Tổng hợp 5 đề kiểm tra kì 1 môn Vật Lý 6 – Một quả nặng có trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là
Với mong muốn giúp các bạn học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức, thử sức trực tiếp trên các đề thi học kỳ thật sự, chúng tôi đã sưu tập 5 đề thi học kì 1 môn Vật Lý lớp 6 có đáp án đi kèm. Xem chi tiết dưới đây Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 (Đề 1) Câu 1: Hãy chọn ...
Với mong muốn giúp các bạn học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức, thử sức trực tiếp trên các đề thi học kỳ thật sự, chúng tôi đã sưu tập 5 đề thi học kì 1 môn Vật Lý lớp 6 có đáp án đi kèm. Xem chi tiết dưới đây
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 (Đề 1)
Câu 1:Hãy chọn câu đúng:
A. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài nhỏ nhất có thể đo được bằng thước đó.
B. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất mà thước đo có thể đo được.
C. GHĐ của một thước đo độ dài là độ dài lớn nhất ghi trên thước đó.
D. GHĐ của thước đo độ dài là độ dài của cái thước.
Câu 2: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả sau đây, cách ghi nào là đúng?
A. 2000mm. B. 200cm. C. 20dm. D. 2m.
Câu 3: Nên chọn bình chia độ nào trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít.
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 5ml.
B. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
C. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
D. Bình 100ml có vạch chia tới 2ml.
Câu 4: Người ta dùng một bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích của một vật. Khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên tới gần vạch 84 cm3. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?
A. 34cm3. B. 34,0 cm3. C. 33cm3. D. 33,0cm3.
Câu 5: Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ gì?
A. Thể tích của hộp mứt.
B. Khối lượng của mứt trong hộp.
C. Sức nặng của hộp mứt.
D. Khối lượng và sức nặng của hộp mứt.
Câu 6: Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà cần cẩu đã phải tác dụng vào thùng hành để nâng thùng hàng lên.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tầu tác dụng vào làm cho các toa tầu chuyển động.
Câu 7: Chuyển động nào dưới đây không có sự biến đổi?
A. Một chiếc tàu hỏa đang chạy bỗng bị hãm phanh, tàu dừng lại.
B. Kim đồng hồ chạy đúng thời gian.
C. Một người đi xe đạp đang xuống dốc.
D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 5000km/h.
Câu 8: Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bẳng sắt đang được treo trên một sợi chỉ. Lực hút của nam châm đã đưa ra sự biến đổi nào?
A. Quả nặng bị biến dạng.
B. Quả nặng dao động.
C. Quả nặng chuyển động lại gần nam châm.
D. Quả nặng chuyển động ra xa nam châm.
Câu 9: Một quả nặng coa trọng lượng 0,1N. Khối lượng của quả nặng là:
A. 1g. B. 10g. C. 100g. D. 1000g.
Câu 10: Cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?
A. Lực mà hai em bé cung đẩy vào hai bên một cánh cửa làm cành cửa quay.
B. Lực của một lực sĩ đang giơ quả tạ tren cao và trọng lực tác dụng lên quả tạ.
C. Lực một người đang kéo dãn một dây lò xo và lực mà dây lò xo kéo lại tay người.
D. Lực của vật nặng được treo vào dây tác dụng lên dây và lực của dây tác dụng lên vật.
Câu 11: Lực nào sau đây không phải là trọng lực?
A. Lực làm cho nước mưa rơi xuống.
B. Lực tác dụng lên một vật nặng treo vào lò xo làm lò xo dãn ra.
C. Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm.
D. Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt.
Câu 12: Dùng quả nặng có khối lượng bằng 50g treo vào một đầu lò xo, lò xo dãn ra 1cm. muốn làm lò xo dãn ra 3cm phải làm như thế nào?
A. Treo thêm một quả nặng 50g.
B. Thay quả nặng 50g bwangf quả nặng 100g.
C. Treo thêm quả nặng 100g.
D. Cả ba phương án trên đều sai.
Câu 13: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của nam châm lên tấm sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
D. Lực kết dính của tờ giấy dán trên bảng.
Câu 14: Cho một khối chì hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 10cm3. Khối lượng của khối chì bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của khối chì bằng 11300kg/m3.
