08/05/2018, 12:30

Trả lời câu hỏi Lịch Sử 6 Bài 20 trang 56

Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo) : Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên? Trả lời: Vì : - Đa số người dân không được đi học, họ vẫn dạy cho nhau và nói chuyện với nhau ...

Bài 20: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

: Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên?

Trả lời:

Vì :

- Đa số người dân không được đi học, họ vẫn dạy cho nhau và nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

- Người Việt căm ghét người Hán, vì thế họ vẫn giữ phong tục tập quán riêng mà không nghe theo người Hán.

: Lời tâu của Tiết Tổng (SGK - trang 56) nói lên điều gì?

Trả lời:

Nói lên rằng nhân dân ta luôn căm ghét người Hán, không chịu khuất phục trước ách cai trị. Với lợi thế địa hình hiểm trở, người nhiều, nhân dân có thể nổi dậy bất cứ lúc nào.

: Qua câu nói của Bà Triệu (SGK, trang 56), em hiểu Bà Triệu là người như thế nào?

Trả lời:

Bà Triệu là người phụ nữ mạnh mẽ, giàu lòng yêu nước, bà không chịu được cảnh áp bức bóc lột của giặc mà muốn đứng lên đánh đuổi giành lại giang sơn.

: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ?

Trả lời:

Khởi nghĩa thể hiện ý chí quyết tâm đánh bại quân xâm lược. Tuy nhiên quy mô của cuộc khởi nghĩa còn nhỏ, lực lượng mỏng và chưa lôi kéo được sự góp sức nên khởi nghĩa thất bại.

Các bài giải bài tập và trả lời câu hỏi Lịch sử lớp 6

0