09/05/2018, 09:18

Trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 10 Bài 10

Bài 10 : Ba định luật Niu-tơn C1 (trang 60 sgk Vật Lý 10) Tại sao xe đạp chạy thêm được một quãng đường nữa mặc dù ta đã ngừng đạp ? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập trên lại? Lời giải: Do xe đạp có quán tính nên tiếp tục chuyển động. Lực ma sát ...

Bài 10 : Ba định luật Niu-tơn

C1 (trang 60 sgk Vật Lý 10) Tại sao xe đạp chạy thêm được một quãng đường nữa mặc dù ta đã ngừng đạp ? Tại sao khi nhảy từ bậc cao xuống, ta phải gập trên lại?

Lời giải:

Do xe đạp có quán tính nên tiếp tục chuyển động. Lực ma sát làm cho xe chạy chậm dần rồi mới dừng lại. Nếu không còn lực nào tác dụng xe sẽ chạy thẳng đều mãi mãi.

Khi nhảy từ cao xuống: Bàn chân dừng lại, do quán tính phần trên cơ thể tiếp tục chuyển động xuống gây ra hiện tượng gập chân.

Ngoài ra, nếu ta duỗi thẳng chân, lực phản từ mặt đất sẽ tác dụng gây ra tai nạn nguy hiểm.

C2 (trang 61 sgk Vật Lý 10) Cho hai vật chịu tác dụng của những lực có độ lớn bằng nhau. Hãy vận dụng định luật II Niu – Tơn để suy ra rằng, vật nào có khối lượng lớn hơn thì khó làm thay đổi vận tốc của nó hơn, tức là có mức quán tính lớn hơn.

Lời giải:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Vì F1 = F2 mà ta giả sử vật 1 có khối lượng lớn hơn vật 2.

Suy ra: a1 < a2.

C3 (trang 61 sgk Vật Lý 10) Tại sao máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được?

Lời giải:

Thông thường máy bay có khối lượng rất lớn nên quán tính của nó cũng rất lớn, do đó cần có thời gian để máy bay đạt đến tốc độ cần thiết để cất cánh, nên đường băng phải dài.

C4 (trang 62 sgk Vật Lý 10)

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

Lời giải:

Ở cùng một nơi trên Trái Đất và gần mặt đất ta có g không đổi.

Do đó:

Giải bài tập Vật Lý 10 | Để học tốt Vật Lý 10

C5 (trang 63 sgk Vật Lý 10) Hãy vận dụng định luật III Niu – tơn vào ví dụ dùng búa đóng đinh vào một khúc gỗ (Hình 10.5) để trả lời các câu hỏi sau:

- Có phải búa tác dụng lực lên đinh còn đinh không tác dụng lực lên búa? Nói một cách khác lực có thể xuất hiện đơn lẻ được không?

- Nếu đinh tác dụng lên búa một lực có độ lớn bằng lực mà búa tác dụng lên đinh thì tại sao đinh lại không đứng yên? Nói một cách khác, cặp "lực và phản lực" có cân bằng nhau không?

Lời giải:

- Không, theo định luật III Niu – Tơn, đinh cũng tác dụng lên búa một lực.

- Không, lực luôn xuất hiện đồng thời với phản lực của nó. Lực mà búa tác dụng vào đinh có độ lớn bằng lực mà đinh tác dụng vào búa nhưng do khối lượng của búa lớn hơn nhiều lần nên gia tốc thu được không đáng kể - búa gần như đứng yên

Các bài giải bài tập Vật Lí 10 Bài 10

0