A. 113kg. B. 113g. C. 11,3kg. D. 1,13g.
Câu 15: Một vật có khối lượng bằng 0,8 tấn và có thể tích bằng 1m3. Trọng lượng riêng của chất cấu tạo nên vật đó nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 80N/m3. B. 800N/m3. C. 8000N/m3. D. 800N/dm3.
Câu 16: Một cái cột trụ bằng sắt có thể tích bằng 2m3. Và nặng 15,6 tấn. Khối lượng riền của sắt nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 11300kg/m3. B. 7800kg/m3. C. 2700kg/m3. D. 1000kg/m3.
Câu 17: Đơn vị đo khối lượng riêng là:
A. N/m3. B. Kg.m2.
C. Kg. D. Kg/m3.
Câu 18: Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghiêng.
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
Những cách nào làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng?
A. Cách 1 và 3. B. Cách 1 và 4.
C. Cách 2 và 3. D. Cách 2 và 4.
Câu 19: Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng ta có thể:
A. Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
C. Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
D. Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 20: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã dùng lần lượt 4 tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với 4 tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu với các lực tương ứng nhỏ nhất là: F1 = 100N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N.
Hỏi tấm ván nào dài nhất?
A. Tấm ván 1. B. Tấm ván 2.
C. Tấm ván 3. D. Tấm ván 4.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn C.
Câu 2: Chọn A.
Câu 3: Chọn C.
Câu 4: Chọn A.
Câu 5: Chọn B.
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn D.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn B.
Câu 11: Chọn D.
Câu 12: Chọn C.
Câu 13: Chọn C.
Câu 14: Chọn D.
Câu 15: Chọn C.
Câu 16: Chọn B.
Câu 17: Chọn D.
Câu 18: Chọn B.
Câu 19: Chọn D.
Câu 20: Chọn B.
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 (Đề 2)
Câu 1:Hãy chọn câu đúng:
ĐCNN của một thước đo độ dài là:
A. Khoảng cách ngắn nhát giữa hai số gần nhau ghi trên thước đ.
B. Khoảng cách giữa hai vạch chia trên thước.
C. Giá trị bằng số đầu tiên ghi trên thước đo.
D. Giá trị độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước đo.
Câu 2: Khi đo độ dài, người ta thường làm như thế nào?
A. Đặt thước không dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vạch ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọ kết quả đo tại đầu kia của vật.
B. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, một đầu của vạch ngang bằng với vạch số 1 và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật.
C. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật.
D. Đặt thước dọc theo chiều dài gần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông gọc với cạnh thước tại đầu kia của vật.
Câu 3: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
A. V1 = 20cm3. B. V2 = 20,5cm3. C. V3 = 20,50cm3. D. V4 = 20,2cm3
Câu 4: Người ta dung một bình chia độ ghi tới cm3 chưa 50cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình là 81cm3. Thể tích của hòn đá là?
A. 81cm3. B. 50cm3. C. 131cm3. D. 31cm3.
Câu 5: Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chưa trong một vật?
A. 5 mét. B. 2 lít. C. 10 gói. D. 2 kilôgam.
Câu 6: Nên dùng một cân nào dưới đây để kiểm tra lại khối lượng hàng hóa mẹ đi chợ hàng ngày?
A. Cân đòn có GHĐ 1kg vầ ĐCNN 0,50g.
B. Cân đòn có GHĐ 10kg và ĐCNN 10g.
C. Cân đòn có GHĐ 50kg và ĐCNN 100g.
D. Cân đòn có GHĐ 100kg và ĐCNN 200g.
Câu 7: Lực nào trong các lực dưới đây là lực kéo?
A. Lực mà người lực sĩ dùng để ném một quả tạ.
B. Lực mà con chim tác dụng khi đậu trên cành cây làm cho cành cây bị cong đi.
C. Lực mà không khí tác dụng làm cho quả bóng bay bay lên trời.
D. Lực mà con trâu tác dụng vào cái cày khi đang cày.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không có sự biến đổi chuyển động?
A. Giảm ga cho xe máy chạy chậm lại.
B. Tằn ga cho xe máy chạy nhanh hơn.
C. Xe máy chạy đều trên đường thẳng.
D. Xe máy chạy đều trên đường cong.
Câu 9: Muốn đo trọng lượng và thể tích của các hòn sỏi thì dùng bộ dụng cụ nào dưới đây?
