Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử – Văn mẫu lớp 11
Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử – Bài làm 1 “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, mẹ đã cho con cuộc sống đầy tình yêu thương và niềm hạnh phúc. Những lời ru ấm áp tình thương ấy đã cho con giấc ngủ yên lành. Con dù đã lớn, nhưng trong đêm những lúc con trở mình, đôi tay ...
Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử – Bài làm 1 “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, mẹ đã cho con cuộc sống đầy tình yêu thương và niềm hạnh phúc. Những lời ru ấm áp tình thương ấy đã cho con giấc ngủ yên lành. Con dù đã lớn, nhưng trong đêm những lúc con trở mình, đôi tay gầy của mẹ vẫn vỗ nhẹ vào con, đưa con vào giấc ngủ sâu. Làm sao con có thể quên cái cảm giác ấm áp khi được mẹ “vỗ về” cơ chứ! ...
Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử – Bài làm 1
“Tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, mẹ đã cho con cuộc sống đầy tình yêu thương và niềm hạnh phúc. Những lời ru ấm áp tình thương ấy đã cho con giấc ngủ yên lành. Con dù đã lớn, nhưng trong đêm những lúc con trở mình, đôi tay gầy của mẹ vẫn vỗ nhẹ vào con, đưa con vào giấc ngủ sâu. Làm sao con có thể quên cái cảm giác ấm áp khi được mẹ “vỗ về” cơ chứ! Mẹ lúc nào cũng thương yêu, đùm bọc, cũng chở che con trong vòng tay. Nhưng mẹ ơi, con chợt thấy buồn khi nhận ra trong cái thế kỉ hiện đại này, có nhiều người đã không còn biết hát ru con, họ để con nằm trong cái nôi ấm áp chăn đệm chứ không phải như mẹ đã ôm ấp con. Con hãnh diện biết bao vì con được lớn lên từ vòng tay mẹ. Mẹ đã địu con trên lưng những lúc trồng lúa, trồng khoai chỉ vì mẹ sợ con tỉnh dậy không có mẹ ở bên. Mẹ bảo: “Mẹ cõng mày còng cả lưng, khổ lắm, nhưng mà yên tâm, để mày ở nhà nhỡ dậy chả có ai bế lại khóc hết hơi thì tội. Thế mà mày tè cả lên người mẹ đấy”. Mẹ vừa nói vừa cười, tiếng cười của mẹ tự nhiên cứ hằn sâu trong con. Cuộc sống vất vả của mẹ đã cho con tình thương. Giờ đây khi con đã lớn khôn, mẹ vẫn gọi con là “con ranh”, vì con vẫn chỉ là một đứa bé không thể thiếu đôi tay mẹ ở bên.
Trong tim con có bao thứ tình cảm đẹp đẽ, nhưng tình yêu mẹ luôn là đẹp nhất. Mẹ có nhớ cái lần con đi chơi nhà bạn Hoa sau giờ tan học đến tận mười hai giờ trưa? Mẹ đã lo lắng, đạp xe khắp làng vừa tìm con, vừa khóc. Lần ấy, mấy cái vụt vào chân, con đã khóc nức lên, mẹ nghiêm khắc nói: “Không được khóc nữa, còn khóc mẹ lại vụt, rõ chưa?”. Nhưng mẹ ơi con đã thấy, lúc quay lưng đi mẹ đã khóc thầm. Con hứa sẽ không bao giờ như thế nữa đâu. Mẹ có nhớ không, lần đầu tiên con lỡ giận mẹ ấy, chỉ vì con còn nhiều bài tập mà quên béng đi chậu quần áo chưa giặt. Mẹ nhắc nhẹ nhàng, thế mà con lại gắt gỏng: “Con sẽ giật là được chứ gì”. Lúc ấy con cứ nghĩ “mình chẳng có lối gì cả, đâu phải tại mình lười”. Nhưng cả ngày hôm đó con đã đóng kín cửa phòng, hối hận “tại sao mình lại có thể hỗn láo với mẹ như thế được…”. Cho đến khi mẹ gọi con xuống ăn cơm và thủ thỉ: “Con gái của mẹ đà lớn rồi, con cần làm những công việc vặt trong nhà, dù nhiều bài tập thế nào nếu con biết sắp xếp thời gian biểu của mình hợp lí thì con vẫn có thể giúp mẹ cơ mà, đúng không con yêu!”. Mẹ thật tuyệt vời, mẹ là người tuyệt vời nhất của con. Mẹ dã ở bên con, nhắc nhở và dạy con cách làm người, mẹ luôn là người đỡ con dậy mỗi lần bị điểm kém, mỗi lúc con gặp khó khăn. Nhưng mẹ ơi, con chợt thấy sợ, sợ một ngày không có mẹ ở bên con nữa, lúc ấy con biết phải làm sao? Mẹ có biết rằng:
