Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (phần 2) Câu 26. Điền những từ thích họp vào câu sau đây: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là: A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. B. Làm cho ...
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 27: Tổng kết Lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thứ nhất đến năm 2000 (phần 2)
Câu 26. Điền những từ thích họp vào câu sau đây: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà là:
A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.
C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.
D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù họp với thực tiễn đất nước.
Câu 27. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đòi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?
A. Thực hiện được Ba chương trình kinh tế.
B. Phát triển kinh tế đối ngoại.
C. Kiềm chế được lạm phát.
D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tê - xã hội.
Câu 28. Cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn cả nước tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện
A. Đất nước đã hoà bình.
B. Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.
C. Đất nước độc lập, thống nhất.
D. Miền Bắc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Câu 29. Từ sau 30 - 4 - 1975, để bảo vệ an toàn lãnh thổ của Tổ quốc, Vệt Nam phải đối đầu trực tiếp với những lực lượng nào?
A. Quân xâm lược Mĩ.
B. Tập đoàn Pôn Pốt (Campuchia).
C. Cuộc tiến công biên giới phía Bắc của Trung Quốc.
D. Câu B và c đúng.
Câu 30. Hoàn cảnh nào đưa đến việc Đảng ta phải thực hiện đường lối đổi mới?
A. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng.
B. Do những sai lầm nghiêm trọng về chủ trương, chính sách, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
C. Những thay đổi của tình hình thế giới, nhất là trước sự khủng hoảng ngày càng trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 31. Đường lối đổi mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung, phát triển tại các kì Đại hội nào của Đảng?
A. Đại hội IV; Đại hội V; Đại hội VI.
B. Đại hội V; Đại hội VI; Đại hội VII.
C. Đại hội VI; Đại hội VII; Đại hội VIII.
D. Đại hội VII; Đại hội VIII; Đại hội IX.
Câu 32. Đường lối đổi mới của Đảng được hiểu như thế nào là đúng?
A. Đổi mới là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
B. Đổi mới không phải thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
C. Mục tiêu xã hội chủ nghĩa được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
D. B và c đúng.
Câu 33. Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam họp từ trong khoảng thời gian
A. Từ 15 đến 18 - 12 - 1985
B. Từ 10 đến 18 - 12 – 1985
C. Từ 15 đến 18-12-1986
D. Từ 20 đến 25-12-1986
Câu 34. Quan điểm đổi mới của Đảng ta tại Đại hội Đảng VI.
A. Đổi mới về kinh tế.
B. Đổi mới về chính trị.
C. Đổi mới về văn hoá.
D. Đổi mới về kinh tế- xã hội.
Câu 35. Đại hội Đảng VI đã xác định quan điểm đối với Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ. Nhưng quan trọng nhất là gì ?
A. Đối mới về chính trị.
B. Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C. Đổi mới về kinh tế.
D. Đổi mới về văn hoá.
Câu 36. Chủ trương đổi mới của Đại hội Đảng lần VI là:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
B. Thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
D. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước.
Câu 37. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà
A. Làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
B. Làm cho mục tiêu ấy được thực hiện một cách có hiệu quả.
C. Làm cho mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.
D. Làm cho mục tiêu đã đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.
Câu 38. Trong những thành tựu quan trọng bước đầu của công cuộc đổi mới, thành tựu nào quan trọng nhất?
A. Thực hiện được 3 chương trình kinh tế.
B. Phát triển kinh tế đối ngoại.
C. Kiềm chế được lạm phát.
D. Từng bước đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Câu 39. Mục tiêu của 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986- 1990) lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, được đề ra trong:
A. Đại hội Đảng lần IV.
B. Đại hội Đảng lần lần V.
C. Đại hội Đảng lần VI.
D. Đại hội Đảng lần VII.
Câu 40. Trong số 3 chương trình kinh tế của Kế hoạch 5 năm (1986 – 1990), chương trình nào phải được đưa lên hàng đâu?
A. Lương thực, thực phẩm.
B. Hàng xuất khẩu.
C. Hàng tiêu dùng.
D. Câu A và B đúng.
Câu 41. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn cơ bản nào?
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp; mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với bọn địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam với thực dân Pháp.
D. Mâu thuẫn giữa công nhân việt Nam đế quốc Pháp.
Câu 42. So với phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 thì phong trào thì phong trào công nhân trong những năm 1926 – 1929 có những điểm nào tiến bộ ?
A. Đấu tranh đòi tăng lương giảm giờ làm.
B. Đấu tranh đòi nghi ngày chủ nhật có lương.
C. Đấu tranh đòi tất cả các quyền lợi về kinh tế.
D. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế kết hợp đòi quyền lợi về chính trị.
Câu 43. Trong những năm 1919 – 1925, có sự kiện lịch sử tiêu biểu nào gắn với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ?
A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến cách mạng tháng 10 Nga.
B. Nguyễn Ải Quốc đến với chủ nghĩa Mác Lênin tìm con đường cứu nước đúng đắn.
C. Nguyễn Ải Quốc đưa ra yêu sách đến Hội nghị Vecsai.
D. Nguyễn Ải Quốc thành lập hội Liên hiệp thuộc địa.
Câu 44. Đông Dương cộng sản Đàng và An Nam Cộng sản Đảng ra đời từ các tổ chức chính trị nào ?
A. Việt Nam quốc dân đảng.
B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Tân Việt cách mạng Đảng.
D. Cả 3 tổ chức trên.
Câu 45.Sự kiện nào dưới đây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô ?
A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D. Viết "Bản án chế độ thực dân Pháp".
Câu 46. Công lao đầu tiên to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1920 là gì ?
A. Từ chủ nghĩa yêu nước đến chú nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C. Hợp nhất ba tổ chức cộng sản.
D. Khởi thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Câu 47. Chọn câu đúng để điền vào chỗ trống câu sau đây: "Muốn cứu nước, muốn giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác".
A. Con đường Cách mạng tháng Mười Nga.
B. Con đường cách mạng dân chủ tư sản.
C. Con đường cách mạng vô sản.
D. Con đường cách mạng thuộc địa.
Câu 48. Trong các sự kiện sau đây, sự kiện nào có liên hệ trực tiếp đến việc Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp.
B. Nguyễn Ái Quốc viết Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
C. Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị ba tổ chức cộng sản.
D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 49. Nội dung nào dưới đây không thuộc Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
B. Cách mạng Việt Nam phải trải qua 2 giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
C. Lực lượng cách mạng Việt Nam là công nhân và nông dân.
D. Vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 50. Vấn đề khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị tháng 10 - 1930 là gì?
A. Về con đường cách mạng Việt Nam.
B. Về nhiệm vụ và lực lượng cách mạng Việt Nam.
C. Về vị trí của cách mạng Việt Nam.
D. Câu A và B đều đúng.
Đáp án
Câu | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | D | C | D | D |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
Đáp án | D | D | C | D | C |
Câu | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | D | b | D | C | A |
Câu | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
Đáp án | A | D | B | A | A |
Câu | 46 | 47 | 48 | 49 | 50 |
Đáp án | C | C | B | B | B |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12