Truyện cười: U Tâm ở Quất Lâm

Để có được vị trí và sự thành công trong lĩnh vực phò như hiện nay, thì tôi – cũng như nhiều chị em đồng nghiệp khác đang công tác tại Quất Lâm – phải mang ơn U Tâm rất nhiều. Nhớ thuở chập chững vào nghề, những lần đầu đi khách, tôi rất thiếu tự tin và vụng về, chính U Tâm là người đã ân cần, ...

Để có được vị trí và sự thành công trong lĩnh vực phò như hiện nay, thì tôi – cũng như nhiều chị em đồng nghiệp khác đang công tác tại Quất Lâm – phải mang ơn U Tâm rất nhiều.

Nhớ thuở chập chững vào nghề, những lần đầu đi khách, tôi rất thiếu tự tin và vụng về, chính U Tâm là người đã ân cần, động viên, khích lệ. U bảo: “Con đừng lo lắng quá, kinh nghiệm sẽ hình thành trong quá trình lao động. Như U đây này, hồi mới đi làm, cũng rụt rè, sợ sệt, đeo bao cho khách cũng lóng ngóng, có lần còn làm khách suýt gẫy súng. Thế mà chỉ một năm sau, U đã có thể đeo ba bao vào ba súng cùng lúc: một bằng tay trái, một bằng tay phải, và một bằng mồm”.

Khi chúng tôi hỏi nguyên do đưa U đến với mảnh đất Quất Lâm rồi dấn thân vào cái nghề này, thì U thở dài, kể: Năm 13 tuổi, trong một lần đang chăn bò ở bờ đê, thì U bị cụ Tuấn “dê” – là bạn vong niên với cụ nội của U – chả biết ở đâu chạy ra cầm tay lôi tuột U vào cái vườn chuối hoang gần đó. Rồi cụ Tuấn vạch chim ra, bảo: “Cụ bị bệnh nhồi máu cơ chim, nên chim sưng tấy, rất khó chịu, con giúp cụ chữa bệnh nhé!”. Nhớ lời cô giáo dạy là phải biết giúp đỡ người già, U gật đầu đồng ý. Vậy là cụ Tuấn tụt luôn quần U ra, khom lưng hì hục chữa bệnh. Nhưng có vẻ như bệnh của cụ Tuấn đã nặng quá rồi, bởi cụ chữa xong thì nó cũng chỉ đỡ sưng ngay lúc ấy thôi, chứ hôm sau nó lại sưng tấy lên, và cụ lại cầm tay lôi U vào vườn chuối…

Cứ vậy, ngày nào cụ Tuấn “dê” cũng gọi U ra chữa bệnh. Nhưng khi mà căn bệnh sưng chim của cụ Tuấn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, thì U đã lại bị lây bệnh từ cụ: cái bụng của U cũng sưng dần lên. Bố U biết chuyện đánh cho U một trận gần chết, đuổi U ra khỏi nhà. U dặt dẹo, lang thang thế nào lại lạc đến cái vùng Quất Lâm này. Và đúng như các cụ nói: “Đất lành bướm đậu”, kể từ ngày ấy, U quyết định lập nghiệp ở đây…

U Tâm thích xem bóng đá lắm! U bảo: “Cái nghề cầu thủ với cái nghề phò nó có khá nhiều điểm tương đồng: Cầu thủ ngoài 30 là coi như qua thời đỉnh cao, phải chấp nhận giảm lương, chơi ở những câu lạc bộ làng nhàng. Phò cũng vậy, ngoài 30 là hết đát rồi, phải chấp nhận giảm giá, chường mặt ra đường mà kiếm khách; Cầu thủ nào mà đoạt được cái danh hiệu quả bóng vàng thì coi như là đời sang trang, giá trị tăng cao, tiền vào như nước; Phò cũng vậy, ả nào kiếm được cái danh hiệu hoa hậu thì coi như là đời lên hương, kiếm đại gia dễ ợt, chỉ việc nằm giường mà sắm nhà tậu xe, ăn sung mặc sướng…

