Truyện cười: Quốc lâm đại chiến

Hôm trước tôi có việc qua Quất Lâm, tiện đường ghé vào đá quả phò cho lại sức rồi đi tiếp. Các tài xế khi dừng ăn cơm dọc đường, họ thường chọn quán có đông xe tải đỗ ở ngoài, tôi dừng đá phò cũng vậy: cứ quán nào đông khách là tôi chọn. Thế nên, tôi quyết định vào một quán phò khá mới – chắc vừa ...

Hôm trước tôi có việc qua Quất Lâm, tiện đường ghé vào đá quả phò cho lại sức rồi đi tiếp. Các tài xế khi dừng ăn cơm dọc đường, họ thường chọn quán có đông xe tải đỗ ở ngoài, tôi dừng đá phò cũng vậy: cứ quán nào đông khách là tôi chọn. Thế nên, tôi quyết định vào một quán phò khá mới – chắc vừa khai trương – nơi có rất nhiều khách đang đứng xếp hàng dài tới vài trăm mét.

Là một người đá phò có văn hóa, tôi tất nhiên không chen ngang mà ngoan ngoãn đứng xếp hàng chờ tới lượt. Khi thấy những người đang xếp hàng ai nấy đều ôm trên tay những bịch tiền lẻ mệnh giá 2 trăm, 5 trăm đồng, tôi ngạc nhiên hỏi lí do thì một anh mặt đỏ phừng phừng, trả lời bằng giọng bực tức:

– Bọn anh dùng tiền lẻ để phản đối việc họ thu tiền phò cao quá! Nói thật với em, anh đây đã đá đủ các loại phò ở mọi vùng miền, trên mọi nẻo đường thân yêu của tổ quốc, có những chỗ phò rất mới, chân dài ngoằng, mặt mịn màng, mà giá chỉ bằng nửa phò ở đây thôi. Họ thu tiền như thế này thì sao bọn anh chịu nổi? Hơn nữa, việc đặt quán phò ở đây là không hợp lý: Phò thì phải đặt ở nơi xa trung tâm, càng thưa người càng tốt. Còn đây là khu dân cư đông đúc, đối diện ngay nhà bố vợ anh. Vậy là làm khó cho anh rồi!

– Tức là anh sợ bố vợ anh nhìn thấy anh đi đá phò? – Tôi hỏi.

– Không, anh sợ mẹ vợ thôi, chứ bố vợ thì anh không sợ, vì bố luôn ủng hộ anh mà. Có phải không bố? – Nói rồi, anh ta quay sang nhìn ông cụ khá đẹp lão đứng bên cạnh mình. Ông cụ cười hiền, tay mân mê cục tiền lẻ, giọng thỏ thẻ: “Tất nhiên! Bố luôn ủng hộ con! Đã lần nào con đi đá phò mà không có bố đi cùng chưa?”.

Rồi ông cụ hỏi tôi là sao không đổi tiền lẻ để lát vào mà thanh toán. Tôi bảo tôi không phải người ở đây, chỉ là khách đá phò vãng lai, tiện đường dừng chân làm nháy rồi đi thôi, nên tôi không bận tâm lắm. Ông cụ nghe vậy lắc đầu, vẻ không hài lòng:

– Cháu nói thế là không được rồi! Cháu thử nghĩ xem, nếu chúng ta không phản đối, họ sẽ càng lấn tới, họ sẽ nhân rộng mô hình đó ra khắp nơi, từ tỉnh ta sẽ lan qua tỉnh cháu, lúc ấy, cháu còn có thể nói là không bận tâm được nữa hay không? Cháu hãy nhìn đi – cụ nói rồi chỉ vào một đám người đang xếp hàng phía trước: đó là cụ Đặc, 90 tuổi, liệt toàn thân vẫn cố đứng dậy ra đây đổi tiền lẻ xếp hàng đợi đá phò. Còn kia là chú Bim, vợ mất sớm, con không có, chú ở vậy một mình, chịu cảnh gà trống nuôi thân, kinh tế rất khó khăn, vậy mà mấy hôm nay, chưa hôm nào chú Bim vắng mặt. Thậm chí, có hôm đá xong một lượt rồi, chú còn quay lại, tiếp tục đổi tiền lẻ, đá thêm lần nữa. Còn cả bác Vuồi, đang vội đưa người đi cấp cứu, vẫn kiên nhẫn ôm tiền lẻ xếp hàng chờ đến lượt…

Ông cụ nói đến đó thì mắt rươm rướm, giọng nghẹn lại vì xúc động, còn tôi cũng lặng đi bởi hổ thẹn, mặt cúi gằm, không thốt nên lời. Đúng lúc đó, mọi người xung quanh đồng loạt phấn khởi, reo hò. Hóa ra chủ quán phò vừa quyết định xả quán cho mọi người vào đá phò miễn phí, vì theo quy định, nếu để khách xếp hàng ùn tắc trên 1 km thì chủ quán sẽ bị phạt.

Tôi hòa cùng vào niềm vui chung của mọi người, và tôi tin, khi còn những con người có tâm với bộ môn đá phò như là bố con ông cụ vừa nói chuyện với tôi, như là chú Bim, cụ Đặc, bác Vuồi… thì cái thằng chủ phò hẳn sẽ hiểu ra rằng: không phải là nó muốn làm gì cũng được!

Tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo

0