Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 Bài 11
Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX Trả lời câu hỏi in nghiêng (trang 63 sgk Lịch Sử 8): - Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Trả lời: Các nước Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải ...
Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Trả lời câu hỏi in nghiêng
(trang 63 sgk Lịch Sử 8): - Vì sao khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?
Trả lời:
Các nước Đông Nam Á nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
(trang 64 sgk Lịch Sử 8): - Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?
Trả lời:
Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp nhân dân, chia để trị.
(trang 65 sgk Lịch Sử 8): - Mĩ tiến hành xâm lược Phi-lip-pin như thế nào?
Trả lời:
Mượn cớ "giúp đỡ" nhân dân Phi-lip-pin chống Tây Ban Nha, Mĩ gây ra cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha và sau đó thôn tính Phi-lip-pin và áp đặt chủ nghĩa thực dân.
(trang 66 sgk Lịch Sử 8): - Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
- Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.
- Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã mãn.
- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh giành chính quyền dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc.
- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đều thất bại song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.