Thêm một người quả đất sẽ chật hơn
Nhưng thiếu mẹ thế giới đầy nước mắt
(Đồng dao trước hoàng hôn)
Làm sao con có thể sống hạnh phúc được nếu thiếu mẹ. Hỡi những người con trên trái đất này, đừng bao giờ để mẹ mình phải buồn phiền, hãy yêu mẹ nhiều hơn nữa và đừng để tình yêu muộn màng sẽ biến thành ân hận…
Con không thể tưởng tượng được nỗi đau xé ruột của một người mẹ khi mất đi đứa con của mình. Vậy mà hiện nay con thấy có những người mẹ lại có thể bỏ rơi con. Tất nhiên họ cũng chẳng dễ gì mà dứt đi đứa con thân yêu của mình như thế. Có người vì không đủ khả năng để cho con một cuộc sống tốt đẹp , có người vì hoàn cảnh ép buộc không thể nuôi con ở bên, lại có người vì không thể sống chung với chồng… Tại sao họ không thể vượt qua hoàn cảnh? Oái oăm hơn, lại có cả người mẹ coi con như người dưng nước lã. Tất cả đã để lại cho những đứa con của họ nỗi đau đớn nặng nề , những đứa trẻ đó thật bất hạnh vì chúng thiếu thốn tình cảm vô cùng. Cuộc sống như thế chỉ đẩy những cay đắng mà thôi. Người bạn của con đã phải sống cực nhọc, vất vả cũng vì lẽ đó. Bô mẹ Ngân li hôn khi mới sinh ra Ngân, bố bỏ lên Thái Nguyên lấy vợ lẽ được mấy tháng thì bị nghiộn, mẹ thì về nhà chị gái, hai con người ấy để lại đứa con bé bỏng sống với ông bà đã già yếu. Cuộc sống của Ngân rất khổ cực với những nỗi đau chất đầy. Bố Ngân mất vì nhiễm HỈV giai đoạn cuối, người bà quá đau khổ cũng đi theo con. Ngân bơ vơ, lạc lõng, sống cùng với người ông bị dị tật, cuộc sống lại càng thiếu thốn, lam lũ hem. Ngân phải tự đi kiếm sống. Đến nước này rồi mà mẹ Ngân vẫn thờ ơ. Cảnh ngộ éo le đến thế là cùng. Xã hội đang trên đà thay đổi với những hiện đại hoá. Xã hội cũng đang làm thay đổi cả con người. Bây giờ, có một hiện thực rất phổ biến trong suy nghĩ của nhiều người mẹ. Họ nghĩ rằng chỉ cần lo cho con một cuộc sống tiện nghi, giàu có là đủ, họ chỉ cố kiếm thật nhiều tiền mà quên một điều rằng: Những đứa con của họ cần hơn bao giờ hết tình yêu của mẹ dù cuộc sống có khó khăn.
Mẹ ơi, con đã hiểu tình mẫu tử thiêng liêng, đẹp đẽ biết nhường nào. Bởi mẹ đã cho con một tình mẫu tử thực sự. Con thật lòng muốn nói rằng: “Con yêu mẹ, yêu mẹ rất nhiều”. Nếu chỉ có một điều ước, con sẽ ước mãi được ở bên mẹ, “Con sẽ là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ". Con muốn tất cả những đứa con trên thế giới này biết trân trọng, giữ gìn tình mẫu tử cao quý của mình. Bởi lẽ tình mẫu tử từ xưa tới nay và cho đến mai sau vẫn sẽ là thứ tình cảm đẹp nhất trong mỗi con người.
Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử – Bài làm 2
Tình mẫu tử luôn là thế giới tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất của con người. Biết bao nhà thơ, nhạc sĩ đã dành những lời ca, lời thơ hay nhất để ca ngợi người mẹ:
“Đời thiếu mẹ hiền không phụ nữ
Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu”
Câu nói: “Không có người mẹ thì không có anh hùng và nhà thơ”. Câu nói thật triết lí, khẳng định vị trí, vai trò, công lao to lớn của người mẹ đối với nhân loại.