A. Một cái cân và một cái thước.
B. Một cái cân và một cái bình chia độ.
C. Một cái lực kế và một cái thước.
D. Một cái lực kế và một cái bình chia độ.
Câu 10: Đơn vị đo trọng lượng là?
A. N. B. N.m2. C. N.m D. N.m3
Câu 11: Để kéo một vật có khối lượng 18,5kg leen cao theo phương thẳng đứng, người tá phải dùng một lực có cường độ ít nhất bằng:
A. F = 1,85N. B. F = 180N. C. F = 18,5N. D. F = 185N.
Câu 12: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:
A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
D. Không có lực.
Câu 13: Một vật có khối lượng 250g, trọng lượng của nó là bao nhiêu?
A. 250N. B. 2,5N. C. 25N. D. 0,25N.
Câu 14: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Khối lượng của vật là do sức hút của Trái đất lên vật đó.
B. Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng về tâm Trái đất.
C. Khối lượng của vật còn được gọi là trọng lượng của vật đó.
D. Đơn vị trọng lượng là kg.
Câu 15: Hệ thức nào dưới đây biểu thị mối liên hệ giữa trọng lượng riêng và khối lượng riêng của cùng một chất?
A. m = V.D. B. P = d.V. C. d =10.D. D. P = 10.m.
Câu 16: 1, 2 lít nước có khối lượng bằng bao nhiêu, biết rằng khối lượng riêng của nước bằng 1000kg/ m3.
A. 1,2kg. B. 12kg. C. 120kg. D. 1,2 tấn.
Câu 17: Nếu sữa trong một hộp sữa có ghi khối lượng tịnh 397gam và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa có giá trị gần đúng là bao nhiêu?
A. 1,264N/m3. B. 0,791N/m3. C. 12643N/m3. D. 1264N/m3.
Câu 18: Một cái cốc có khối lượng bằng 200g đặt nằm cân bằng trên bàn. Lực tác dụng của mặt bàn vào cốc nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
A. 2N. B. 20N. C. 0,2N. D. 200N.
Câu 19: Máy cơ đơn giản nào sau đây không cho lợi về lực?
A. Mặt phẳng nghiêng. A. Ròng rọc cố định.
B. Ròng rọc động. C. Đòn bẩy.
Câu 20: Càu thang là ví dụ của máy cơ đơn giản nào trong các máy cơ đơn giản sau đây?
A. Đòn bẩy. B. Mặt phẳng nghiêng.
C. Ròng rọc động. D. Ròng rọc cố định.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn D.
Câu 2: Chọn D.
Câu 3: Chọn B.
Câu 4: Chọn D.
Câu 5: Chọn D.
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn D.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn D.
Câu 10: Chọn A.
Câu 11: Chọn D.
Câu 12: Chọn C.
Câu 13: Chọn B.
Câu 14: Chọn B.
Câu 15: Chọn C.
Câu 16: Chọn A.
Câu 17: Chọn C.
Câu 18: Chọn A.
Câu 19: Chọn B.
Câu 20: Chọn B.
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 (Đề 3)
Câu 1:Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5 mét và nhỏ hơn 1 mét. Dùng thước đo nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?
A. Thước có GHD là 1m và ĐCNN là 1mm.
B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm.
C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm.
D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm.
Câu 2: Một bạn dung thức đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học. trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là không đúng?
A. 4,44m. B. 44,4dm. C. 444cm. D. 445cm.
Câu 3: Có thể dùng bình chia độ và bình tràn để đo thể tích của vật nào dưới đây?
A. 1 bát gạo. B. 1 hòn đá sỏi.
C. 5 viên phấn D. 1 cái kim.
Câu 4: Trong các số liệu sau đây, số liệu nào chỉ khối lượng của hàng hóa?
A. Trên nhãn của chai nước khoáng có ghi: 330ml.
B. Trên vỏ của hộp Vitamin B1 có ghi: 1000 viên.
C. ở một số cửa hàng vàng bạc có ghi: 99,99.
D. Trên vỏ gói xà phòng bột có ghi: khối lượn tịnh 1kg.
Câu 5: Gió thổi mạnh không gây ra sự biến đổi bào trong các biến đổi dưới đây?
