Trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 10 Bài 26
Bài 26 : Thế năng C1 (trang 137 sgk Vật Lý 10): Chứng tỏ rằng trọng trường đề mọi vật (nếu không chịu tác dụng của một lực nào khác) sẽ chuyển động với cùng một gia tốc g , gọi là gia tốc trọng trường. Trả lời: Trong trọng trường đều, tại mọi điểm, 1 vật luôn chịu ...
Bài 26 : Thế năng
C1 (trang 137 sgk Vật Lý 10): Chứng tỏ rằng trọng trường đề mọi vật (nếu không chịu tác dụng của một lực nào khác) sẽ chuyển động với cùng một gia tốc g , gọi là gia tốc trọng trường.
Trả lời:
Trong trọng trường đều, tại mọi điểm, 1 vật luôn chịu tác dụng của vector trọng lực P là như nhau (cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn).
Áp dụng định luật II Niu-tơn:
C2 (trang 138 sgk Vật Lý 10): Tìm hai ví dụ chứng tỏ rằng một vật có khối lượng m khi đưa lên vị trí cách mặt đất độ cao z thì lúc rơi xuống có thể sinh công.
Trả lời:
Ví dụ 1: Búa máy từ độ cao z, khi rơi xuống có thể đóng cọc ngập sâu vào lòng đất- sinh công.
Ví dụ 2: Dòng nước từ độ cao z đổ xuống làm quay tuabin của máy phát điện- nhà máy thủy điện.
C3 (trang 138 sgk Vật Lý 10): Nếu chọn mốc thế năng tại vị trí O (độ cao = 0, Hình 26.2) thì tại điểm nào
- Thế năng = 0?
- Thế năng > 0?
- Thế năng < 0 ?
Trả lời:
- Tại mốc thế năng O, thế năng bằng 0: Wt(O) = 0
- Tại A thế năng dương: Wt(A) > 0
- Tại B thế năng âm: Wt(B) < 0
Từ đó suy ra:
- Từ mốc thế năng lên cao, thế năng dương.
- Từ mốc thế năng xuống dưới, thế năng âm.
C4 (trang 139 sgk Vật Lý 10): Chứng minh rằng, hiệu thế năng của một vật chuyển động trong trọng trường không phụ thuộc việc chọn gốc thế năng.
Trả lời:
+ Thế năng tại M: Wt(M) = mgzM
+ Thế năng tại N: Wt(N) = mgzN
=>Thế năng tại M và tại N phụ thuộc mốc chọn thế năng.
+ Hiệu thế năng tại M và N là:
Wt(M) - Wt(N) = mgzM - mgzN = mg(zM - zN) = mg( Δ z)
Như vậy: Hiệu thế năng chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu (M), điểm cuối (N) tức vào độ cao từ N đến M (theo phương thẳng đứng) mà không phụ thuộc gốc thế năng chọn ở đâu.
C5 (trang 139 sgk Vật Lý 10): Chứng minh rằng khi một vật chuyển động từ M đến N trong trọng trường theo những đường khác nhau thì công của trọng lực theo các đường ấy là như nhau.
Trả lời:
Xét tam giác vuông MHN có: MN.cosα = MH
Đặt MN = S => S.cosα = MH
=> công của trọng lực làm vật di chuyển trong trọng trường từ độ cao zM đến độ cao zN là:
A = P.S.cosα = P(zM - zN)
=> Công A chỉ phụ thuộc hiệu (zM - zN) mà không phụ thuộc dạng đường đi từ M đến N (hình vẽ sgk)
Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 26