15/01/2018, 13:50

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13: Chiếu cầu hiền

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13: Chiếu cầu hiền Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 11 có đáp án Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13 là bộ tài liệu đã được VnDoc.com tổng hợp để phục vụ các em học sinh nắm chắc kiến ...

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13: Chiếu cầu hiền

Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13

là bộ tài liệu đã được VnDoc.com tổng hợp để phục vụ các em học sinh nắm chắc kiến thức bài 13 một cách hiệu quả nhất. Tài liệu kèm theo đáp án chắc chắn các bạn học sinh sẽ có kết quả cao trong học tập. Mời các bạn học sinh và thầy cô tham khảo.

1. Văn bản “Chiếu cầu hiền” là của tác giả nào?

A. Ngô Thì Nhậm             B. Ngô Thì Chí
C. Ngô Thì Sĩ                   D. Ngô Sĩ Liên

2. Dòng nào sau đây nói đúng về năm sinh và năm mất của Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm)?

A. Sinh năm 1746, mất năm 1803.
B. Sinh năm 1808, mất năm 1855.
C. Sinh năm 1870, mất năm 1907.
D. Sinh năm 1835, mất năm 1909.

3. Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của Ngô Thì Nhậm?

A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam.
B. Thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
C. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

4. Ngô Thì Nhậm đỗ đệ tam giáp tiến sĩ vào khoa nào sau đây?

A. Khoa Ất Mùi (1775)                     B. Khoa Tân Mùi (1871)
C. Khoa Nhâm Thìn (1892)             D. Khoa Đinh Dậu (1897)

5. Khoa thi Ất Mùi (1775) dưới triều vua nào sau đây?

A. Vua Gia Long                       B. Vua Minh Mạng
C. Vua Lê Hiển Tông                D. Vua Lê Anh Tông

6. Ngô Thì Nhậm viết “Chiếu cầu hiền” dưới triều vua nào sau đây?

A. Vua Lê Hiến Tông                B. Vua Lê Chiêu Thống
C. Vua Quang Trung                D. Vua Gia Long

7. Ngô Thì Nhậm từng làm quan dưới những triều đại nào?

A. Triều Mạc - Lê - Trịnh            B. Lê - Trịnh - Tây Sơn
C. Lê - Mạc - Tây Sơn               D. Mạc - Lê - Trịnh - Tây Sơn

8. Văn bản “Chiếu cầu hiền” ra đời trong thời gian nào?

A. Khi triều đại Thái Đức (Nguyễn Nhạc) thành lập.
B. Khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua.
C. Khi Quang Toản lên ngôi vua.
D. Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ.

9. “Chiếu cầu hiền” ra đời nhằm mục đích gì?

A. Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn.
B. Kêu gọi các Nho sĩ ôn đi thi.
C. Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước.
D. Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn.

10. Câu nào dưới đây đúng với thể loại chiếu?

A. Một thể loại văn học lịch sử trung đại để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện lịch sử...
B. Một thể văn thư nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân.
C. Một thế văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù.
D. Một thể văn thư bề tôi viết đưa lên nhà vua để bày tỏ một điều gì đó với lời lẽ cung kính.

11. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước được thể hiện rõ nét nhất trong đoạn văn nào?

A. Trước đây thời thế suy vi, trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng.
B. Nay đang ở buồi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan.
C. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc làm tôn vinh.
D. Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.

12. Lúc bấy giờ có không ít sĩ phu Bắc Hà chống lại Tây Sơn, thế nhưng trong bài “Chiếu cầu hiền” lại không đề cập điều đó. Tại sao?

A. Vì vua Quang Trung là kẻ chiến thắng và đầy sức mạnh nên cho đó là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm.
B. Vì vua Quang Trung chủ trương hoà giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước.
C. Vì số người chống đối quá ít, không đủ sức mạnh gây nguy hiểm cho triều Tây Sơn.
D. Vì vua Quang Trung e ngại khi đề cập sẽ gây sự mất đoàn kết dân tộc.

Đáp án trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 13

Câu Đáp án Câu Đáp án
1
2
3
4
5
6
A
A
B
C
C
B
7
8
9
10
11
12
B
B
D
C
C
B
0