Triết học phái ngụy biện
Triết học phái ngụy biện Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội ...
Triết học phái ngụy biện
Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội
Phái ngụy biện (theo tiếng cổ Hy Lạp là Sophistike) là một trào lưu triết học thịnh hành từ giữa thế kỷ V đến đầu thế kỷ IV tr. CN, ở Hy Lạp cổ đại. Thời đó nghệ thuật hùng biện được đặc biệt coi trọng trong xã hội. Những ai có khiếu hùng biện, luận chứng các vân đề đâu ra đấy đều được mọi người thán phục, coi là biểu tượng của sự thông thái. Vì thế xuất hiện những người thầy làm nghề dạy "cách suy nghĩ, nói và làm" - đó lá các nhà ngụy biện.
Các nhà ngụy biện bất cần quan tâm đến chân lý – đó là một đặc điểm. Họ chỉ dạy nghệ thuật chiến thẳng đối phương trong các cuộc tranh luận và đâm đạo, kiện tụng. Thời đó chưa có các nhà luật sử, như Platôn sau này nói: - ở các toà án chẳng ai biết chuyện đúng sai là gì cả, cái điều quan trọng là thuyết phục".
Tuy nhiên sẽ thật sai lầm nếu coi các quan niệm của các nhà ngụy biện chỉ trong khuôn khổ biện bạch đổi trắng thay đen, tức là "ngụy biện" theo đúng nghĩa cùa danh từ. Trái lại, chúng đóng vai trò quan trọng, tích cực trong sự phát triển nghệ thuật hùng biện và tư duy lôgíc thời cổ đại. Các nhà nghiên cứu xem những nhà ngụy biện, tiêu biểu là Prôtago (490 - 420 tr.CN) là những nhà khai sáng của Hy Lạp cổ đại. Họ không chỉ nghiên cứu các học thuyết triết học trước đó, tiếp thu những tri thức của nhân loại đã đạt được thời bấy giờ, mà còn tích cực truyền bá tri thức, phổ biến rộng rãi cho đông đảo các học trò của mình những điều mà thời đó thừa nhận là triết học và khoa học. Họ là những người đầu tiên làm nghề dạy học kiếm tiền.
Trong lĩnh vực triết học, các nhà ngụy biện đặc biệt coi trọng vấn đề con người, xã hội, tri thức. Họ cho rằng, chúng ta không nhận thức được thế giới, đặc biệt nhấn mạnh tính tương đối của chân lý. Theo họ mỗi người có chân lý riêng của mình. Cái gì ta cho rằng đúng là đúng, cho rằng sai là sai, điều quan trọng là phải biết thuyết phục. Điều đó có nghĩa là phủ nhận chân lý khách quan. Thậm chí cái mà hôm nay ta cho là đúng, ngày mai lại cho là sai cũng là chuyện bình thường. Tương tự như vậy trong nhận thức luận, các nhà nguỵ biện coi con người cá thể là chủ thể nhận thức. Những gì mà chúng ta biết về sự vật thì đều là nhờ các giác quan. Cùng ngồi trong nhà, người thì cho là trời nóng, người lại thấy trời mát... Do vậy, mọi tri thức của con người đều là tương đối.
Trong các vấn để đạo đức cũng vậy, các nhà ngụy biện lập luận ràng không có tiêu chuẩn khách quan về cái thiện và cái ác. Đơn giản là cái gì có lợi đối vói ai thì đó là cái tốt, là cái thiện đối vói anh ta, còn cái gì có hại thì có nghĩa là cái ác đối với người ấy. Vì vậy, tiêu chuẩn để đánh giá các chuẩn mực đạo đức hoàn toàn mang tính chủ quan, cảm tính của từng người. Mỗi người có quan niệm đạo đức riêng của mình.
Phái ngụy biện có số lượng đông các thành viên. Trong quá trình phát triển của nó có sự phân chia thành phái ngụy biện giả và phái ngụy biện trẻ. Tiêu biểu nhất trong số các nhà ngụy biện nảy là Prôtago.
