thấy suy nghĩ này có vẻ ích kỉ, giống như quan niệm của một người vô cùng khéo léo trong ứng xử nhưng không thật tâm. Nhưng xét cho cùng thì đây là một suy nghĩ đúng và không dễ thực hiện. Trong cuộc sống, ta phải tiếp xúc với biết bao người, tốt có, xấu có, không làm mất lòng ai đã là khó, có thế hướng thiện cho người ta lại càng khó hơn. Chỉ có bậc thánh nhân mới có thế làm được bởi lè để người ta yêu thật lòng, tận tâm tận lực với mình thì mình cũng phải chân thật xứng với lòng yêu của người, có thế thì tình cảm đôi bên mới bền lâu. Quan niệm này chứng tỏ Tử Lộ là người “vụ ngoại”. Thực tế cuộc đời ông đà minh chứng cho quan điểm này: ông là người nổi tiếng về chính sự, từng làm quan to, giàu có và được nhiều người yêu mến, kính nể.

So với Tử Lộ, ý kiến của Tử Cống sâu xa hơn một bậc. Khi được hỏi, Tử Công đáp: “Người trí là người biết người; người nhân là người yêu người”.

Về trí, Tử Lộ và Tử Cống gặp nhau ở chỗ đều cho rằng gốc của trí là trí tuệ, nghĩa là khả năng phân biệt thiện - ác, đúng - sai. Nhìn người, hiểu người vốn là cái sự rất khó ở đời, nhất là khi thật giả trắng đen lẫn lộn. Phải là người trải nghiệm nhiều, có con mắt tinh đời mới có thế nhìn ra cái ranh giới mong manh ấy. Làm được điều ấy thực đã tài giỏi lắm thay! Không ai có thể phủ nhận Gia Cát Lượng là một bậc tài trí hiếm có không chỉ bời tài năng quân sự xuất chúng mà còn bơi khả năng nhìn thấu gan ruột người khác. Chẳng phải ông đã mắng đúng và trúng đến nỗi Chu Du uất ức hổ thẹn mà phải tự vẫn đó sao? Trong quân sự, “biết người” là điều quan trọng, không thế thiếu. Truyện xưa kế rằng: Vua Trang Vương nước Kinh muốn đánh Trần mới cử người đi thăm dò, khảo sát. Người ấy về tâu: Không nên đánh vì nước Trần “thành cao, hào sâu, kho tàng nhiều” chĩ riêng Ninh Quốc là khuyên đánh vì cái lẽ: nước Trần nho mà được như vậy chắc là thuế má, lao dịch nặng nề, như thế thì dân kiệt sức, oán hận. Quả nhiên sau đó nước Kinh đã lấy được Trần. Thế nên bậc tài trí khác người thường ở chỗ không chỉ thấy cái bề nổi mà còn rò cái sâu xa, gốc rề của vân đề. Còn trong quan hệ xã hội, “biết người” là một ưu điềm, lợi thê lớn giúp ta sống hoà thuận, hạnh phúc. Xin trích dẫn lời của Quản Trọng khóc bạn là Bão Thúc mất là đủ rõ: “Sinh ta ra là cha mẹ, biết ta là Bão Thúc”. Mà đối với người biết mình, mình đem cả tính mệnh ra hiến còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu”. Chao ôi! Các tình tri kĩ ở đời thật không gì sánh được!

