Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có hai nhân vật đặc sắc là Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu chọn một trong hai nhân vật để làm rõ sự ...
Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân – Trong truyện ngắn Chữ người tử tù có hai nhân vật đặc sắc là Huấn Cao và viên quản ngục. Nếu chọn một trong hai nhân vật để làm rõ sự sáng tạo độc đáo của tác giả, bạn sẽ chọn nhân vật nào? Hãy cho biết, tại sao lựa chọn như vậy. Nếu Huấn Cao như một giả định về cái ...
1. Chọn nhân vật
Một bài làm đầy đủ, trước hết cần xác định tác phẩm và nhân vật văn học bao giờ cũng là sản phẩm của sự sáng tạo (hư cấu), ngay cả khi tác giả vay mượn và tỏ ra trung thành với mẫu người thực, việc thực ngoài đời.
2. Yêu cầu
Yêu cầu chính ở đây trả lời: Tại sao chọn nhân vật ấy mà thực chất là phân tích nhân vật văn học đã chọn, để chỉ ra cái độc đáo của nhân vật và cái đặc sắc trong sáng tạo của nhà văn.
2.1.Chọn nhân vật Huấn Cao
– Huấn Cao, nhân vật chính diện trung tâm của tác phẩm là hiện thân của cái đẹp kết tinh nhiều giá trị. Hiện thân của cái tài, đức và nhân cách. Tài thì văn võ kiêm toàn, có cái đẹp uy nghi của một người hào kiệt (khởi nghĩa), lại có cái đẹp cổ kính của một nghệ sĩ tài hoa cổ xưa (viết chữ – thư pháp). Đức và nhân cách thì ngạo nghễ trước mọi thế lực mà thường tình người ta vì nể, e sợ (tiền bạc, cường quyền…) nhưng lại chí tình, độ lượng bao dung (liên tài) trước cái thiện (thiên lương) của con người…
http:///chu-nguoi-tu-tu-nguyen-tuan-e135.html
– Nhân vật hấp dẫn người đọc từ dòng đầu, và cứ thế, cuốn hút suốt chiều dài thiên truyện. Đó là sức mạnh nghệ thuật ở một nhân vật có lí tưởng.
– Nhân vật càng hấp dẫn khi ta biết liên hệ với nguyên mẫu Cao Bá Quát, một nhân vật huyền thoại lung linh.
2.2.Chọn nhân vật quản ngục
Nếu Huấn Cao như một giả định về cái đẹp và sức mạnh hướng thiện của nó, thì quản ngục mới là nhân vật được xây dựng để hiện thực hóa sức mạnh giả định ấy. Nói cách khác, có viên quản ngục, ý đồ nghệ thuật của nhà văn (chủ đề tư tưởng của tác phẩm) mới được thực hiện. Có điều vai trò ấy của nhân vật quản ngục không dễ nhận ra, bởi nhân vật này dường như được Nguyễn Tuân giấu kin, ẩn xuống hàng hai, sau nhân vật Huấn Cao. Song chính vì vậy, khi được phát hiện, nhân vật sẽ mang lại nhiều khoái cảm thẩm mĩ hơn. Trái lại, ở viên quản ngục có sự vận động của tính cách ông ta: ông ta từng là người tử tế, biết yêu cái đẹp, nhưng ra vào chỗ tối tăm, đã bị hoen ố đi nhiều. Giờ đây gặp được ông Huấn – người mà viên quản ngục khát khao được gặp, lòng yêu cái đẹp sống dậy, mãnh liệt đến bất chấp cả tính mạng. Và ta tin, sau khi trang sách gấp lại, viên quản ngục sẽ quay về con đường của thiên lương. Tác phẩm có sức ngân, chủ yếu là ở đấy. Nói khác đi, vận mệnh nghệ thuật của tính cách Huấn Cao đã hòa kết cùng với sự kết thúc của truyện trong khi vận mệnh đó vẫn tiếp tục ở nhân vật viên quản ngục. Viên quản ngục đời hơn, thực hơn và khó xây dựng hơn.