A. Lúa trên đồng đổ rạp về một phía.
B. Cây lớn nhanh hơn.
C. Xe đạp trên đường đi chậm lại.
D. Xe dạp trên đường đi nhanh hơn.
Câu 6: Khi thả một hòn đá vào bình chia độ (GHĐ 100cm3, ĐCNN 1cm3) có chưa 50cm3 nước, người ta thấy rằng mực nước trong bình dâng lên ngang vạch 95cm3. Thể tích hòn đá là?
A. 95cm3. B. 50cm3.
C. 45cm3. D. 145cm3.
Câu 7: Hai lực cân bằng có đặc điểm nào dưới đây?
A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau.
B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau.
C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau.
D. Khác phương, khác chiều, mhanj như nhau.
Câu 8: Công thức tính khối lượng riêng là?
A. D = B. D =P.V. C. D = mV. D. D =
Câu 9: Một vật đặc có khôi lượng 8000g và thể tích 2dm3. Trọng lượng riêng của chất tạo nên vật bày là?
A. 40N/m3. B. 4N/m3. C. 4000N/m3. D. 40000N/m3.
Câu 10: Máy cơ đơn giản nào không làm thay đổi hướng của lực kéo?
A. Mặt phẳng nghiêng. B. Ròng rọc động.
C. Ròng rọc cố định. D. Đòn bẩy.
B. TỰ LUẬN
Câu 11: Giới hạn đo của thước là gì? Độ chia nhỏ nhất của thươc là gì?
Câu 12: Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? Cho ví dự minh họa.
Câu 13: Kể tên các loại máy cơ đơn giản. Với mỗi loại máy cơ đơn giản, em hãy lấy một ví dụ.
Câu 14:
a. Trọng lực là gì, trọng lượng là gì? Nêu đặc điểm về phương và chiều của trọng lực.
b. Một học sinh có khối lượng 30,5kg thì có trọng lượng tương ứng là bao nhiêu?
Trọng lượng của học sinh này có lớn hơn trọng lượng của một bao gạo lạo 5 yến không? Vì sao?
Câu 15 : Nươc trong bình chia độ có khối lượng tổng cộng 110,4g, riêng bình có khối lượng 12,1g. Thể tích nước 100cm3. Hãy cho biết khối lượng riêng của nước đo được là bao nhiêu?
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn A.
Câu 2: Chọn D.
Câu 3: Chọn B.
Câu 4: Chọn D.
Câu 5: Chọn B.
Câu 6: Chọn C.
Câu 7: Chọn C.
Câu 8: Chọn A.
Câu 9: Chọn D.
Câu 10: Chọn B.
Câu 11: – Giới hạn đo của thức là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
– Độ chia nhỏ nhất của thước là độ dài giữa hai vạch chia lien tiếp trên thước.
Câu 12: Hai lực cân bằng là hai lực có phương tren cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau và cùng tác dụng lên một vật.
Vật đặt trên bàn chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của bàn, hai lực đó là hai lực cân bằng nhau.
Câu 13: Kể tên các loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc (các em tự nêu ví dụ).
Câu : a, Trọng lực lafluwcj hút của Trái đất, trọng lượng là cường độ của trọng lực.
b, + 30,5kg tương ứng với 305N.
+ Không lớn hơn vì 5 yến = 50kg tương ứng với 500N (305N < 500N).
Câu 15: Khối lượng của nước: m = m1 – m2 =110,4 – 12,1 = 98,3g.
Khối lượng riêng của nước: D = 983 kg/m3.
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 (Đề 4)
Câu 1:. Người thợ may dùng thước nào dưới đây để đo vòng cổ khách hàng may áo sơ mi?
A. Thước kẻ có GHĐ 30cm, ĐCNN 1mm.
B. Thước dây có GHĐ 1,5 m, ĐCNN 5mm.
C. Thước mét có GHĐ 1m, ĐCNN 2mm.
D. Thước cuộn có GHĐ 5m, ĐCNN 5mm.
Câu 2: Khi sử dụng bình chàn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách nào dưới đây?
A. Đo thể tích bình tràn.
B. Đo thể tích bình chứa.
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn ra bình chứa.
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình tràn sau khi đã thả vật vào trong bình.
Câu 3: Người ta dung bình chia độ có ĐCNN là 2cm3, chứa 50cm3 nước để đo thể tích một vật. khi thả vật ngập vào nước trong bình thì mực nước dâng lên. Trong các kết quả ghi sau đây, kết quả ghi nào là đúng?