Prôtago (490 - 420 tr.CN ) là nhân vật tiêu biểu của phái ngụy biện, người đóng vai trò đặc điểm trong sự phát triển của phái này thời kỳ đầu. Ông là thầy chuyên nghiệp dạy hùng biện và tranh luận, đã viết nhiều tác phẩm như về tồn tại, về các khoa học. Prôtago - theo Hêghen - "Không chỉ là một thầy dạy học như eác nhà ngụy biện khác, mà còn là một nhà tư tưỏng xác đáng và sâu sác, một nhà triết học suy ngẫm các vấn đề đại cương cơ bản".
Theo Prôtago, đặc tính cơ bản của sự vặt không phải là tính khách quan mà là sự biến đổi không ngừng của nó. Phát triển luận điểm nổi tiếng của Hêraclít "không thể tắm hai lần trên một dòng sông”, Prôtago khẳng định rằng không chỉ mọi sự vật mà ngay cả con người nhận thửc chúng cũng biến đổi không ngừng, ông còn nhận thấy không có gì liên quan trên thế gian có thể hoàn toàn tồn tại độc lập được cả. Mọi sự vật đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thậm chí trong quá trình vận động, mỗi sự vật đều có thể trở thành cái đối lập với chính nó. Vì vậy, trong nhận thửc về cùng một sự vật có thể có những ý kiến trái ngược nhau cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, do quá nhấn mạnh tính tương đối của tri thức con người về sự vật Prôtago đi đến khẳng định rằng mọi ý kiến trái ngược nhau đó đều đúng cả, ngay khi chúng là kết quả của sự tưởng tượng cũng không sai, miễn là chúng có lợi cho người này hay người khác. Dưới con mắt của ông, những gì đem lại cho con người sự hài lòng, thú vị thì được coi là tốt. Còn cái gì làm cho người ta phiến muộn là xấu. Tiêu chuẩn để cảm nhận phân biệt cái tốt, cái xấu đó là sự nhìn nhận, quan niệm riêng biệt của mỗi người.
Theo Prôtago, để có một lập trường nhất quán con người buộc phải lựa chọn giữa các ý kiến trái ngược nhau, lấy một trong số chúng. Họ đưọc hoàn toàn tự do lựa chọn. Ở đây ông đưa ra luận điểm nổi tiếng: "Con người là thước đo tất thảy mọi vật" - luận điểm đặc biệt để cao vai trò, vị trí của con người trong thế giói hiện thực. Chính cái lợi cho con người là chuẩn mực để đánh giá và phán xét mọi cái, kể cả tri thức và các chuẩn mực đạo đức. Đối lập với các nhà triết học trường phái Êlê cho rằng thế giới của các ý kiến thực sự không tồn tại mà chỉ là sự giả dối, Prôtago và các nhà ngụy biện lại khẳng định rằng chỉ tồn tại thế giới của các ý kiến, tồn tại không là cái gì khác mà chính là thế giới cảm tính đang biến đổi không ngừng, là cái mà hàng ngày chúng ta vẫn thường xuyên chứng kiến bằng các giác quan, ở đây, sự võ đoán của cá nhân con người được coi là nguyên lý cơ bản.
Hạn chế trong quan niệm của Prôtago là ở chỗ ông chưa nhận thấy nền tảng khách quan của chân lý và các chuẩn mực đạo đức. Có những cái có hại đối với ngưòi này nhưng lại có hại đối với người khác. Bản thân ông chưa hiểu được cái lợi của con người theo nghĩa rộng, chưa hiểu được nó ở quy mô xã hội, nhưng những quan niệm trên của Prôtago mang nhiều ý nghĩa tích cực. Trên thực tế, chúng ta không thể không tính đến yếu tố con người, kể cả với tính cách cá thể trong việc đánh giá và phán xét mọi cái. Hoạt động có mục đích của con người luôn luôn hướng tới những gì có lợi cho mình. Vấn để là phải
Hiểu cái lợi không chỉ là mức độ cá nhân, đối với người này hay người kia, mà cả trên quy mô xã hội, thời đại nữa. Các quan niệm trên đây của Prôtago là đỉnh cao của tư tưởng đề cao con người, coi con người là trung tâm của mọi vấn đề trong triết học cổ Hy Lạp và La Mã.
soanbailop6.com