Mẹ là người sinh ra ta, cho ta cuộc sống, nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành. Mẹ phải chịu qua bao gian lao vất vả, mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày để sinh con, lo cho con từng miếng cơm manh áo, từng giấc ngủ:
“Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ năm canh”
Người mẹ dìu dắt, dõi theo con từng bước. Sự trưởng thành của người con là công lao to lớn của mẹ. Có người từng nói: “Tương lai của người con là công trình của người mẹ”. Mẹ là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất của con trong suốt cuộc đời, là nơi chia sẻ niềm vui lúc công thành danh toại, là chốn tìm về khi con gặp thất bại trên đường đời:
Tất cả chúng ta, dù là người bình thường đến nhà thơ, anh hùng, vĩ nhân đều được người mẹ sinh ra, nuôi dưỡng trưởng thành. Không ai có mặt trên đời mà không được sinh ra từ mẹ. Vì thế, M.Gorki mới nói mẹ là Đấng sáng tạo, là Tạo hóa mà mỗi người ra đời là một nhân cách kì diệu.
Câu nói về tình mẫu tử vừa có sức khái quát sâu sắc, toàn diện về vai trò, chức vị của người mẹ đối với nhân loại, vừa ca ngợi công lao to lớn, vừa là lời nhắc nhở những ai coi nhẹ tình mẫu tử.
Trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử – Bài làm 3
Khi trẻ con tập đi
Đường như có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng…
(Xuân Quỳnh – Chuyện cổ tích về loài người)
Những vần thơ nhẹ nhàng, tinh tế ấy của Xuân Quỳnh đã giúp cho con người ta thấy được vai trò to lớn của người mẹ cũng như những lời ru ngọt ngào trong cuộc đời mỗi con người. Mẹ trở thành nguồn cảm hừng dạt dào của biết bao thi sĩ. Bạn đọc yêu thơ chắc hắn đều rất ấn tượng với Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy, đặc biệt là hai câu thơ cuối khổ ba đã gợi cho người đọc nhiều suy ngẫm vể tình mẫu tử trong xã hội hiện đại ngày nay:
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Nguyễn Duy đã viết bài thơ trong nỗi xúc động nghẹn ngào khi người mẹ kính yêu của ông mãi mãi đi xa. Có thể nói, hai câu thơ mang đậm tính triết lí đã để lại trong mỗi trái tim nhiều rung cảm những dư vị thật khó quên, con ngưòi được sinh ra trong cõi đời này đâu chỉ lớn lên bằng dòng sữa ấm áp của mẹ mà còn bởi những lời ru "ầu ơ sớm chiều" – những lời ru từ "cái cái bang", từ "cái hoa rất thơm", từ cánh cò bay lả bay la trong những câu ca dao, từ "vị gừng rất đắng", từ "đầu nguồn" của những "cơn mưa", từ "bãi cát vắng"… Cuộc sống rất đỗi bình dị xung quanh đã góp phần khơi dậy những xúc cảm, rung động đầu tiên trong tâm hồn con. Và chính những lời ru ngọt ngào ấy lại là những bài học về đạo lí, những phẩm chất tốt đẹp của con người mà mẹ muốn mang đến cho đứa con bé bỏng: tình yêu quê hương đât nước, lòng vị tha, khoan dung, nhân ái với con người, tình cảm gia đình,.. Đặc biệt hơn cả, sâu thẳm trong lời ru giản dị ấy là tình yêu thương vô bờ, là niềm vọng mẹ dành cho con. Những bài học từ cuộc sống cùng tình yêu thương bao la trọn đời mà mẹ dành cho con, dẫu có đi hết cuộc đời này, đi "trọn kiếp người", con cũng không thể "đi hết mấy lời ru mẹ ru". Dù có cố gắng bao nhiêu, con cũng sẽ không bao giờ đền đáp được công ơn sinh thành và dưỡng dục to lớn của mẹ! Dẫu con có đi đến đâu, dù có xảy ra bất cứ điều gì thì mẹ vẫn sẽ mãi mãi ở bên con, sẽ dõi theo từng bước đi của con:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng, xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn, vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
(ChếLan Viên – Con cò)
Vâng, lòng mẹ ấm áp và bao la sẽ soi đường, dẫn lối cho con trên cuộc hành trình đầy gian nan, thử thách. Mẹ sẽ là đôi cánh nâng những ước mơ của bay cao, bay xa và lại vẫn sẽ là điểm tựa của cuộc đời con, là bến bờ neo đậu khi con cần sự bình yên, khi con mệt mỏi.