Thần tượng của U Tâm là tiền đạo Ronaldo của câu lạc bộ Hoàng gia Rê-An Man-Rờ-Đít, U luôn nhắc nhở chúng tôi: “Các con làm phò, hãy nhìn Ronaldo mà học tập: anh ấy đã 33 tuổi, ai cũng nghĩ anh ấy sẽ hết thời, nhưng không, anh vẫn ghi bàn ầm ầm, và đang có thành tích ghi bàn xuất sắc nhất trong sự nghiệp. Tại sao? Vì anh ấy có lòng quyết tâm và sự nghiêm túc với nghề: ngoài những lúc thi đấu, anh ấy luôn dành thời gian chạy bộ để duy trì sức bền, giam mình trong phòng gym để rèn độ dẻo dai cơ bắp. Các con cũng phải vậy, ngoài những lúc đi khách, các con nên dành thời gian đến phòng tập Yoga để tăng cường sức dập cho cơ háng, tới các trung tâm thẩm mỹ để làm hồng nhũ hoa, xóa thâm vùng kín, uốn xoăn lông bẹn, làm tươi tắn hậu môn”.

U Tâm có một nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp mà tất cả chúng tôi đều khâm phục và học theo, ấy là nguyên tắc “VKL”.

“V” tức là “Vui vẻ”. U Tâm bảo: “Khách đi đá phò, nếu đã có vợ thì hẳn là đang bực bội, ấm ức với vợ, nếu chưa có vợ thì hẳn đang là những thanh niên FA thất bại trên tình trường, đang chán vì không tán được gái nhà lành nên đành tìm đến phò để giải tỏa, thành ra, sứ mệnh sống còn của chúng ta là phải mang đến sự vui vẻ, thỏa mãn cho khách hàng.

“K” ở đây tức là “Khuyên bảo”. U Tâm dạy chúng tôi rằng, khi gặp những trường hợp khách không muốn chơi bao, chúng tôi không được giãy nảy lên, mà phải bình tĩnh khuyên bảo, tư vấn, chỉ ra cho khách thấy những hậu quả khôn lường của việc chơi phò không bao, chẳng hạn như nguy cơ mắc các bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, viêm gan B, nguy cơ có thai ngoài ý muốn… U Tâm kể lần ấy U tiếp một khách hàng là nam, vợ anh đang có bầu, bắt anh ấy phải kiêng. Anh ấy thì đang tuổi ăn tuổi nện, bị vợ cấm thì rất khó chịu và bí bách, nên đã đi đá phò để thỏa mãn. Vừa đá, anh vừa chửi vợ là vô tâm, không nghĩ gì đến ham muốn của chồng. U Tâm nghe thế thì vỗ mông anh ân cần khuyên bảo, phân tích, rằng vợ anh làm vậy là vì cô ấy lo cho sự an toàn của đứa con trong bụng, rằng người phụ nữ khi mang bầu phải chịu rất nhiều mệt mỏi, thiệt thòi, anh làm chồng, nên cảm thông, đừng hờn trách vợ tội nghiệp. Được U Tâm khuyên bảo, anh ấy đã hiểu ra vấn đề, vẻ rất biết lỗi, mắt rơm rớm lệ, anh dồn sức dập liên tục để xuất cho nhanh, rồi vội vàng phi về mua hoa tặng vợ tỏ lòng hối hận.

Còn chữ “L” ở đây chính là “Lương tâm”. U Tâm nói khách hàng là ân nhân, bởi vậy, đừng thấy khách xấu giai mà coi thường, đừng thấy khách chim bé mà dè bỉu. Với khách bị liệt dương, ta không được lấy tiền; với khách xuất tinh sớm, ta linh động giảm giá; khách để quên điện thoại, ví tiền, ta không được tham lam mà phải mang đến trả tận tay cho vợ hoặc người nhà… U Tâm bảo chỉ cần có cái tâm thôi thì làm việc gì cũng sẽ thành công cả!

