Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7: Bài Ca Ngất Ngưởng
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7: Bài Ca Ngất Ngưởng Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7 là tài liệu hữu ích đã được VnDoc.com tổng hợp để phục vụ các em học sinh học ...
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7: Bài Ca Ngất Ngưởng
Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7
là tài liệu hữu ích đã được VnDoc.com tổng hợp để phục vụ các em học sinh học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Tài liệu gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài 7. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.
1. “Bài ca ngất ngưởng” là tác phẩm của ai sau đây?
A. Cao Bá Quát B. Nguyễn Công Trứ
C. Phan Bá Vành D. Phan Đình Phùng
2. Địa danh nào sau dày là quê hương Nguyễn Công Trứ?
A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội
B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
3. Nguyễn Công Trứ viết “Bài ca ngất ngưởng” vào năm 1848, đó là lúc, ông:
A Thi đậu giải nguyên
B. Đang làm Phủ doãn Thừa Thiên
C. Cáo quan về hưu
D. Bị giáng làm lính thú ở biên thuỳ
4. Thể loại văn học nào sau đây không đúng đối với “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ?
A. Ca trù B. Hát nói
C. Hát xoan (xuân) D. Hát ả đào
5. “Bài ca ngất ngưởng” thuộc thể loại văn học nào?
A. Ca trù B. Hát ả đào
C. Hát nói D. Hát cô đầu
E. Tất cả đều đúng.
6. Xác định đúng thể loại văn học “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ?
A. Hát quan họ B. Hát xoan (xuân)
C. Hát nói (ca trù) D. Hát ghẹo
7. Năm 1858, tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp bùng nổ, lúc ấy Nguyễn Công Trứ làm gì?
A. Phủ doãn Thừa Thiên
B. Đang làm Tổng đốc Đông
C. Đang bình Tây
D. Xin ra trận nhưng triều đình từ chối vì tuổi già.
8. Dân chúng vùng nào lập đền thờ tỏ niềm biết ơn Nguyễn Công Trứ đã mang lại nhiều lợi ích cho họ trong việc khai khẩn đất hoang lập vùng đất mới để an cư lạc nghiệp?
A. Gia Định, cần Giuộc B. Sông Tiền, sông Hậu
C. Kim Sơn, Tiền Hải D. Quảng Ngãi, Bình Định
9. Tính cách của Nguyễn Công Trứ được tập trung rõ nét nhất ở từ nào trong “Bài ca ngất ngưởng”?
A. Tay kiếm cung B. Dạng từ bi
C. Ngất ngưởng D. Nghĩa vua tôi.
10. Từ “ngất ngưởng” trong câu “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” thể hiện phẩm chất gì của tác giả Nguyễn Công Trứ lúc đang ở triều?
A. Tự ti B. Tự kiêu
C. Tự hào D. Tự tin
11. Từ “ngất ngưởng” trong câu “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” thế hiện điều gì của Nguyễn Công Trứ lúc “đô môn giải tổ”?
A. Sự hợm hĩnh
B. Sự khẳng định cá tính mãnh liệt
C. Sự chán nản, bất cần.
D. Sự trêu ghẹo thế thái nhân tình.
12. Câu nào thể hiện hàm ý “làm quan là một sự mất tự do và gò bó” của Nguyễn Công Trứ?
A. Vũ trụ nội mạc phi phận sự
B. Đô môn giải tổ chi niên
C. Khen chê phơi phới ngọn đông phong
D. Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
13. Ông Hi Văn ở câu “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” trong “Bài ca ngất ngưởng” là biệt hiệu của ai?
A. Nguyễn Công Trứ B. Nguyễn Khuyến
C. Cao Bá Quát D. Nguyễn Đình Chiếu
14. Ý nghĩa của câu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” trong “Bài ca ngất ngưởng”?
A. Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất.