Có thể nói, hai câu thơ của Nguyễn Duy đã khái quát thật hay về tình mẫu tử – một tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó là lòng kính trọng, sự biết ơn, tình yêu thương, con cái đối với mẹ và cũng là sự chăm sóc, quan tâm, sự đùm bọc, che chở, dạy dỗ cùng tình yêu thương bao la của mẹ đốì với những đứa con.
Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nhìn đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ. Cũng bời vậy mà những cử chỉ, hành động thể hiện tình yêu thương bao la của mẹ được biểu hiện ngay từ khi đứa trẻ lọt lòng. Ngay từ khi được sinh ra, những em bé đã phân biệt được giọng nói ấm áp của mẹ với cả mọi người xung quanh, đã cảm nhận được ánh mắt, cử chỉ yêu thương mẹ. Mỗi sinh linh bé bỏng ấy là một phần máu thịt của mẹ – đó cũng là sự khác biệt rõ rệt nhất giữa tình mẹ và những tình cảm thiêng liêng khác trong cuộc sống. Rồi khi đứa con thân yêu của mẹ lớn dần lên, mẹ nuôi nấng, chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Tình mẫu tử thiêng liêng còn được thể hiện ở sự quý trọng, biết ơn,… của đứa con dành cho mẹ. Đâu phải chỉ những lời nói "con yêu mẹ" mới thể hiện tình cảm ấy! Cách tốt nhất để mỗi người thể hiện tình yêu với mẹ là biết nghe lời và luôn cố gắng, nỗ lực hết sức vì niềm tin, hi vọng của mẹ.
Vậy đã bao giờ bạn thử hình dung một ngày nào đó, thế giới của chúng ta không còn tình mẫu tử? Lúc ấy, có lẽ, cả trái đất này chỉ là "một tinh cầu giá lạnh" mà thôi! Vì thế, tình mẫu từ vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Tình
mẫu tử khởi nguồn cho những tình cảm tốt đẹp khác. Bởi lẽ, ta làm sao có thể yêu thương một ai khác khi ta không tôn trọng, yêu quý chính người đã sinh ra ta, đã cho ta có cơ hội được tận hưởng cuộc sống tuyệt vời này? Làm sao có thể thương yêu với ai khi ta không yêu thương đứa con bé bỏng của mình? Có thể nói rằng, tình mẫu tử đã bồi đắp cho tâm hồn con người. Mẹ sinh ra chúng ta, ta một hình hài và cả một tâm hồn nữa. Chính mẹ và tình yêu thương cùng những lời ru ngọt ngào đã mang đến cho tâm hồn con những rung động đầu tiên. Mẹ dạy ta biết thế nào là tình yêu thương và cách thể hiện tình yêu thương đối với những người khác. Mẹ mang đến cho ta những bài học về đạo lí cũng như những kinh nghiệm sống quý giá. Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua, nó là một hành trình mà bạn phải từng bước khám phá. Trong trình ấy, sẽ có những lúc khó khăn, sẽ có những lúc ta thấy mệt mỏi, ta sẽ một điểm dừng chân, một bến đỗ, cần sự sẻ chia và hơn hết, ta cần một lời động viên, an ủi, khuyên răn. Đó là lúc ta nghĩ đến mẹ. Một cái ôm, một cái xoa đầu của mẹ cùng những lời yêu thương sẽ là động lực để ta bước tiếp, đê ta đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Mẹ sẽ là đôi cánh nâng những ước mơ của ta bay cao, bay xa hơn nữa, bởi ta biết rằng sau lưng ta ánh mắt mẹ luôn dõi theo những bước ta đi; bởi ta biết rằng luôn có một bến đỗ bình yên trong cuộc đời. Tình mẫu tử vô cùng quan trọng còn bời lẽ nó sẽ góp phần hình thành nhân cách con người. Mỗi người con sẽ là những công dân, những chủ nhân tương lai đất nước. Dẫu biết rằng quá trình hình thành nên nhân cách của một con người cần rất nhiều thời gian và có rất nhiều yếu tố tác động nhưng mỗi cuộc trình vạn dặm đều bắt đầu từ những bước chân đầu tiên, và vì thế sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của mẹ cũng đã góp công sức vô cùng to lớn trong hình trình ấy. Nếu không có tình mẫu từ thì có lẽ sẽ không bao giờ có những đứa con trên cuộc đời này. Bởi vậy, con cái phải có trách nhiệm sống tốt, sống có ích để đền đáp công ơn to lớn của mẹ, phụng dưỡng mẹ lúc tuổi già sức yếu. Và chính mối quan hệ tác động qua lại ấy đã làm nên tình mẫu tử bền chặt, gắn bó và là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.