Quan niệm chữ nhân của Tử Cống có sâu sắc hơn vì chữ nhân ấy vì người nhiều hơn vì mình. Người ta có thể dễ dàng yêu cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái,... chư thường khó mở lòng với những người xa lạ. Người thương yêu tất thảy chúng sinh, đau nỗi đau của thiên hạ, người quảng đại, nhân ái như vậy thực không nhiều. Giống như quy luật tiếng vang, cho đi cái gì sẽ nhận lại cái đó, nếu ta thương yêu người thực lòng, người cũng sẽ thương yêu ta. Khống Tử nói: “Người nhân không sợ”. Trong trường hợp này thực đúng như thế. Niềm vui lớn nhất của đời người gắn với hai chữ yêu thương. Biết yêu và được yêu, đó là điều kì diệu của cuộc sống, có thế xoa dịu nỗi đau và chĩ cho ta vẻ đẹp của cuộc đời. sống như vậy thiết nghĩ không phải lo lắng, âu sầu gì cả. Nghĩ được thế này, thầy Tử Cống ắt hẳn là người nhân ái, độ lượng, có thế quên mình vì người. Câu nói của Anh-xtanh sau này có thế coi là sự tiếp nối tư tương của Tử Công: “Một cuộc sống vì một cuộc sông khác mới là một cuộc sông xứng đáng”.

Điểm chung trong quan niệm của Tử Lộ và Tử Công là đặt trí và nhân trong mối quan hệ giữa mình và người khác. Khổng Tử khen hai người là có học vấn. Từ “khen” thường dùng theo nghĩa người trên nói với người dưới, nó hàm chứa sự khích lệ nhưng dường như Khổng Tử vẫn còn có điều gì chưa thật sự hài lòng, vừa ý với hai học trò của mình, bởi vì nếu bằng lòng rồi thì Ngài sẽ không hỏi người khác nữa. Nhưng khi đánh giá Nhan Hồi, ngài lại “nói” chứ không phải “khen” với một thái độ công nhận nghiêm túc: “Ngươi nói như vậy mới đáng gọi là bậc sĩ quân tử”. Khoảng cách giừa hai người đôi thoại đã được rút ngắn. Qua đây Khổng Tử cũng biếu lộ sự đồng ý, tán thành với Nhan Hồi. Đó là vì Nhan Hồi đã tới được tận gốc của vấn đề. Nếu tư tưởng của Tử Lộ hiện ra như lá cành xanh tốt, tư tưởng của Tử Cống là rề nuôi cây, Nhan Hồi đích thực là mầm sống đầu tiên của cái cây đó.

Câu trả lời của thầy Nhan Hồi - một người nổi tiếng về đức hạnh, rất đáng đế ta ghi nhớ: “Người trí là người tự biết mình, người nhân là người yêu mình”.

Chữ trí này được xét trong mối quan hệ giữa mình với bổn thân mình - chiều hướng tiếp cận này gây cho ta ít nhiều bất ngờ. “Biết mình” - đó là cái ta ít nghĩ đến nhất, nhưng cũng gần gũi nhất. Người ta hay tự cho rằng đã hiểu mình rõ lắm rồi, nhưng thực tế lại rất hay mâu thuẫn với mình, không rõ mình thực sự là ai, mình như thế nào; mình muốn gì,... Mà không biết mình thì tai hại biết chừng nào! Như Đông Thi bắt chước Tây Thi nhăn mặt mà khiến cho người ta sợ hãi, như vậy chẳng phải là tự hại mình hay sao? “Biết mình” còn khó hơn “biết người”, phải trải qua quá trình luyện rèn mới làm được. Phàm khi tâm trí mình đã đinh ninh thế nào thì cảnh sắc bên ngoài lại hiện lên theo chiều hướng đó. Cái tôi cá nhân thường che lấp mất sự minh mẫn của trí óc, mà ta lại hay lấy mình ra làm thước đo cuộc sống xung quanh. Nếu nhận thức không đầy đủ, tâm mình không trong sáng thì thế giới bên ngoài ắt sẽ bị bóp méo theo cái nhìn lệch lạc ấy. Khó ở chỗ người ta thường hay ảo tưởng về mình: Nếu tự đánh giá thấp bản thân thì thành tự ti mà nếu đánh giá cao thì lại thành kiêu ngạo. Con người chuẩn mực thì phải tự tin, có chí cầu tiến; gặp người giỏi hơn thì không ghen ghét, gặp người kém hơn thì không khinh ngạo. Một khía cạnh khác của việc “biết mình”, đó là biết rõ ưu khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện hơn như Tuân Tử nói: “Thấy người hay thì phải cô" mà bắt chước. Thấy người dở thì phải tự xem xét mình có dở như thế không để mà sửa đổi”. Nếu làm được những điều ấy chắc chắn phải là người biết quý trọng phẩm giá của mình, không ai có thể khinh lờn được. “Biết mình” thì ắt “biết người” bởi vì những bản tính của con người chẳng phải đều có trong ta hay sao? Những người “biết mình” mới tu tỉnh được tâm thân, cải quá thiên thiên mà nên người với những phẩm chất như thế, “Hữu xạ tự nhiên hương” chắn chắn sẽ được người ta biết đến, yêu mến, nể phục.

