Trường THCS Cẩm Văn – Thi kì 2 Văn 8 năm 2017:Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ ‘Quê hương’ của…
Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn của trường THCS Cẩm Văn năm học 2016 – 2017 . Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương. 1. Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” a. ...
Tham khảo đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn của trường THCS Cẩm Văn năm học 2016 – 2017. Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.
1. Cho câu thơ sau:
“Ta nghe hè dậy bên lòng”
a. Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ?
b. Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào?
2. Trong văn bản Nước Đại Việt ta (Sách Ngữ văn 8 tập hai – NXB Giáo dục), Nguyễn Trãi khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Trình bày suy nghĩ của em về hai câu thơ trên?
2: 1. Câu cầu khiến là gì? Cho ví dụ.
2. Xác định các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn sau:
“Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ (1):
– Này, u ăn đi! (2)”
(Trích “Tắt đèn” – Ngô Tất Tố)
3. Nêu tác dụng trật tự từ của câu sau
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
3: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Từ đó, liên hệ tình cảm mình với quê hương.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1.Ý 1.
a. Chép đúng các câu thơ tiếp
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!
b. Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm “Khi con tú hú” (sáng tác 7/1939 khi Tố Hữu bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ – Huế) (0.5 đ)
Ý 2.* Yêu cầu về kĩ năng:
– Đảm bảo viết thành đoạn văn ngắn, biết cảm nhận về câu thơ diễn đạt trong sáng, ít sai chính tả ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản sau:
– Hai câu thơ trên cho thấy nội dung Nguyễn Trãi đề cập đến là:
– Cốt lõi nhân nghĩa trong 2 câu thơ trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân thì phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân.
– Người dân mà tác giả nói là: Người dân Đại Việt
– Kẻ bạo ngược là quân Minh.
– Tư tưởng “nhân nghĩa” được tác giả dùng với nghĩa yêu thương dân, lấy dân làm gốc.
– Nhân nghĩa vốn là một khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, về cách ứng xử, tình thương giữa con người với nhau.
– Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc làm gốc – đó là một tư tưởng rất tiến bộ so với đương thời.
2* Ý1. Nêu đúng khái niệm câu cầu khiến
– Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, thôi, nào, … hay ngữ điệu cầu khiến
– VD: Em hãy cố gắng học tốt hơn.
* Ý 2. (1 điểm) HS xác định đúng các kiểu câu và các hành động nói trong đoạn văn: (1,0 đ)
Câu (1): Câu trần thuật – Hành độngtrình bày
Câu (2): Câu cầu khiến – Hành động điều khiển
* Ý 3: HS nêu đúng tác dụng trật tự từ của câu.
+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
-> Tạo nhịp điệu mềm mại, uyển chuyển cho câu nói.
3:HS có thể có nhiều cách phân tích khác nhau song cơ bản nêu được các ý sau:
a. MB:
– Giới thiệu về bài thơ Quê hương của Tế Hanh
– Nêu vấn đề: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh
HS giới thiệu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác tác phẩm và nêu được vấn đề nghị luận. Văn viết tự nhiên, có cảm xúc.
b. TB:- Đó là vẻ đẹp của chính làng quê tác giả, một làng chài ven biển Trung Bộ (Phân tích hai câu thơ đầu)
– Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn của cuộc sống và con người làng chài khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá: (4 câu tiếp theo)
– Bức tranh ấy hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên trong sáng, thơ mộng của buổi bình minh.
– Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai khoẻ khoắn và hình ảnh những con thuyền băng băng lướt sóng.
– Hình ảnh cánh buồm là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nhiêu nỗi niềm của người dânh chài.
– Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh thuyền cá trở về bến: (4 câu tiếp theo)
– Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài.
– Hình ảnh những chàng trai và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn.
– Đó là bức tranh làng quê thật tươi, sinh động và giàu sức sống, ấp áp tình người.
Vẻ đẹp bức tranh làng chài qua nỗi nhớ quê hương (4 câu cuối)
Trong bức tranh ấy là nỗi niềm của một người con xa quê nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh thấm đượm về những bức tranh về làng chài…
c. KB: Khẳng định vấn đề.
– Bức tranh quê trong bài thơ thể hiện tình cảm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh với “Quê hương”.
– Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài Việt Nam.