A. 32cm3. B. 35,0cm3. C. 33cm3. D. 31,0cm3.
Câu 4: Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì lực mà mựt bàn tác dụng lên quả bóng có thể gây ra những hiện tượng gì đối với quả bóng?
A. Chỉ có sự biến đổi chuyện động của quả bóng.
B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng.
C. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
Câu 5: Hai lực nào sau đây được gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau.
B. Hai lực cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
C. Hai lực cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên hai vật khác nhau.
D. Hai lực có phương trên cùng một đường thẳng, ngược chiều, mạnh như nhau tác dụng lên cùng một vật.
Câu 6: Trọng lượng của một vật 20g là bao nhiêu?
A. 0,02N. B. 0,2N. C. 20N. D. 200N.
Câu 7: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về trọng lực làm cho một vật đang đứng yên phải chuyển động.
A. Quả bóng được đá thì lăn trên sâ.
B. Một vật được tay kéo trên mặt bàn nằm ngang.
C. Một vật được thả thì rơi xuống.
D. Một vật được ném thì bay lên cao.
Câu 8: Khi kéo vật khối lượng 1kg lên theo phương thẳng đứng phải cần lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 1000N.
B. Lực ít nhất bằng 100N.
D. Lực ít nhất bằng 1N.
Câu 9: Cho biết 1kg nước có thể tích 1 lít còn 1kg dầu hỏa có thể tích 5/4 lít. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng của một lít nước nhỏ hơn khối lượng của 1 lít dầu hỏa.
B. Khối lượng riêng của nước bằng 5/4 khối lượng riêng của dầu hỏa.
C. Khối lượng riêng của dầu hỏa bằng 5/4 khối lượng riêng của nước.
D. Khối lượng của 5 lít nước bằng khối lượng cuae 4 lít dầu hỏa.
Câu 10: Trong 4 cách sau:
1. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
2. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
3. Giảm độ dài của mặt phẳng nghieeng.
4. Tăng độ dài của mặt phẳng nghiêng.
Cách nào làm giảm lực kéo khi đưa vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng?
A. Cách 2 và 4.
B. Cách 1 và 3.
C. Cách 2 và 3.
D. Cách 1 và 4.
B. TỰ LUẬN
Câu 11: Nêu nguyên tắc đo thể tích chất lỏng?
Câu 12: Một chiếc cân đòn đã được điều chỉnh cho kim chỉ đúng vào vạch số 0 của bảng chia độ. Đặt hai quả cân giống nhau (có khối lượng bằng nhau) lên hai đĩa cân thì thấy kim không chỉ đúng vạch số 0. Em hãy giải thích vì sao?
Câu 13: Nêu kết quả tác dụng của lực. Để đo cường độ của lực người ta dùng dụng cụ nào?
Câu 14: Trên chai nước ngọt có ghi 750ml. Con số đó có ý nghĩa gì? Đổi ra đơn vị lít và m3.
Câu 15: Nước rò rỉ qua đường ống nước của một hộ gia đình trung bình một giọt trong một giây; 20 giọt có thể tích 1cm3. Tính thể tích nuwowcsc rò rỉ qua đường ống trong một tháng.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Chọn B.
Câu 2: Chọn C.
Câu 3: Chọn A.
Câu 4: Chọn C.
Câu 5: Chọn D
Câu 6: Chọn B.
Câu 7: Chọn C.
Câu 8: Chọn C.
Câu 9: Chọn B.
Câu 10: Chọn D.
Câu 11: Nguyên tắc đo thể tích chất lỏng:
a) Ước lượng thể tích vật cần đo.
b) Chọn bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thihcs hợp.
c) Đặt bình chia độ thẳng đứng.
d) Đặt mắt ngang với độ cao mực chất lỏng trong bình.
e) Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất.
Câu 12: Sở dĩ khi đặt hai quả cân giống nhau (có khối lượng bằng nhau) lên hai đĩa cân thì thấy kim không chỉ đúng vạch số 0 là vì cân này có chiều dài hai đòn cân khác nhau nên cân sai.
Câu 13: Lực tác dụng lên một vật có thể làm biế đổi chuyển động của vật hoặc làm nó biến dạng.
Để đo cường độ của lực người ta lực kế.
