15/01/2018, 16:21

Tổng hợp kiến thức Vật lý 10

Tổng hợp kiến thức Vật lý 10 Ôn tập kiến thức Vật lý lớp 10 là tài liệu tổng hợp hay, trình bày chi tiết và rõ ràng về lý thuyết và bài tập. Tổng hợp công thức vật lý lớp 10 này sẽ giúp các bạn hệ ...

Tổng hợp kiến thức Vật lý 10

là tài liệu tổng hợp hay, trình bày chi tiết và rõ ràng về lý thuyết và bài tập. Tổng hợp công thức vật lý lớp 10 này sẽ giúp các bạn hệ thống kiến thức Vật lý 10, ôn thi học kì 2 Vật lý 10 hiệu quả, nắm chắc kiến thức chương trình Vật lý 10 để học tiếp chương trình Vật lý 11.

Bài tập Vật lý lớp 10 - Tổng hợp và phân tích lực

Trắc nghiệm Vật lý 10: Cơ sở của nhiệt động lực học

Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý lớp 10: Các định luật bảo toàn

PHẦN I : CƠ HỌC

Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM

Bài 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ

I. Chuyển động cơ – Chất điểm

1. Chuyển động cơ

Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.

2. Chất điểm

  • Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc với những khoảng cách mà ta đề cập đến), được coi là chất điểm.
  • Khi một vật được coi là chất điểm thì khối lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm đó.

3. Quỹ đạo

Quỹ đạo của chuyển động là đường mà chất điểm chuyển động vạch ra trong không gian.

II. Cách xác định vị trí của vật trong không gian.

1. Vật làm mốc và thước đo

Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm mốc đến vật.

2. Hệ toạ độ

a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động trên một đường thẳng): Toạ độ của vật ở vị trí M: 
                                           

III. Cách xác định thời gian trong chuyển động.

1. Mốc thời gian và đồng hồ.

Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng một chiếc đồng hồ.

2. Thời điểm và thời gian.

Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời gian nhất định.

IV. Hệ qui chiếu.

Một hệ qui chiếu gồm:

  • Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật làm mốc.
  • Một mốc thời gian và một đồng hồ.

Bài 2 : CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

I. Chuyển động thẳng đều

1. Tốc độ trung bình.   vbt = s/t

Với : s = x2 – x1; t = t2 – t1

2. Chuyển động thẳng đều.

Là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

3. Quãng đường đi trong chuyển động thẳng đều.

s = vtbt = vt

Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.

II. Phương trình chuyển động và đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.

1. Phương trình chuyển động.

x = xo + s = xo + vt

Trong đó: s là quãng đường đi

v là vận tốc của vật hay tốc độ

t là thời gian chuyển động

xo là tọa độ ban đầu lúc

x là tọa độ ở thời điểm.

2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển động thẳng đều.

a) Bảng

t (h) 0 1 2 3 4 5 6
x (km) 5 15 25 35 45 55 65

b) Đồ thị

Các dạng bài tập có hướng dẫn

Dạng 1: Xác định vận tốc, quãng đường và thời gian trong chuyển động thẳng đều. Xác định vận tốc trung bình.

Cách giải:

  • Sử dụng công thức trong chuyển động thẳng đều: S = v.t
  • Công thức tính vận tốc trung bình.

Bài 1: Một xe chạy trong 5h: 2h đầu xe chạy với tốc độ trung bình 60km/h, 3h sau xe chạy với tốc độ trung bình 40km/h.Tính tốc tốc trung bình của xe trong suốt thời gian chuyển động.

Hướng dẫn giải:

Quãng đường đi trong 2h đầu: S1 = v1.t1 = 120 km

Quãng đường đi trong 3h sau: S2 = v2.t2 = 120 km.

vtb = (S1 + S2)/(t1 + t2) = 48 km/h.

Ở thời điểm hiện tại, các em học sinh lớp 10 đang tất bật chuẩn bị cho kì thi học kì. Để ôn thi học kì 1 lớp 10 tốt hơn, mời các em tải thêm các đề thi học kì 1 lớp 10 khác. Với những đề thi học kì 1 lớp 10 môn Vật lý, Toán, Anh, Văn,... này, các em sẽ có thêm kinh nghiệm và kiến thức về các dạng bài, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

0