Nhưng cũng có khi, tình mẫu tử không chi là tình yêu thương mà còn cần cả sự nghiêm khắc. "Thương cho roi cho vọt", "Bởi chưng hay ghét cũng là hay thương". Chúng ta hãy nghe tâm sự của một người mẹ: "Mẹ yêu con nên mẹ nói không" trước những đòi hỏi vô lí của con […]. Đây là cuộc đấu tranh khó khăn trong cuộc đời mẹ. Nhưng mẹ vui vì mẹ đã chiến thắng và cuối cùng con thành công". Chính vì mẹ yêu con nên mẹ luôn muốn con trưởng thành. Chính những lời khuyên, lời răn dạy của mẹ sẽ là con đường đưa con đến với tương lai một cách nhanh nhât. Rồi đến khi con trưởng thành, khi còn làm cha, mẹ, con mới hiếu hết công lao cũng như sự hi sinh thầm lặng của mẹ:
Hoa cũng như đời mẹ, mẹ ơi!
Nở lặng lẽ và rơi lặng lẽ
(Thu Nguvệt – Mẩu tử)
Tinh mâu tử đã trờ thành nét đẹp giàu tính nhân văn của con người. 7 nhũng năm tháng chiên tranh, tình mẫu tử làm rạng rõ hon cho tâm hcn ngưòi Việt Nam bởi lẽ tình yêu thương của những bà mẹ còn bao la, rộng lớn đốì với cả những đứa con không phải là máu mủ, là sự chằm sóc tận tình những chiến sĩ bị thương:
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
(ChếLan Viên – Tiếng hát con tàu)
Tình yêu thương của mẹ còn là những giọt nước mắt lặng lẽ rơi khi những đứa con thân yêu của mẹ cứ lần lượt ra chiến trường và mãi mãi không bao giờ trở về nữa: "Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ".
Trong xã hội ngày nay, cuộc sồng của chúng ta ngày càng phát triển cuộc sống được nâng cao và con cái vẫn là niềm hạnh phúc, là sự quan tâm lớn nhất của bố mẹ. Xã hội ngày càng có nhiều cám dỗ. Chính vì vậy mà việc gần gũi quan tâm đến con, hình thành nhân cách cho con càng trở nên vô cùng quan trọng. Mẹ không chỉ là người chăm sóc cho con từng bữa ăn, từng giấc ngủ còn là người lắng nghe những tâm tư, tình cảm, chia sẻ những khó khăn con trong cuộc sống. Những đứa con bé bỏng vẫn cảm thấy thật hạnh phúc có mẹ ở bên, vẫn vững tin vào con đường phía trước bởi một điểm tựa vững chắc – đó chính là mẹ. Cuộc sống hiện đại đôi khi khiến con người thấy căng thẳng, mệt mỏi và sự chia sẻ là điều vô cùng cần thiết. Còn gì sung sướng hơn khi chúng ta có mẹ để động viên, chia sẻ, an ủi khi ta có khó khăn; lắng nghe những suy nghĩ của ta, cho ta những lời khuyên trên hành trình khám phá cuộc sống? Thế nhưng, cũng chính bởi nhịp sống xô bồ, hối hả hiện nay – tình cảm cao quý ấy đã có nhiều thay đổi. Cuộc sống quá bận rộn đôi khi làm cho những người mẹ không thể có nhiều thời gian chăm sóc gia đình và quan tâm đến con cái. Chính bởi vậy, con ít khi gần mẹ, ít tâm sự, sẻ chia suy nghĩ khó khăn với mẹ. Lúc đầu, đó chi là những vấn đề nhỏ nhưng dần dần cứ chồng chất lên, nếu không tháo gỡ kịp thời thì sẽ có chuyện không hay xảy ra với con. Việc nhiễm những thói hư tật xấu là điều dễ xảy ra khi không có sự quan tâm của gia đình, đặc biệt là của mẹ. Hơn nữa, trẻ em hiện nay có xu hướng thích ở một mình, không thích có sự quan tâm của bố mẹ vì cho đó là tự do và dường như thích chơi "game" hay "chat" qua mạng hơn là tâm sự, trò chuyện với mẹ. Cũng có những bà mẹ không đi sâu tìm hiểu những suy tâm tư, tình cảm của