04/06/2017, 08:41
Trong bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt, tại sao khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại. Viết đoạn văn nêu rõ ý kiến của em.
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa. Trong kí ức tuổi thơ của người ...
Trong bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt có hai hình ảnh thơ xuyên suốt bài thơ và luôn đan xen vào nhau. Đó là hình ảnh bếp lửa và hình ảnh người bà. Khi nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, khi nhớ về bà là nhớ ngay đến hình ảnh bếp lửa.
Trong kí ức tuổi thơ của người cháu nhỏ, bà và bếp lửa là hai hình ảnh không thể tách rời. Nhắc đến bà là nghĩ đến những “lận đận đời bà biết mấy nắng mưa” nhưng bà vẫn tảo tần thay con nuôi dạy cháu. Dù những năm đói nghèo cực nhọc “đói mòn đói mỏi” hay những tháng năm cách mạng bùng lên bà vẫn sớm sớm chiều chiều “bếp lửa bà nhen” để lo cho cháu cái ăn, cái mặc... Bếp lửa ấy mang lại những tia sáng thần kì biết mấy: “ấp iu nồng đượm”, “nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi”, “nhóm nồi xôi gạo mới thổi chung vui”, “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”,... Bếp lửa không còn là bếp lửa hiếu theo nghĩa đen mà đã được chuyển nghĩa để trở thành biểu tượng của yêu thương, của sẻ chia và che chở.
Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.
Đó là biểu tượng thiêng liêng về cuộc đời người bà thân yêu trong trái tim cháu. Chính bởi những điều đó, bếp lửa và bà trở thành hai hình ảnh thơ độc đáo, có mối quan hệ khăng khít không thể tách rời.