25/05/2018, 12:56

Trần Nhân Tông

(1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã ...

(1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm là vị vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Ông là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu đà Hoàng giác Điếu ngự. Ông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam.

tên thật là Trần Khâm. Ông là con trai trưởng của vua Trần Thánh Tông với Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu Trần Thị Thiều, sinh ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiệu Long năm thứ 1 (1258).

Ngày 22 tháng 10 âm lịch năm 1278, ông được vua cha là Trần Thánh Tông nhường ngôi, tức vua . Ông ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất gia 8 năm, thọ 51 tuổi, qua đời ở am Ngoạ Vân núi Yên Tử, đưa về táng ở Đức lăng (nay thuộc tỉnh Thái Bình).

Bấy giờ nhà Nguyên sai sứ sang hạch điều này, trách điều nọ, triều đình cũng có nhiều việc bối rối. Nhưng nhờ có Thượng hoàng Thánh Tông còn coi mọi việc và các quan trong triều nhiều người có tài trí, Nhân Tông lại là một vị vua thông minh và quả quyết, mà trong nước từ vua quan đến dân chúng đều một lòng cả, nên từ năm 1285 đến 1287, Nguyên Mông hai lần sang đánh Đại Việt nhưng bị đập tan.

Ngoài ra, quân Ai Lao thường hay quấy nhiễu biên giới, bởi vậy năm 1290 nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp.

Niên hiệu

* Thiệu Bảo (1278 - 1285)

* Trùng Hưng (1285 - 1293)

Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành tại cung Vũ Lâm, Ninh Bình, sau đó rời đến Yên Tử (Quảng Ninh) tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này. Về sau ông được gọi cung kính là “Phật Hoàng” nhờ những việc này.

Ông qua đời ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1308, được an táng ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.

Tại Hà Nội có phố trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.

còn là một nhà thơ Thiền xuất sắc trong dòng thơ thời Lý-Trần.

Xuân hiểu

“Thụy khởi khải song phi

Bất tri xuân dĩ quy

Nhất song bạch hồ điệp

Phách phách sấn hoa phi”

Dịch:

Buổi sớm mùa xuân

“Ngủ dậy ngỏ song mây

Xuân về vẫn chửa hay,

Song song đôi bướm trắng,

Phất phới sấn hoa bay.”

(Bản dịch của Ngô Tất Tố)

Hạnh Thiên Trường hành cung

“Cảnh thanh u vật diệc thanh u

Thập nhất tiên châu thử nhất châu.

Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,

Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu

Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự

Thủy hữu thu hàm thiên hữu thu.

Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tĩnh

Kim niên du thắng tích niên du.”

Dịch:

Dạo chơi hành cung Thiên Trường

“Cảnh thanh u vật cũng thanh u

Mười mấy châu tiên ấy một châu.

Trăm tiếng đàn chim, dàn nhạc hát

Nghìn hàng đám quít, đám quân hầu

Trăng vô sự chiếu người vô sự

Nước có thu lồng trời có thu.

Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng

Độ xưa so với độ nay thua.”

(Bản dịch Khuyết danh)

Cư trần lạc đạo phú

“Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc xa hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.”

Dịch nghĩa:

“Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo

Đói thì ăn, mệt thì ngủ

Trong nhà sẵn của báu, đừng tìm đâu khác

Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi thiền nữa.

Cảnh thanh u vật cũng thanh u”

* Vợ:

o Bảo Thánh hoàng hậu hay Khâm Từ Bảo Thánh hoàng thái hậu (?-13/9/1293), con gái Trần Hưng Đạo.

o Tuyên Từ hoàng hậu hay Tuyên Từ thái hậu (?-19/8/1318)

* Con trai:

o Hoàng Thái Tử -> Anh Tông Trần Thuyên (con của Bảo Thánh Hoàng Hậu)

o Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn (29/1/1281-3/1328)

* Con gái:

o Công chúa Huyền Trân

Đại Việt sử ký toàn thư của các sử gia thời Hậu Lê nhận định về ông:

“ Vua nhân từ hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc vua hiền của nhà Trần. Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo trung dung của thánh nhân.”

—Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

Đền Trần ở quê hương Nam Định

Đền Thái Vi nơi các vua Trần xuất gia

Đỉnh thiêng Yên Tử

Đền tại Huế

Công trình tượng đài được xây dựng tại khu vực An Kỳ Sinh, trên non thiêng Yên Tử có kinh phí đầu tư gần 70 tỷ đồng.

Tượng đài với các phần: Đài sen và tượng được đúc bằng đồng liền khối (nguyên liệu nhập từ Australia), nặng khoảng 100 tấn, cao 9,9 m. Bệ đỡ tượng cao 2,9m; rộng 7,25m, kết cấu bằng bê tông cốt thép cường độ chịu lực ca; sân hành lễ, bậc đá, khuôn viên được lát bằng đá phiến tự nhiên.

0