Cái tâm của U Tâm còn thể hiện ở việc U vẫn đều đặn hàng tháng trích ra một phần từ khoản thu nhập mà U đã phải đổ “mồ hôi sôi nước bím” mới kiếm được để đóng góp, ủng hộ cho quê hương. Nhờ đồng tiền U gửi về ấy mà làng U đã xây được cái nhà văn hóa to tướng cho bà con hân hoan điều độ sinh hoạt, dựng được cái trường học khang trang cho các cháu tung tăng cắp sách đến trường, làm được mấy căn nhà tình nghĩa cho các cụ già neo đơn không nơi nương tựa… Công lao và đóng góp của U với làng lớn đến nỗi người làng đã dựng một bức tượng của U đứng sừng sững ngay trước cổng làng, đặt tên là Tượng nữ thần tự sướng (nhái theo tên và theo cả tư thế của Tượng nữ thần tự do ở Mĩ), với cánh tay phải U giơ cao đang cầm cái ca, tay trái cầm con ve, đầu đội mũ có mấy cái gai tua tủa – chắc là cách điệu của loại bao cao su có gai đang được dân chơi ưa chuộng.

Không phải chỉ khi đã giải nghệ và chuyển qua làm tú bà – giống như mấy cầu thủ giải nghệ chuyển qua làm huấn luyện viên – mà ngay từ thuở còn chân ướt chân ráo mới vào nghề, thì U Tâm đã có một niềm tin mãnh liệt rằng chẳng sớm thì muộn, ngành phò Quất Lâm cũng sẽ được nhà nước công nhận. Khi ấy, phò sẽ được vào biên chế, được đóng bảo hiểm xã hội, được nghỉ đẻ 6 tháng theo đúng chế độ thai sản, được hưởng lương hưu… Sẽ thành lập một Bộ gọi là Bộ Phò. Ngày 6.9 sẽ được chọn làm ngày Phò. Hằng năm, đúng ngày này, Bộ trưởng Bộ Phò sẽ xuống đường, đến tận các ổ chứa, nhà nghỉ, ra tận các gốc cây, vỉa hè để thăm và tặng quà cho cán bộ công nhân viên trong ngành.

Tôi hỏi: “Tại sao U có niềm tin mãnh liệt vào sự phát triển của ngành phò của Quất Lâm như vậy?”. U cười dịu dàng, đáp: “Thứ nhất là vì nhu cầu đá phò ở Việt Nam ta rất cao, cung không đủ cầu, đến nỗi nhiều khách hàng của ta phải sang Thái, sang Lào, sang Tàu để đá. Thứ hai là chúng ta đang may mắn sở hữu một nhóm các bạn trẻ bộc lộ năng khiếu phò từ rất sớm: dù chỉ mới tí tuổi đầu nhưng đã ham chơi lười làm, thích đú đởn son phấn, ăn mặc hở hang, lên mạng show hàng: đây chính là lớp kế cận rất tiềm năng. Với những yếu tố thuận lợi như vậy thì nếu được nhà nước công nhận và khuyến khích phát triển bằng những chính sách hỗ trợ cùng những ưu đãi hợp lý về thuế thì chắc chắn ngành phò của chúng ta sẽ phát triển rất nhanh, không chỉ đáp ứng nhu cầu đá phò trong nước, mà còn hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Pari là kinh đô ánh sáng, Milan là kinh đô thời trang, Hollywood là kinh đô điện ảnh, còn Quất Lâm, Quất Lâm chắc chắn sẽ là kinh đô phò của thế giới!”.

Thế rồi hôm trước đọc báo, xem tivi, thấy có tin rằng một vị đại biểu nào đó vừa đưa ra đề xuất hợp pháp hóa ngành phò, tôi hạnh phúc như muốn tắc thở, chạy ngay về khoe với U Tâm. Hai U con ôm nhau hò hét, nhảy cẫng lên vì sung sướng, rồi lại khóc ngon lành. Sụt sùi trong nước mắt, giọng U như nghẹn đi: “Con thấy chưa! U đã bảo rồi mà, ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi, và chúng ta là người chiến thắng. Nếu nhà nước thành lập bộ Phò, U sẽ ra tranh cử, U sẽ làm bộ trưởng bộ Phò”.

Tôi nghe vậy thì không giấu được vẻ hoang mang, khiến U Tâm phải cau mày hỏi lại: “Sao? Con không tin là U có thể làm bộ trưởng bộ Phò ư? Trước giờ, U luôn là người nói được làm được mà!”. Tôi vẫn sụt sùi, giọng bùi ngùi: “Con biết U là người nói được làm được, chính vì thế, con mới không tin U có thể trở thành bộ trưởng bộ Phò, bởi trước giờ, con ít thấy ai nói được làm được mà lại làm cán bộ cả U ơi! Hu… Hu… Hu…”.

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

0