Trả lời Gợi ý GDCD 8 Bài 15 trang 42

Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại : a) Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ? Trả lời: Hậu quả nặng nề về tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại. b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các ...

Bài 15: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại

:

a) Em nghĩ gì khi đọc những thông tin trên ?

Trả lời:

   Hậu quả nặng nề về tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại.

b) Tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã để lại những hậu quả như thế nào ?

Trả lời:

- Số người bị thương là 474 người trong đó có 25 người chết và 449 người bị thương.

- Thiệt hại về tài sản quá các vụ cháy là 902.910 triệu đồng.

- Gần 20.000 người bị ngộ độc thực phẩm, 246 người tử vong. Đến năm 2000 có 930 người ngộ độc và hai người tử vong.

c) Cần làm gì để hạn chế, loại trừ những tai nạn đó ?

Trả lời:

- Cần thực hiện nghiêm túc quy định về sử dụng chất cháy nổ.

- Cần nghiêm túc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng chất cháy nổ, thực phẩm bẩn...

d) Em biết những quy định, những điều luật nào của nước ta về phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ?

- Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/7/2003.

- Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.

- Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.

đ) Những quy định đó được đặt ra để làm gì ?

Những quy định đó đặt ra để đảm bảo an toàn cho công dân. Tránh được những hậu quả, nghiêm cấm và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, cháy nổ và các chất độc hại.

Xem thêm các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi GDCD 8

0