24/02/2018, 18:47

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc lên nền văn nghệ của chúng ta”. Hãy bài tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc lên nền văn nghệ của chúng ta”. Hãy bài tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. Bình ...

Trong bài Nhận đường, Nguyễn Đình Thi viết: “Văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc lên nền văn nghệ của chúng ta”. Hãy bài tỏ suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

Bình luận ý kiến của Nguyễn Đình Thi, HS xem xét từ mối quan hệ giữa văn nghệ và kháng chiến (hiện thực cuộc sống), thấy rõ bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới của chúng ta từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. Có thể trình bày những ý sau:

a) “Văn nghệ phụng sự kháng chiến”: Đây là quan điểm văn nghệ của Đảng ta, của các văn nghệ sĩ tự nguyện đem ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc.

b) “Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới…” ý nói đến mối quan hệ giữa hiện thực cuộc kháng chiến đối với văn nghệ. Hiện thực luôn là nguồn sức mạnh bất tận nuôi sống văn học nghệ thuật, đem đến cho văn nghệ những chất liệu sống phong phú, những cảm hứng nồng nàn để tạo ra tác phẩm. Chính cuộc kháng chiến đã đến cho văn nghệ một sức sống mới trẻ trung, khoẻ khoắn để văn nghệ có thể phụng sự kháng chiến tốt hơn. Nội dung này đã được hình tượng hoá và nhấn mạnh như sau: sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.

So sánh với văn học trước cách mạng ta thấy, văn học kháng chiến đã có một “sức sống mới”, vì được hun đúc từ hiện thực kháng chiến. Văn học Việt Nam không bất lực trước cách mạng như dòng văn học hiện thực phê phán trước cách mạng, cũng không thoát li, xa lạ với đời sống nhân dân như thơ ca và tiểu thuyết lãng mạn. Chính kháng chiến đã tạo ra nền văn học mới của cách mạng.

c) Qua so sánh, có thể thấy được bản chất và đặc trưng của nền văn nghệ mới: nền văn nghệ của nhân dân, gắn bó mật thiết với vận mệnh của đất nước, từ cuộc cách mạng của nhân dân và đất nước mà lớn lên, để rồi phục vụ cuộc sống đó của nhân dân, của đất nước. Có thể nói “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy” (Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951- Hồ Chí Minh).

d) Cách nói với hai ý có vẻ như mâu thuẫn “ngược nhau” nhưng lại thống nhất với nhau khiến luận điểm càng thêm sâu sắc.

van vinh thang

0 chủ đề

23876 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0