25/04/2018, 17:42

Tổng kết phần văn học SBT ngữ văn 10 tập 2: Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 124 SBT...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 124 SBT ngữ văn 10 tập 2. Lập bảng so sánh để thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam.. Soạn bài Tổng kết phần văn học SBT ngữ văn 10 tập 2 1. Lập bảng so sánh để thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 124 SBT ngữ văn 10 tập 2. Lập bảng so sánh để thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam.. Soạn bài Tổng kết phần văn học SBT ngữ văn 10 tập 2

1. Lập bảng so sánh để thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam.

Trả lời:

Có thể thấy được những điểm khác nhau giữa văn học dân gian và văn học viết Việt Nam qua bảng so sánh sau :

              BỘ PHẬN

ĐẶC ĐlỂM

VĂN HỌC DÂN GIAN

VĂN HỌC VIẾT

Thời điểm ra đời

Ra đời sớm, từ khi chưa có chữ viết

Ra đời khi có chữ viết

Tác giả

Sáng tác tập thể

Sáng tác cá nhân

Hình thức lưu truyền

Truyền miệng

Chữ viết

Hình thức tồn tại

Gắn bó với những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng (gắn với môi trường diễn xướng)

Cố định thành văn bản viết, mang tính độc lập của một tác phẩm văn học

Vai trò, vị trí

Là nền tảng của văn học dân tộc

Nâng cao và kết tinh những thành tựu nghệ thuật

2. Điền vào bảng theo mẫu dưới đây những tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

STT

Tác giả

Tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

Trả lời:

HS ôn lại những tác giả, tác phẩm văn học trung đại Việt Nam tiêu biểu đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 10, điền vào ô thích hợp trong bảng một cách ngắn gọn những điểm cơ bản nhất.

Ví dụ:

STT

Tác giả

Tác phẩm

Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật

1

Phạm Ngũ Lão

Tỏ lòng (Thuật hoài)

– Thời đại Đông A với sức mạnh và khí thế hào hùng, với tinh thần quyết chiến, quyết thắng. Trang nam nhi thời Trần với chí lớn lập công danh trong sự nghiệp cứu nước và ý thức trách nhiệm trước dân tộc.

– Thủ pháp nghệ thuật thiên về gợi, khái quát, đạt tới độ súc tích cao. Bút pháp nghệ thuật có tính sử thi với hình ảnh gợi cảm, mang vẻ đẹp hoành tráng.

2

Trương Hán Siêu

Phú sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang phú)

– Tự hào trước chiến thắng lịch sử và chiến công thời đại trên dòng sông Bạch Đằng. Tự hào trước truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam.

– Cấu tứ đơn giản nhưng hấp dẫn nhờ xây dựng trên một bố cục chặt chẽ. Hình tượng nhân vật “khách” và các vị bô lão, hình tượng thiên nhiên, lời văn biền ngẫu đạt hiệu quả nghệ thuật cao.

3

Nguyễn Trãi

Đại cáo bình Ngô (Bình Ngô đại cáo)

– Khẳng định độc lập dân tộc, niềm tự hào dân tộc. Lên án tội ác kẻ thù xâm lược. Ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi sức mạnh của nhân nghĩa kết hợp với sức mạnh của lòng yêu nước. Niềm tin vào tương lai đất nước. Vận dụng sáng tạo, thành công thể cáo.

– Kết hợp giữa chính luận và trữ tình với kết cấu chặt chẽ, lập luận lôgic, sắc bén, lời văn giàu cảm xúc, câu văn giàu hình tượng.

4

3. Với những thể loại văn học sau, anh (chị) hãy sắp xếp lại theo hệ thống được ghi trong văn bản dưới đây:
a) Các thể loại văn học : thần thoại, chiếu, chèo, hịch, ngâm khúc, sử thi, thơ Đường luật, tuồng, cáo, ca dao, kí sự, truyện thơ, sử thi, truyện cười, hát nói, truyện ngụ ngôn, phú, thơ Nôm Đường luật, tiểu thuyết chương hồi, truyện cổ tích, truyền kì, cải lương.

b) Bảng hệ thống thể loại:

VĂN HỌC DÂN GIAN

VĂN HỌC VIẾT

Tự sự

Trữ tình

Sân khấu

Tiếp thu nước ngoài

Nội sinh, dân tộc hoá

Trả lời:

 HS xem lại bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam và bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX để sắp xếp lại các thể loại văn học theo hệ thống được ghi trong bảng cho phù hợp.

