Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn toàn miền nam (1973-1975) (phần 1)
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn toàn miền nam (1973-1975) (phần 1) Câu 1. Tình hình nước ta sau Hiệp dinh Pari ? Quảng cáo A. Hoà bình dã trở lại trên Miền ĐắC. B. Quân Mĩ và quân chư ...
Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội miền Bắc- Giải phóng hoàn toàn miền nam (1973-1975) (phần 1)
Câu 1. Tình hình nước ta sau Hiệp dinh Pari ?
A. Hoà bình dã trở lại trên Miền ĐắC.
B. Quân Mĩ và quân chư hầu đã rút khởi Miền Nam.
C. So sánh lực lượng ở Miền Nam có lợi cho cách mạng.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 2. Sau hai năm 1973 – 1974, tình hình chung ở miền Bắc như thế nào ?
A. Miền Bắc đã hoàn thành các nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến lớn Miền Nam.
B. Miền Bắc căn bản hoàn thành công cuộc khôi phục sau chiến tranh, kinh tế bước đầu có phát triển.
C. Miền Bắc đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai.
D. Miền Bắc đã hoàn thành kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ III.
Câu 3. Những năm nào được đánh giá kinh tế miền Đắc đạt mức cao nhất trong 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ 1954 đến 1975) ?
A.Năm 1963, 1967. B. Năm 1964, 1971.
C.Năm 1963, 1970. D. Năm 1965, 1970.
Câu 4.Trong 2 năm 1973 - 1974, miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương với tiền tuyến như thế nào ?
A. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, lương thực, xăng dầu...
B. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam 57.000 bộ đội.
C. Miền Bắc đã đưa vào chiến trường Miền Nam, Lào, Campuchỉa gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phung, cán bộ chuyên môn, kĩ thuật.
D. Miền Bắc đã đưa vào Miền Nam hơn 4,6 tấn đạn dược, 12,4 vạn tấn gạo, 3,2 vạn xăng dầu...
Câu 5. Tình hình miền Nam sau Hiệp định Pari năm 1973 ?
A. Quân Mĩ và chư hầu buộc phải rút khỏi Miền Nam, so sánh lực lượng ở Miền Nam thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng.
B. 2 vạn cố vấn quân sự Mĩ vẫn ở lại Miền Nam, Mĩ tiếp tục viện trợ quân sự lớn cho nguỵ.
C. Quân ngụy tiến hành các cuộc hành quân "xoá bỏ hình thái da báo"... nên lại một số địa bàn quan trọng chứng ta đã bị mất đất, mất dân.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 6. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 đã họp vào khi nào?
A. Tháng 7/1973. B. Tháng 3/1973.
C. Tháng 7/1972. D. Tháng 12/1972.
Câu 7. Điền thêm từ còn thiếu trong câu sau : “Trong bất cử tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường ... phải nắm vững chỉến lược tiến công, kiên quyết đánh địch trên cả ba mặt trận : quân sự, chính trị, ngoại giao".
A. Chiến tranh cách mạng.
B. Cách mạng bạo lực.
C. Cách mạng giải phóng dân tộc.
D. Đấu tranh thống nhất đất nước.
Câu 8. Hình thức đấu tranh của cách mạng Miền Nam sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973 có gì khác so với thời kì sau khi kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954 ?
A. Sau khi kí Hiệp định Pari 1973, Miền Nam không có đấu tranh quân sự.
B. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Mĩén Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị.
C. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam chỉ tập trung đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.
D. Sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Miền Nam vừa đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tránh ngoại giao.
Câu 9. Thái độ của Mĩ sau khỉ mất Phước Long (6 - 1 - 1975)?
A. Phản ứng mạnh.
B. Phản ứng mang tính chất thăm dò.
C. Phản ứng yếu ớt.
D. Không phản ứng gì.
Câu 10. Chiến thắng Phước Long là cơ sở quan trọng để ta khẳng định điều gì ?
A. Thế và lực của Quân đội Sài Gòn dã suy yếu rõ rệt.
B. Khả năng quay lại của Quân đội Mĩ không còn nữa.
C. Khả năng có thể tiến hành giải phóng Miền Nam có thể tiến hành với nhịp độ nhanh hơn, mạnh hơn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 11. Chiến dịch Tây Nguyên đã diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
A. Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975.
B. Từ ngày 10/3 đến ngày 24/3/1975.
C. Từ ngày 10/3 đến ngày 20/3/1975.
D. Từ ngày 4/3 đến ngày 20/3/1975.
Câu 12. Ý nghĩa của chiến thắng Tây Nguyên?
A. Là chiến thắng lớn, có ý nghĩa quyết định nhất cho cuộc tiến công giải phóng hoàn toàn Miền Nam.
B. Là chiến thẳng lớn nhất trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta.
C. Là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử quan trọng - mở ra thời kì quân ta thực hiện các cuộc Tiến công chiến lược năm để giải phóng Miền Nam.
D. Chiến thắng này đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước sang giai đọan mới - tiến hành Tổng tiến công chiến lược trên toàn Miền Nam.
Câu 13. Quyết định của chính quyền Sài Gòn sau khi mất thị xã Buôn Ma Thuột?
A. Quyết tâm tử thủ Tây Nguyên.
B. Chấp nhận bỏ Buôn Ma Thuột để bảo vệ các vùng còn lại của Tây Nguyên.
C. Rút bỏ toàn bộ Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Chấp nhận rút bỏ vùng Bắc Tây Nguyên để về giữ vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 14. Khi nào tỉnh Thừa Thiên - Huê được giải phóng?
A. Ngày 21 - 3 - 1975.
B. Ngày 26 - 3 - 1975.
C. Ngày 19-3- 1975.
D. Ngày 29-3- 1975.
Câu 15. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng diễn ra trong khoảng thời gian nào ?
A. Từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975.
B. Từ ngày 19/3 đến ngày 28/3/1975.
C. Từ ngày 20/3 đến ngày 30/3/1975.
D. Từ ngày 21/3 đến ngày 28/3/1975.
Đáp án
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | D | B | B | C | D | a | B | D |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | |
Đáp án | C | D | A | D | C | B | A |
Tham khảo các Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12