Trong “Phép mầu nhiệm của đời” có câu chuyện rằng: "Người hàng xóm của cậu bé 4 tuổi vừa mất vợ...." Anh (chị) suy nghĩ gì về câu chuyện trên - Ngữ Văn 12
"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Ca từ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn vang lên đâu đấy trong đời sống khá bộn bề của chúng ta. ...
"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Ca từ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn vang lên đâu đấy trong đời sống khá bộn bề của chúng ta.
Gợi ý
Học sinh có thể trinh bày theo nhiều cách, nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau đây:
1.Hiểu dược ý nghĩa câu chuyện
-Đề cao, kêu gọi sự chia sẻ, cảm thông trong cuộc sống - đó là sự thân thiện xuất phát từ đáy lòng giữa người với người.
-Có nhiều cách chia sẻ, có khi sự chia sẻ một cách im lặng lại có chiều sâu nhất.
2.Sự chia sẻ của cậu bé
-Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ.
-Sự cảm thông chân tình của trái tim trong sáng vô ngần.
3. Liên hệ trong cuộc sống
-Có những người sống chia sẻ bằng một tâm hồn cao thượng, trong sáng và vô tư
-Có những người quan tâm để tỏ ra bề trên, nhưng thiếu một tấm lòng chân thành cần thiết.
-Có những người quan tâm để cầu lợi.
4.Thái độ của chúng ta
-Liên hệ bản thân.
-Phê phán sự quan tâm “chia sẻ” có tính chất vụ lợi, giả tạo.
-Phê phán sự lạnh lùng, vô cảm.
-Kêu gọi sự sẻ chia, cảm thông - sống có tình người.
Bài làm
"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Ca từ của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn vẫn vang lên đâu đấy trong đời sống khá bộn bề của chúng ta. Vâng, để gió cuốn đi mới có thể lấp đầy những ưu phiền, khổ đau mà ta cần sẻ chia, thấu hiểu trong quan hệ giữa người với người. Không chỉ người trưởng thành phải làm mà kể cả những em thơ cũng cần được giáo dục về lòng nhân ái. Câu chuyện cậu bé bốn tuổi "lặng yên” ngồi vào lòng người hàng xóm vừa mất vợ đã làm ta suy nghĩ về trách nhiệm của đạo lí làm người và nó nhác nhớ ta về một lối sống đẹp, cần được tươi xanh mãi trong đời sống của nhân loại.
Vẻ đẹp tình người được ví như viên kim cương ngời sáng nhất trong các kim loại. Sự cảm thông hồn nhiên và ngây thơ; sự chia sẻ chân tình của trái tim trong sáng vô ngần của cậu bé trong mầu chuyện nhỏ kia, lại thấm đẫm vẻ đẹp về sự cư xử với nhau trong đời. Người ta bảo rằng, cuộc sống vốn dĩ bất toàn, vẫn tồn tại cái tốt lẫn cái xấu; cái thiện lẫn cái ác,... Ta luôn phải đấu tranh để cái đẹp tồn tại và toả sáng. Chia sẻ, cảm thông là mang đến cho người khác niềm vui, là sự nâng đỡ tâm hồn nhau, để cuộc sống này đáng yêu hơn, có ý nghĩa hơn. Khi chia sẻ, cảm thông phải bằng cả tấm lòng trong sáng, không vụ lợi thì nhân cách ta mới thật sự hoàn thiện; mới thật sự không làm tổn thương người.
Nhà tỉ phú Bill Gates người Mĩ khi đã thành công, thành danh, thành người, ông vẫn không quên trách nhiệm làm người là hướng đến những mảnh đời nghèo khổ bàng sự sẻ chia nhằm xoa dịu nỗi khốn khó của họ. Thật đáng trân trọng cho tâm hồn cao thượng của Bill Gates, khi ông dành phần lớn tài sản của mình cho người nghèo và phần ít nhất cho con ông. Có điều có một thứ tài sản vô giá mà những người con ông được thừa hưởng là tấm lòng nhân ái và nhân cách cao đẹp của người cha mình. Có một thứ mà người ta phải quỳ xuống trân trọng, đó chính là tấm lòng: Bill Gates là một con người như thế!
Chia sẻ với cả dân tộc trong nỗi đau nô lệ, Hồ Chí Minh đã hi sinh cuộc đời riêng cuả mình, Người lên đường tìm ra kế sách đưa dân tộc vào một kỉ nguyên huy hoàng bậc nhất trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam: Kỉ nguyên độc lập tự do; từ thân phận nô lệ thành người làm chủ đất nước mình. Thế nhưng Bác chưa từng tỏ ra quyền uy với nhân dân và đồng chí mình. Bác vẫn một đời bình dị, rất mực gần gũi với mọi người. Chính sự sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu một cách chân thật ấy, đã làm nên một chân dung vĩ đại Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc ta. Dân tộc ta không gọi Hồ Chí Minh là “ông”, là "anh” mà bàng tiếng gọi Bác thật gần gũi, giản dị mà thân thương như ruột thịt là vì lẽ đó!
Lấy hai ví dụ về những nhân cách lớn, tâm hồn cao cả, để ta thấy trong đời thường vẫn tồn tại biết bao những con người tiếng là nói “sẻ chia” mà đầy nhừng toan tính, giả tạo. Đã từng có ca sĩ hát trong đêm nhạc từ thiện cứu giúp trẻ em mồ côi, cơ nhỡ mà nằng nặc đòi tiền thù lao. Có những cấp dưới tìm cách tặng quà cho sếp mình, khi mà sếp đã giàu quá cỡ rồi. Vậy thử hỏi món quà kia ngụ ý gì? Chia sẻ hay là toan tính, mưu cầu quyền lợi?
Dân tộc ta vẫn hát mãi câu hát dân gian từ đời này sang đời khác “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng”, vẻ đẹp truyền thống ấy hiện lên càng rõ mỗi khi bão lũ về, có biết bao nhiêu gia đình tạn hoang, thì cũng có nhiều không đếm xuể những bàn tay đưa ra nâng đỡ họ, chia sẻ với họ hết sức vô tư. Những ngày cận tết, chính phủ thường cấp kinh phí về địa phương để chăm lb cho người nghèo là một nghĩa cử cao cả. Vậy mà, có những người ở địa phương ăn xén luôn chén cơm cơ hàn của những mảnh đời đáng thương. Những kẻ đó đã chà đạp lên đạo lí làm người một cách không thương tiếc. Sống mà không biết sẻ chia là người ấy tật nguyền về cảm xúc. Tạo hoá sinh ta ra và người còn hào phóng tặng ta trái tim. Trái tim nhìn ở một hướng nào đó, nó giống như ngọn lửa: ngọn lửa sưỏ: ấm tình người.
Trái tim vô tư ấm áp tình người của cậu bé trong câu chuyện thật sự là một bài học cho mỗi chúng ta trong phép cư xử với nhau trong đời. Trái tim hồn nhiên sẻ chia với nhau trong cuộc sống, có thể nói nó như một đống lửa than ấm áp toả lên giữa mùa đông lạnh lẽo. Sống biết yêu thương chia sẻ vã chia sẻ hồn nhiên, vô tư đã giúp ta hoàn thiện hơn về nhân cách.
soanbailop6.com