Trên cơ sở một số ví dụ, HS tiếp tục hoàn chỉnh bài tập :

VĂN HỌC DÂN GIAN

VĂN HỌC VIẾT

Tự sự

Trữ tình

Sân khấu

Tiếp thu nước ngoài

Nội sinh, dân tộc hoá

thần thoại, sử thi, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn

ca dao

chèo, tuồng, cải lương,

chiếu, hịch, cáo, phú, văn tế, thơ Đường luật, truyền kì

truyện Nôm, ngâm khúc, hát nói, thơ Nôm Đường luật

4. Phân tích nội dung yêu nước qua một số tác phẩm thơ, phú thời Trần mà anh (chị) đã học.

Trả lời:

 Thời đại nhà Trần với những kì tích trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã làm nên những trang vàng của một giai đoạn lịch sử và làm nên vẻ đẹp riêng của một giai đoạn văn học. Nội dung yêu nước trong văn học giai đoạn này mang hào khí Đông A. Các tác giả đứng trên tầm cao của chiến công thời đại, bề dày của truyền thống lịch sử để nói lên lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

– Đến với bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão, ta bắt gặp hào khí Đông A qua niềm tự hào trước sức mạnh của con người và sức mạnh thời đại.

+ Con người mang lí tưởng lớn lao, cao cả, với tầm vóc, tư thế, hành động thật kì vĩ:

Múa giáo non sông trải mấy thu.

+ Sức mạnh của thời đại, của dân tộc thể hiện qua hình ảnh :

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

+ Biện pháp nghệ thuật so sánh vừa cụ thể hoá sức mạnh vật chất của ba quân, vừa hướng tới sự khái quát hoá sức mạnh tinh thần.

Tỏ lòng vừa là nỗi lòng riêng của Phạm Ngũ Lão, vừa thể hiện xu thế chung, tất yếu của thời đại : sức mạnh, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, giành độc lập, tự chủ cho đất nước. Lời tự thuật nỗi lòng chân tình, mộc mạc nhưng đầy hào sảng.

– Trong bài Phú sông Bạch Đằng, Trương Hán Siêu vừa tự hào trước truyền thống vừa tự hào trước thời đại. Tác giả nhắc lại sự kiện “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” cùng với sự kiện “thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”, không chỉ nối liền chiến công hiện tại với quá khứ mà còn nói lên niềm tự hào trước truyền thống lịch sử và tự hào trước thời đại nhà Trần. Với việc kết hợp giữa bút pháp tự sự với bút pháp trữ tình, bình luận, bài Phú sông Bạch Đằng vừa bộc lộ lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vừa thể hiện những suy tư sâu sắc về đất nước.

5. Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam có những biểu hiện rất phong phú, đa dạng. Anh (chị) hãy làm sáng tỏ điều đó qua việc phân tích nội dung Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Trả lời:

Chủ nghĩa nhân đạo đã trở thành một trào lưu lớn trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX. Truyện Kiều là kết tinh tiêu biểu nhất của chủ nghĩa nhân đạo ở văn học giai đoạn này, đồng thời cũng là kết tinh tiêu biểu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại Việt Nam.

a) Truyện Kiều là tiếng nói cảm thương sâu sắc trước số phận bi kịch của con người, là tiếng nói lên án đanh thép những thế lực tàn bạo chà đạp con người.

–  Đời Kiều là “tấm gương oan khổ”, số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Ở Kiều có bi kịch tài năng và nhan sắc, phản ánh thực tế trong xã hội cũ : “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận”. Tuy nhiên, hai bi kịch lớn ở Kiều là bi kịch tình yêu tan vỡ và bi kịch bị chà đạp về nhân phẩm.

+ Bi kịch tình yêu tan vỡ được thể hiện sâu sắc trong trích đoạn Trao duyên và đoạn Tái hồi Kim Trọng. Tình yêu Kim – Kiều là một tình yêu lí tưởng với “người quốc sắc, kẻ thiên tài” nhưng cuối cùng “giữa đường đứt gánh tương tư”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”. Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn được. Đoạn Tái hồi Kim Trọng nhìn hình thức là kết thúc có hậu nhưng thực chất là một bi kịch. Trong cuộc đại đoàn viên, Kiều có gặp lại người yêu nhưng không bao giờ tái ngộ tình yêu. Màn đoàn viên “có hậu” về cơ bản cũng chỉ là “một cung gió thảm mưa sầu”.