con hoặc quan niệm sai lầm rằng thương con là nuông chiều, đáp ứng mọi yêu cầu của con. Đáng báo động hơn là tình trạng một số người mẹ đã đánh đập, ngược đãi chính đứa con mà mình đã dứt ruột đẻ ra hoặc có những người con đã chối bỏ trách nhiệm chăm sóc, phụng dưỡng người mẹ già yếu khiến cả xã hội bàng hoàng. Trước những thực trạng báo động như vậy, chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục và trước tiên việc đó phải xuất phát từ trái tim của mỗi người. Mỗi người mẹ hãy cố gắng dành thời gian quan tâm, gần gũi con để hiểu và giúp con tháo gỡ những khó khăn. Còn đối với chúng ta – những đứa con – hãy luôn biết suy chín chắn, luôn nghĩ đến mẹ, đến những người thân của ta trưóc khi làm bất cứ việc gì. Công ơn sinh thành, dưỡng dụe của cha mẹ là vô cùng to lớn con cái phải hiếu thảo, nhận thức được rõ trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Ngoài ra, xã hội ta cần phái lên án những hành vi trái với đạo đức, phi nhân tính; đồng thời kết hợp với việc tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ về tình mẫu tư cao quý.
Tình mẫu tử đã được nhắc đến trong những câu ca dao, tục ngữ đậm chất triết lí "Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Mẹ và tình yêu thương vô cùng của mẹ sẽ mãi soi đường chỉ lối cho con. Có ai đó đã nói "Có những lúc chỉ tình yêu của mẹ mới hiểu được những giọt nước mắt của chúng con, có thể giúp xua tan nỗi thất vọng và giúp chúng con vượt qua nỗi sợ hãi. Có những lúc chỉ tình yêu của mẹ mới có thể sẻ chia niềm vui cùng chúng con, khi chúng mơ ước điều gì đó, và nó hoá thành hiện thực trong đời". Những đứa con sẽ là thành quả cuối cùng của cuộc đời mẹ, là niềm hạnh phúc của mẹ:
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi, mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
(Nguvễn Khoa Điểm – Mẹ và quả)
Hình ảnh mẹ trong cuộc đời mỗi con người đều mang những nét riêng: có những người mẹ vĩ đại, có những người mẹ tuyệt vời, còn đối với tôi, mẹ rất bình dị. Mẹ tôi không hát ru hay, không hay kể những câu chuvện cổ tích, không hay nói những lời lẽ yêu thương. Tình cảm của mẹ tôi giản dị nhưng ấm bao la. Yêu thương đâu nhất thiết phải bằng lời! Đối với tôi, tình yêu thương của mẹ là những bữa cơm gia đình ấm cúng, là sự lắng nghe, là những phút mắt lo lắng mỗi khi tôi mệt mỏi. Mẹ tôn trọng ý kiến của tôi, giúp tôi vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Tôi vẫn luôn mong muốn chị em tôi là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của cuộc đời bố mẹ. Khi vui, người tôi muốn chia sẻ đầu tiên là mẹ; khi buồn, người tôi muốn chạy đến bên đầu tiên cũng chính là mẹ. Tôi tự hào đã được mẹ sinh ra, tự hào vì là con của mẹ và trọn đời này có lẽ tôi sẽ không bao giờ có thể đền đáp ơn sâu nghĩa nặng ấy.
Cảm ơn những câu thơ của Nguyễn Duy đã nói hộ lòng biết ơn sâu nặng của những người con đối với mẹ. Mỗi người con hãy cố gắng sống tốt, hãy mở lòng mình, tự tin nói những lời yêu thương của mình đối với mẹ bởi biết đâu sớm mai thức dậy ta sẽ không còn có mẹ ở bên nữa. cảm ơn Thượng đế vì đã cho chúng ta được là con của một người mẹ!