Câu 14: Con số trên trai nước ngọt có ghi 750ml đó là thể tích nước ngọt trong chai.
Đổi đơn vị 750ml = 0,75 lít = 0,00075m3.
Câu 15: Mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có 24h, mỗi giờ có 3600 giây.
Số giọt nước trong một tháng: n = 30.24.3600 = 2592000.
Thể tích nước là V= 2592000/20 =129600cm3 = 0,1296m3.
Đề kiểm tra Vật Lí 6 học kì 1 (Đề 5)
Câu 1:Nêu nguyên tắc đo độ dài một vật.
Câu 2: Dùng cân Rôbecvan và lực kế để đo khối lượng của cùng một vật ở vùng xích đạo. khi đó hai dụng cụ cho cùng một kết quả. Nếu mang cả hai dụng cụ này và vật đến vùng Bắc cực thì số chỉ của hai dụng cụ có còn giống nhau nữa không? Cân nào chỉ đúng?
Câu 3: Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 4: Một vật có khối lượng 600g treo trên một sợi dây đứng yên.
a) Giải thích vì sao vật đứng yên.
b) Cắt sợi dây, vật rơi xuống. Giải thích tại sao vật đang đứng yên lại chuyển động?
Câu 5: Lực đàn hồi xuất hiện khi nào? Có đặc điểm gì về phương, chiều, độ lượng?
Câu 6: Làm thế nào để đo được khối lượng riêng của các viên bi bằng thủy tinh?
Câu 7:
a) Viết công thức tính trọng lượng riêng của một chất. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng.
b) Ta đặt vật A lên đĩa cân bên trái và đặt các quả cân lên đĩa cân bên phảo của một cân Rôbecvan. Muốn cân thăng bằng ta phải đặt: 2 quả cân 200g, 1 quả cân 100g và 2 quả cân 20g. Khối lượng của A bằng bao nhiêu?
c) Thả vật A (không thấm nước) vào một bình có dung tích 500cm3 đang chứa 400cm3 nước thì thấy nước tràn ra là 100cm3. Tính thể tích vật A?
d) Tính trọng lượng riêng của chất tạo ra vật A.
Đáp án và hướng dẫn giải
Câu 1: Các nguyên tắc đo độ dài một vật là:
a) Ước lượng độ dài vật cần đo.
b) Chọn thước có GHĐ và ĐCNN thích hợp.
c) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
d) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh của thước ở đầu kia của vật.
e) Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Câu 2: Khi dùng cân Robecvan thì dù ở vùng xích đạo hay ở địa cực thì khối lượng các quả cân ở đĩa bên này luôn bằng với khối lượng vật ở đĩa bên kia nên cân vẫn đúng. Còn khi trọng lượng của vật thay đổi thì số chỉ lực kế thay đổi. Vì vậy, ở địa cực, số chỉ của hai lực kế sẽ khác với ở xích đạo.
Câu 3: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, cung phương nhưng ngược chiều.
Câu 4: a, Vật đứng yên vì chịu tác dụng của hai lực cân bằng ( trọng lực và lực kéo của dây).
b, Khi cắt dây. Không còn lực kéo của dây nữa, trọng lực sẽ làm vật rơi xuống.
Câu 5: Lực đàn hồi:
– Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
– Phương cung phương với lực tác dụng lên vật.
– Chiều ngược chiều lực tác dụng.
– Độ lớn tỉ lên thuận với độ biế dạng của vật.
Câu 6: Để đo được khối lượng riêng của các hòn bi ta làm như sau:
– Đo khối lượng của các hòn bi bằng cân.
– Dùng bình chia dộ để đo thể tích của các hòn bi.
– Dùng công thức D = m/V để tính ra khối lượng riêng.
Lưu ý: thể tích, khối lượng mỗi viên bi nhỏ nên ta có thể lấy nhiều viên bi để đo.
Câu 7: a, Viết công thức: d = P/V, đại lượng P: trọng lượng. V: thể tích, đơn vị đo N/m3.
b, Tính khối lương vật: A = 200 + 200 +100 + 20 + 20 = 540g.
c, Tính thể tích vật A: V = (500 – 400) + 100 = 200cm3.
d, Đổi được: P = 5,4N.
Đổi được V = 0,0002m3.
Thế vào công thức, tính được d= 27000N/m3.