Quan niệm của Tử Cống về chữ nhân tuy sâu sắc hơn Tử Lộ nhưng vẫn chưa đạt đến sự uyên thâm như Nhan Hồi. Nhan Hồi học cách yêu thương mình trước khi yêu thương vạn vật, đây không phải là sự vị kỉ hẹp hòi như có người từng đánh giá bởi bốn lí do. Thứ nhất, bản thân mình là đáng quý nhất, luôn trung thành, không bao giờ phản bội. Sách Hàn thi ngoại truyện có ghi chép câu chuyện vị quan Công Nghi Hưu vốn thích ăn cá nhưng lại không nhận cá biếu. Ông đã giải thích một cách dí dỏm: nếu bây giờ tôi nhận cá sẽ mất tiếng thanh liêm trong dân, quan trên không tin dùng, có thể bị giáng chức, lúc ấy thì chẳng có tiền để mua cá nừa. Chao ôi! Người ta chiều mình vì muốn nhờ cậy mình thì chỉ được một thời, sao bằng chính 

mình trọng lấy mình mới là kế lâu dài mãi mãi. Thứ hai, yêu mình thì mới biết yêu người. Nếu ta biết sức khoẻ của mình là quan trọng thì tất sẽ không làm hại đến sức khoẻ của người khác. Đó là cách yêu người nhân đạo nhất. Thứ ba là: yêu mình là một cách yêu người. Nếu con người còn không biết quý trọng bản thân mình, phung phí thời gian, sức khoẻ, tuy không phương hại trực tiếp đến mẹ cha nhưng làm mẹ cha lo lắng, ưu phiền, vậy có thể coi là người yêu kính cha mẹ được không? Đối với những người yêu ta, chỉ cần họ sống vui vẻ thì ta cũng vui vẻ, họ thất bại ta cũng thấy đau buồn, vì thế phải biết quý bản thân mình để làm vui, yên lòng những người thân yêu. Cuỗì cùng, tự yêu mình, tự biết mình sẽ làm người ta thanh thản, không lo âu vì biết hài lòng với những gì mình đang có, không phải miệt mài tìm kiếm hạnh phúc ở một nơi xa vời đế cuô"i cùng mãi không được hạnh phúc. Tóm lại, đây là một quan điểm vượt ra ngoài khuôn khổ sách vở, ý tứ sâu xa đáng để người đời học tập. Thầy Nhan Hồi không những tinh thông sách vở mà còn là người rất đạo đức, thật xứng đáng là bậc “sĩ quân tử” như Khống Tử ngợi khen.

Trong thời đại ngày nay, khi nền cựu học đã lùi xa vào quá khứ, cuộc sống hiện đại hối hả cuốn chúng ta đi, đôi khi dừng lại đọc và suy ngẫm câu chuyện này vào một buổi chiều yên tĩnh, bỗng dưng thấy mình sâu sắc hơn thật nhiều, tự nhận ra mình còn quá vô tình với bản thân, với mọi người. Rõ ràng những tinh hoa triết lí như vậy không hề bị mai một với thời gian. Câu hỏi của đức Khổng Tử đến nay vẫn chờ đợi câu trả lời của tất cả nhừng ai có khát khao tự hoàn thiện mình.

0