11/01/2018, 00:13

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi về những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và gian khổ. phân tích hình tượng hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm này.

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi về những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và gian khổ. phân tích hình tượng hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm này. Những đứa con trong gia đình, đến lượt mình, sẽ tiếp bước của ...

Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là sáng tác xuất sắc của nhà văn Nguyễn Thi về những người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài và gian khổ. phân tích hình tượng hai chị em Chiến và Việt trong tác phẩm này.

Những đứa con trong gia đình, đến lượt mình, sẽ tiếp bước của những khúc sông trước đó, kế thừa truyền thống được cha anh đổ vào cho khúc sông của đời minh. Nhưng họ là khúc sông sau, họ sẽ chảy xa hơn.

Những đứa con trong gia đình là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Thi - cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong những năm chống Mĩ.

Nhân vật chính trong thiên truyện là những thanh niên lứa tuổi mười tám đôi mươi, và chúng đã kịp thời trớ thành những chiến sĩ xông pha trận mạt.

Nhưng điều bất ngờ là dù thế, tác giả vẫn thể hiện họ chủ yếu trong tư cách những đứa con. Họ, những thanh niên ấy, quả có được miêu tả nhiều hơn trong quan hệ với anh em đồng đội. Thế nhưng họ vẫn được miêu tả nhiều hơn trong quan hệ với gia đình.

Nhìn những chiến sĩ trong tập thể chiến đấu như những đứa con trong gia đình, Nguyễn Thi đã có một cảm xúc nghệ thuật lí thú. Góc nhìn ấy sẽ cho phép nhà văn lí giải, cắt nghĩa phẩm chất của con người không chỉ trong mối quan hệ ngang với một thời đại, mà còn trong mối quan hệ dọc và một truyền thống, một nếp nhà.

Cảm hứng nghệ thuật lí thú ấy đã tìm được cách biểu hiện cũng không kém phần lí thú. Câu chuyện được thuật lại không theo một trật tự thời gian mà chủ yếu là nhịp theo dòng hồi tưởng miên man, đưa nối của một chiến sĩ trẻ tên là Việt., bị thương, cứ liên tục ngất đi rồi lại tỉnh lại trong hoàn cánh chi có một mình giữa một chiến trường mênh mông bóng tối (anh không nhìn thấy gì vì đã bị thương ở mắt) và vừa trở nên vắng lặng hẳn sau một trận đọ lê.

Truyện nói về những đứa con của một truyền thống gia đình yêu nước của người nông dân Nam Bộ, tác giả đã làm rõ cái truyền thống đã sinh thành ra những đứa con.

Trong truyện, truyền thống ấy được hiện lên trước hết qua hình ảnh chú Năm. Đây là hình tượng của con người giữ gìn truyền thống, báo lưu truyền thống, qua những câu hò thiết tha và mênh mông sông nước về một thời nghèo cực mà anh dũng, hào hùng qua cuốn sổ gia đình- mà thực chất là một cuốn gia phả độc đáo - ghi lại những nợ máu của quân giặc và sự dũng cảm kiên cường của dòng họ trong chiến đấu cách mạng. Chủ yếu cũng vì lẽ ấy mà tác giả đã sáng tạo ra chi tiết: chị em Chiến - Việt rước bàn thờ má đặt tại nhà chú Năm trước ngày lên đường đi chiến đấu.