+ Kiều là người luôn có ý thức về nhân phẩm nhưng cuối cùng lại bị chà đạp về nhân phẩm. Câu đau xót nhất trong cuộc đời Kiều chính là câu : “Thân lươn bao quản lấm đầu – Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa”. Có nỗi đau nào lớn hơn khi con người trọng nhân phẩm, luôn ý thức về nhân phẩm mà cuối cùng phải tuyên bố từ bỏ nhân phẩm ?

– Bi kịch của Thuý Kiều khống chỉ nói lên “niềm cảm thông lạ lùng” (Hoài Thanh) của đại thi hào dân tộc mà còn thể hiện niềm căm phẫn, sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên hạnh phúc và nhân phẩm của con người. Nguyễn Du đã bóc trần bộ mặt xấu xa, nhơ bẩn của đủ các loại bợm già, bợm trẻ, bợm lưu manh, bợm quý tộc, bợm quan lại. Bợm lưu manh có bọn Tú Bà, Mã Giám Sinh, Sở Khanh… Bợm quý tộc, bợm quan lại, nhỏ thì như bọn sai nha “đầu trâu mặt ngựa” kéo đến đánh đập, cướp bóc gia đình Kiều, lớn thì đến mức “phương diện quốc gia” như quan Tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến.

b) Truyện Kiều là tiếng nói khẳng định, ngợi ca con người và những khát vọng chân chính của con người.

– Nhân vật Thuý Kiều :

+ Kiều là hiện thân vẻ đẹp của nhan sắc, tài hoa, tâm hồn. Sắc và tài của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Thể hiện vẻ đẹp, tài năng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ của văn học cổ có phần lí tưởng hoá để trân trọng vẻ đẹp “Một hai nghiêng nước nghiêng thành – sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”. Tâm hồn đẹp đẽ của người con gái họ Vương thể hiện ở tấm lòng vị tha, nhân hậu. Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều nhớ tới cha mẹ với những tình cảm chân thực. Nàng tưởng tượng bóng dáng tội nghiệp “tựa cửa hôm mai” của những người đã sinh dưỡng mình. Kiều day dứt khôn nguôi vì nỗi không chăm sóc được cha mẹ già : “Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?”.

+ Kiều còn là hiện thân của khát vọng tình yêu tự do, khát vọng hạnh phúc, khát vọng về quyền sống. Khát vọng tình yêu tự do đậm màu sắc lãng mạn được thể hiện qua mối quan hệ Thuý Kiều – Kim Trọng. Mối tình Kim – Kiều vượt ra ngoài lễ giáo phong kiến bằng tình yêu tự do, chủ động của hai người/ Kiều táo bạo chủ động nhưng đồng thời cũng là người thuỷ chung trong tình yêu. Ở đoạn Trao duyên, tình yêu Kim – Kiều tuy tan vỡ nhưng khát vọng về một tình yêu thuỷ chung, son sắt thì được khẳng định.

– Nhân vật Từ Hải:

+ Từ Hải là hiện thân của khát vọng tự do. Khắc hoạ nhân vật Từ Hải, Nguyễn Du luôn chú ý tới sự phi thường vượt ra ngoài khuôn khổ chế độ phong kiến từ diện mạo, tính cách đến hành động. Để miêu tả ý chí tự do, sức mạnh phi thường của Từ Hải, tác giả đã đặt nhân vật trong bối cảnh chiến trận để làm nổi bật tính cách người anh hùng :

–           Triều đình riêng một góc trời,

    Gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà.

–           Trước cờ ai dám tranh cường,

            Năm năm hùng cứ một phương hải tần.

+ Từ Hải còn là hiện thân của khát vọng công lí chính nghĩa. Lí tưởng mà Từ “tuyên ngôn” là lí tưởng của những trang nam nhi thời phong kiến nêu cao lẽ công bằng chính nghĩa :

Anh hùng tiếng đã gọi rằng,

Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha.

Lí tưởng của Từ Hải mang tinh thần nhân văn vì nó hướng tới công lí chính nghĩa cho những người bị áp bức đau khổ. Từ Hải thông cảm, thấu hiểu khát vọng của Kiều. Chàng giúp Kiều thực hiện ước mơ công lí chính nghĩa trong tư cách con người toàn quyền chủ động, định đoạt số phận của mình : “Từ rằng việc ấy để cho mặc nàng”.