B. Thái độ bàng quan, vô trách nhiệm với đất nước.
C. Tuyên ngôn trách nhiệm cao đẹp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước.
D. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi.
15. Câu nào sau đây bộc lộ tài năng quân sự của nguyễn Công Trứ?
A. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
B. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
C. Lúc bình Tây, cờ đại tướng
D. Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
16. Mặc dù làm quan đối với Nguyễn Công Trứ là ràng buộc, gò bó, mất tự do, nhưng tại sao ông vẫn hết lòng vì quốc gia đại sự, đến mức khi 80 tuổi, cũng là lúc Pháp nổ súng xâm lược (1858), ông vẫn đăng sớ xin ra trận (mặc dù bị triều đình từ chối vì tuổi già sức yếu)?
A. Làm quan là yêu cầu bắt buộc trong quan niệm của kẻ sĩ phong kiến.
B. Làm quan để mang lại danh lợi cho bản thân và gia đình.
C. Vì muốn khẳng định cái tôi cá nhân mãnh liệt của mình.
D. Vì nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ: mọi việc trong trời đất, đều là phận sự của kẻ làm trai.
17. Nhận định nào sau đây đúng với thể hát nói?
A. Là một loại dân ca nghi lễ phổ biến ở Phú Thọ, thường diễn ra trong các dịp hội hè đầu năm.
B. Đây là thể thơ trụ cột của ca trù, đặc biệt thịnh hành vào thế kỉ XIX. Xét về mặt văn học nó là một thể thơ cách luật. Bố cục đầy đủ (chỉnh thể) gồm 11 câu chia thành ba khổ. Ngoài ba phần chính, mỗi bài thường có thêm “mưỡu đầu” và “mưỡu hậu”. Nếu là một bài biến thể thì số khổ giữa có thể tăng gọi là “dôi khổ”, nếu giảm thì gọi là “thiếu khổ”.
B. Một loại dân trữ trữ tình ở vùng Nghệ Tĩnh, đặc biệt thịnh hành ở các làng xã vùng trung lưu và hạ lưu sông Cả (sông Lam). Thông thường khi hát, loại hình này thường tiến hành theo ba chặng: 1. hát dạo, hát mừng, hát hỏi ; 2. hát đố, hát đối; 3. hát xe kết, hát tiễn.
D. Đây là một loại dân ca giao duyên nam nữ có ở nhiều địa phương thuộc các tỉnh phía Bắc nước ta,...
18. Câu thơ nào sau đây thể hiện được ước vọng làm nên công trạng hiển hách, lưu danh muôn thuở và tấm lòng vì nước của Nguyễn Công Trứ?
A. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông.
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
B. Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
C. Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa, bò vàng đeo ngất ngưởng
D. Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
19. Câu thơ nào sau đây cho thấy quan niệm sống của tác giả: ung dung tự tại, tâm hồn bình thản, nhẹ nhàng, không bị ràng buộc bởi những cái tầm thường, thị phi cuộc đời?
A. Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng
Không Phật, không Tiên, không vướng tục
B. Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng
Kìa núi nọ phau phau mây trắng
C. Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng
D. Được mất dương dương người thái thượng
Khen chẽ phơi phới ngọn đông phong.
20. Theo anh (chị), Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” là muốn biểu hiện điều gì?
A. Là một con người sống bất cần đời, xem nhẹ bản thân.
B. Muốn bộc lộ sự chán ghét với chế độ phong kiến đương thời.
C. Chính là sự ngang tàng, thực chất là một phong cách sống trung thực, tôn trọng cá tính, dám khẳng định chính mình, dám khẳng định bản lĩnh cá nhân. Không chấp nhận sự “khắc kĩ phục lễ”, không muốn uốn mình theo khuôn mẫu phong kiến.
D. Là một con người quá đỗi tài năng nên muốn chứng tỏ mình hơn người, hơn đời.
Đáp án trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 7
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 |
B D C C E C D C D C |
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 |
B D A C B D B D D C |