Còn người mẹ thì cuộc đời đó chính là truyền thống. Người mẹ này thuộc vào số những hình tượng phụ nữ mang rõ dấu ấn khá riêng của phong cách Nguyền Thi. Đó là một con người rất phụ nữ nhưng không hề mảnh mai, mềm yếu mà ngược lại, bà khỏe chắc về thể chất và dũng cảm về mặt tinh thần. Con người ấy bộc lộ phẩm chất phụ nữ của mình ở sự tảo tần, xốc vác, ở sức chịu đựng phi thường, ở khả năng ghìm nén đau thương để sống, để nuôi nấng, che chớ. tranh đấu. Người mẹ nông dân bình dị ấy, cũng như mọi người mẹ, là hiện thân của yêu thương, của sự hết lòng với chồng con. Nhưng ở đây, cảm hứng của Nguyễu Thi về tình yêu của người mẹ là cảm hứng với một tinh cảm có sức khiến con người không biết sợ, không chùn bước. Bồng con. cắp rỗ đi theo thằng giặc đòi đầu chồng, hiên ngang đối đáp với kẻ thù mà bàn tay to bản vẫn phủ lên đầu đàn con đứng nép dưới chân - đây là những hình ảnh có giá trị biểu tượng về người phụ nữ ở một đất nước như đất nước chúng ta: quá cực khổ nhưng rất đỗi kiên cường, hết sức đau thương nhưng vô cùng cao cả.

Dù người mẹ đã mất,truyền thống ấy sẽ tiếp tục sống trong những đứa con.

Trước hết. truyền thống ấy thể hiện ớ người con gái, cô Chiến. Chiến không chỉ mang vóc dáng của mẹ, với khổ người to chắc. Chiến còn mang cái nết của mẹ: gan góc, tháo vát., biết tính toán, xếp đặt, lo toan, nói về việc “nghe in như má”. Đó đúng là một đứa con trong gia đình, nối tiếp được truyền thống của gia đình.

Nhưng Chiến không phải là bán sao cùa mẹ. Cô có những nét mới của thế hệ sau: hồn nhiên, vui tươi, hay cười, còn chú ý làm đỏm nữa. Và điều quan trọng hơn là người mẹ trong truyện suốt đời không cầm súng và chỉ quanh quấn ở quê nhà. Chiến bắn được tàu giặc từ khi còn nhỏ. Và người con gái ấy sè đi xa trong cuộc đời. với một ý nghĩ anh hùng không kém nam nhi: “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à”.

Việt - người con trai - cũng thế. Cậu thừa hướng ở mẹ cha, từ khi còn bé, cái tính không hề biết sợ, cái thái độ coi việc đánh giặc cũng tự nhiên như hít thở khí trời, không có gì đáng phải phân vân, đắn đo.

Nhưng Việt không hoàn toàn giống Chiến. Việt là em, lại là em trai, đang trong tuổi ăn, tuổi lớn. Chính vì thế, nhân vật này mang rất nhiều cái duyên dáng của Nguyễn Thi. Việt anh hùng, nhưng không vì thế mà mất đi dáng vẻ vô tư, lộc ngộc của một chàng trai mới lớn. Nhưng dù có thế, thì Việt vẫn là khúc sông trong dòng sông truyền thống của gia đình: đi chiến đấu xa nhất, lập công lớn nhất, và là người tiêu biểu nhất cho tinh thần chiến công cách mạng.

Trên cơ sở của ý tướng trên, thiên truyện quả đã cho ta hình dung thấy: đã có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ những thế hệ cha anh đến đời hai chị em Chiến, Việt.

Đấy là một dòng sông mà khúc thượng nguồn đã được nhà văn cho thấp thoáng hiện ra qua hình tượng chú Năm.

Rồi đến khi gần gũi hơn với những đứa con - khúc sông đời mẹ.

Những đứa con trong gia đình, đến lượt mình, sẽ tiếp bước của những khúc sông trước đó, kế thừa truyền thống được cha anh đổ vào cho khúc sông của đời minh. Nhưng họ là khúc sông sau, họ sẽ chảy xa hơn.

Nhưng đó không phải là dòng sông đơn độc. Dòng sông ấy sẽ hòa vào biển cả. Cũng giống như những con người trong gia đình, họ luôn gắn mình, gắn gia đình mình với số phận của Tổ quốc, nhân dân, cách mạng. Đó là hiện thân của sức trẻ tiến công và đó cũng là hình ảnh của người nông dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ lâu dài. gian khổ.

Trích: loigiaihay.com

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0