Với Truyện Kiều, Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực đề cao con người.

6. Nhận xét sự giống nhau, khác nhau giữa các thiên sử thi: Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ).

Trả lời:

 Có thể nêu sự giống nhau, khác nhau giữa các thiên sử thi : Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp), Ra-ma-ya-na (Ấn Độ) bằng cách lập bảng so sánh :

Sử thi

Đặc điểm riêng

Đặc điểm chung

Đãm Săn

– Khát vọng chinh phục thiên nhiên, xoá bỏ những tập tục lạc hậu vì sự hùng mạnh của bộ tộc

– Con người hành động.

– Chủ đề : hướng tới những vấn đề chung của cả cộng đồng. Cả ba sử thi đều là bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực đời sống và tư tưởng con người thời cổ đại.

 Nhân vật : tiêu biểu cho sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng ; ca ngợi những con người với đạo đức cao cả, với sức mạnh, tài năng, trí thông minh, lòng quả cảm, trong đấu tranh chinh phuc tư nhiên, chiến thắng cái ác vì chân, thiện, mĩ.

– Ngôn ngữ mang vẻ đẹp trang trọng, hình tượng nghệ thuật với vẻ đẹp kì vĩ, mĩ lệ, huyền ảo, với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng.

Ô-đi-xê

– Biểu tượng sức mạnh trí tuệ và tinh thần trong chinh phục thiên nhiên để khai sáng văn hoá, mở rộng giao lưu văn hoá.

– Khắc hoạ nhân vật qua hành động.

Ra-ma-ya-na

– Chiến đấu chống cái ác, cái xấu vì cái thiện, cái đẹp ; đề cao danh dự và bổn phận ; tình yêu tha thiết với con người, với cuộc đời, với thiên nhiên.

– Con người được miêu tả ở tâm linh, tính cách.

7. Nêu những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường (Trung Quốc) và thơ hai-cư (Nhật Bản).

Trả lời:

 Những nét đặc sắc khác nhau giữa thơ Đường và thơ hai-cư :

Thơ Đường

Thơ hai-cư

– Nội dung : phong phú, đa dạng, phản ánh trung thực toàn diện cuộc sống xã hội và đời sống tình cảm của con người; nổi bật lên là những đề tài quen thuộc về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.

– Nghệ thuật : hai thể chính là cổ phong (cổ thể), Đường luật (cận thể) với ngôn ngữ đơn giản mà tinh luyện, thanh luật hài hoà, cấu tứ độc đáo, rất hàm súc, giàu sức gợi.

– Nội dung : ghi lại phong cảnh với vài sự vật cụ thể, ở một thời điểm nhất định trong hiện tại, từ đó khơi gợi một cảm xúc, suy tư sâu sắc nào đó.

– Nghệ thuật : gợi là chủ yếu, sự mơ hồ dành một khoảng không to lớn cho trí tưởng tượng của người đọc. Ngôn ngữ rất cô đọng, cả bài chỉ trên dưới 17 âm tiết trong khoảng mấy từ. Tứ thơ hàm súc và giàu sức gợi.

8. Bài tập 7, trang 149, SGK.

Ôn tập phần Lí luận văn học, HS cần năm slaij những khái niệm cơ bản về văn bản văn học đồng thời biết vận dụng nhứng kiến thức đã học để tìm hiểu, phân tích các tác phẩm văn học. HS có thể ôn tập theo những câu hỏi sau :

a) Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là gì ?

b) Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học.

c) Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

d) Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào ? Cho một số ví dụ để làm sáng tỏ.

Trả lời:

HS có thể lập bảng ôn tập về văn bản văn học theo mẫu dưới đây (đọc bài Văn bản văn học trong SGK và ghi nội dung vào từng cột, từng mục cho phù hợp) :

VĂN BẢN VĂN HỌC

Tiêu chí chủ yếu

Cấu trúc của

Các yếu tố

Các yếu tố

của văn bản

văn bản văn học

thuộc nội dung

thuộc hình thức

văn học

văn bản văn học

văn bản văn học

1………

1……..

1………

1………

2………

2……..

2………

2………

3………

3……..

3………

3………

0