Trắc nghiệm Vật Lí 10 Cơ năng (phần 1)
Trắc nghiệm Vật Lí 10 Cơ năng (phần 1) Câu 1: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi A. động năng của vật không đổi. B. thế năng của vật không đổi. Quảng cáo C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi. ...
Trắc nghiệm Vật Lí 10 Cơ năng (phần 1)
Câu 1: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A. động năng của vật không đổi.
B. thế năng của vật không đổi.
C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 2: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng.
B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm.
D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 3: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại.
B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không.
D. thế năng bằng động năng.
Câu 4: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 5: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằn hai lần thế năng là
A. 1,5 m.
B. 1,2 m.
C. 2,4 m.
D. 1,0 m.
Câu 6: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 4 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Tốc độ của vật khi có động năng bằng thế năng là
A. 2√2 m/s.
B. 2 m/s.
C. √2 m/s.
D. 1 m/s.
Câu 7: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
A. 4,5 J.
B. 12 J.
C. 24 J.
D. 22 J.
Câu 8: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là
A. 10√2 m/s.
B. 20 m/s.
C. √2 m/s.
D. 40 m/s.
Câu 9: Một vật được ném xiên từ mặt đất với vận tốc ban đầu hợp với phương ngang một góc 30o và có độ lớn là 4 m/s. Lấy g = 10 m/s2, chọn gốc thế năng tại mặt đất, bỏ qua mọi lực cản. Độ cao cực đại của vật đạt tới là
A. 0,8 m.
B. 1,5 m.
C. 0,2 m.
D. 0,5 m.
Câu 10: Một vật ném được thẳng đứng xuống đất từ độ cao 5 m. Khi chạm đất vật nảy trở lên với độ cao 7 m. Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm đất và sức cản môi trường. Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc ném ban đầu có giá trị bằng
A. 2√10 m/s.
B. 2 m/s.
C. 5 m/s.
D. 5 m/s.
Hướng dẫn giải và đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | B | A | C | D | A | D | B | C | A |
Câu 5: D
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Vật rơi tự do nên cơ năng được bảo toàn: W1 = W2
⇒ W1 = Wđ2 + Wt2 = 2Wt2+Wt2⇒ h2=h/3 = 1 m.
Câu 6: A
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Bỏ qua sức cản không khí nên cơ năng được bảo toàn: W1 = W2
Câu 7: D
Bỏ qua sức cản không khí nên cơ năng được bảo toàn
Câu 8: B
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Bỏ qua sức cản không khí nên cơ năng được bảo toàn: W1 = W2
Câu 9: C
Tại vị trí có độ cao cực đại thì v2y = 0; v2x = v1cosα
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Bỏ qua sức cản không khí nên cơ năng được bảo toàn: W1 = W2
Câu 10: A
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Bỏ qua mất mát năng lượng khi va chạm đất và sức cản môi trường: W1 = W2
Tham khảo thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 10