15/01/2018, 09:20

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nỗi lòng - Đặng Dung

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nỗi lòng - Đặng Dung Bài tập trắc nghiệm môn Ngữ văn 10 có đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 . Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý ...

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nỗi lòng - Đặng Dung

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc sưu tầm để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 10 nhằm phục vụ quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Nỗi lòng”?

a. Phạm Ngũ Lão       b. Đặng Dung        c. Nguyễn Trãi        d. Trần Quốc Tuấn

Câu 2: Tác giả bài thơ “Nỗi lòng” không rõ năm sinh, mất vào năm 1414. Người Thiên Lộc, nay là Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

a. Đúng         b. Sai

Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói về tác giả bài thơ “Nỗi lòng”?

a. Là con của tướng quân Đặng Tất.

b. Dưới triều Hồ ông giúp cha cai quản đất Thuận Hóa, nay là tỉnh Quảng Trị.

c. Năm 1414 ông bị giặc Minh bắt đưa về Trung Quốc.

d. Sáng tác của ông còn lại rất nhiều, tiêu biểu nhất là bài “Nỗi lòng”.

Câu 5: Bài “Nỗi lòng” được sáng tác theo thể thơ nào?

a. Thất ngôn tứ tuyệt     b. thất ngôn bát cú

c. song thất lục bát        d. ngũ ngôn xen lẫn lục ngôn

Câu 5: Một bài thơ Đường thường có bố cục như thế nào?

a. 2/2/2/2, 4/4, 2/4/2       b. 2/2/2/2, 2/6, 4/4

c. 2/4/2, 4/2/2, 3/3/2       d. 3/3/2, 4/4, 2/4/2

Câu 6: Bố cục của bài thơ “Nỗi lòng” là?

a. 2/2/2/2       b. 4/4       c. 2/4/2       d. 4/2/2

Câu 7: Chủ đề của bài thơ “Nỗi lòng” là?

a. Giãi bày nỗi lòng trước thời cuộc. Đồng thời thể hiện tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của tác giả.

b. Thể hiện tâm sự yêu nước, quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

c. Giãi bày nỗi lòng trước thời cuộc. Lên án cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

d. Giãi bày nỗi lòng trước thời cuộc. Đồng thời thể hiện tâm trạng yêu đời, lạc quan của tác giả.

Câu 8: Câu thơ nào không có trong bài thơ “Nỗi lòng”?

a. Thế sự du du nại lão hà

b.Thời lai đồ điếu thành công dị.

c. Lão tang diệp lạc tàm phương tận

d. Trí chủ hữu hoài phù địa trục

Câu 9: Từ “du du” có nghĩa là gì?

a. dằng dặc       b. bối rối      c. lôi thôi      d. rắc rối

Câu 10: Nội dung của bốn câu thơ đầu trong bài thơ “Nỗi lòng” là?

a. Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của nhà thơ.

b. Bi kịch của nhà thơ và nỗi lòng của vị tướng già trước thời cuộc.

c. Tinh thần yêu nước sâu sắc của nhà thơ.

d. Lòng căm thù giặc và quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhà thơ.

Câu 11: Nội dung của bốn câu thơ cuối trong bài thơ “Nỗi lòng” là?

a. Tâm trạng bi tráng và ý chí quật cường của nhà thơ.

b. Bi kịch của nhà thơ và nỗi lòng của vị tướng già trước thời cuộc.

c. Tinh thần yêu nước sâu sắc của nhà thơ.

d. Lòng căm thù giặc và quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhà thơ.

Câu 12: Từ “tẩy binh” trong câu thơ “Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà”, không có nghĩa nào sau đây?

a. Nhà thơ muốn tẩy rửa vũ khí để chấm dứt chiến tranh.

b. Mong lập lại hòa bình cho dân cho nước.

c. Muốn mang tài năng đức độ của mình giúp vua giữ yên đất nước.

d. Tẩy rửa vũ khí để sẵn sàng chiến đấu.

Câu 13: Khát vọng lớn lao của nhà thơ trong bài “Nỗi lòng” là:

a. Muốn mang tài năng đức độ của mình giúp vua giữ yên đất nước, mang lại nền thái bình cho dân cho nước.

b. Muốn mang tài năng đức độ của mình lập nên chiến công lớn, mang lại nền thái bình cho dân cho nước.

c. Muốn mang tài năng sức lực của mình chiến đấu chống kẻ thù, mang lại nền thái bình cho dân cho nước.

d. Muốn mang tài năng đức độ của mình giúp vua giữ yên đất nước, mang lại cuộc sống giàu có cho nhân dân.

Câu 14: Bài thơ “Nỗi lòng” để lại dấu ấn: thơ đi sâu thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình, phần nào bộc lộ cái tôi, bước đầu phá vỡ quy ước của thơ ca trung đại.

a. Đúng         b. Sai

Câu 15: Câu thơ nào sau đây của bài thơ “Nỗi lòng”?

a. Tảo đạo hoa hương giải chính phì

b. Kiến thuyết tại gia bần diệt hảo

c. Lão tang diệp lạc tàm phương tận

d. Quốc thù vị báo đầu tiên bạch

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1b, 2a, 3d, 4b, 5a, 6b, 7a, 8c, 9a, 10b, 11a, 12d, 13a, 14a, 15d.

0