09/05/2018, 13:40

Trả lời câu hỏi Địa Lí 11 Bài 10 Tiết 1

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Trả lời câu hỏi in nghiêng (trang 86 sgk Địa Lí 11): - VỊ trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc? Trả lời: ...

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế

Trả lời câu hỏi in nghiêng

(trang 86 sgk Địa Lí 11): - VỊ trí địa lí, quy mô lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào tới địa hình và khí hậu của Trung Quốc?

Trả lời:

- Vi trí địa lí, quy mô lãnh thổ

+ Diện tích lớn thứ tư trên thế giới.

+ Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, hoang mạc; phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương.

+ Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài khoảng 9000 km, cách không xa Nhật Bản và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động.

- Ảnh hưởng tới địa hình, khí hậu của Trung Quốc:

+ Khí hậu chủ yếu là ôn đới và cận nhiệt.

+ Tạo nên sự khác biệt giữa vùng ven biển và vùng nội địa.

(trang 88 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào hình 10.1 và kiến thức trong bài, hãy:

Trả lời: Để học tốt Địa Lý 11 | Giải bài tập Địa Lý 11

- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc

+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.

+ Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang.

- So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tâv và miền Đông

+ Miền Đông: thấp chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).

+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhi, Ta-rim, ...). Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang....).

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.

+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.

+ Miền Tây: gồm các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa khó khăn cho sản xuất và cư trú. Khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt tạo nên những vùng hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. Tài nguyên chính là rừng, đồng cỏ (phát triển chăn nuôi), khoáng sản.

(trang 88 sgk Địa Lí 11): - Quan sát hình 10.3, nhận xét sự thay đổi tổng dân số, dân số nông thôn và dân số thành thị của Trung Quốc.

Trả lời:

Sự thay đổi tổng dân số rất nhanh, gia tăng dân số rất lớn từ năm 1949 đến 1975 (đường đồ thị rất dốc). Mức độ gia tăng dân số giảm trong vòng 30 năm gần đây (đường đồ thị bớt dốc).

Tỉ lệ dân số nông thôn tăng chậm, tỉ lệ dân số đô thị tăng nhanh.

(trang 89 sgk Địa Lí 11): - Dựa vào hình 10.4 và kiến thức trong bài, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư Trung Quốc.

Để học tốt Địa Lý 11 | Giải bài tập Địa Lý 11

Trả lời:

Nhận xét: dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông, tập trung với mật độ cao ở các đồng bằng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố. Vùng phía tây và phía bắc, dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng rộng lớn ở phía bắc và phía tây có mật độ dưới 1 người/km2.

Giải thích: Miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên (địa hình thấp, đồng bằng phù sa màu mỡ với diện tích rộng, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào,...). Miền Tây rất khó khăn về tự nhiên (diện tích khô hạn lớn, địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt,...).

Để học tốt và Giải bài tập các bài 10 phần B

0