25/04/2018, 20:42

Tôn giáo ở thế kỉ XVI – XVIII...

Tôn giáo ở thế kỉ XVI – XVIII: CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI – XVIII. Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao ...

Tôn giáo ở thế kỉ XVI – XVIII: CHƯƠNG V. ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XVI – XVIII. Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo
Ở các thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế ở thế kỉ XV, nay lại được phục hồi. Trong nông thôn, nhân dân ta vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thông.
Hình thức sinh hoạt văn hoá qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết trong thôn xóm và bồi đắp tinh thần yêu quê hương, đất nước .


Thiên Chúa giáo
Đạo Thiên Chúa phát triển ở châu Âu từ thời cổ – trung đại, trung tâm là Giáo hội La Mã (Rô-ma, I-ta-li-a). Từ năm 1533, các giáo sĩ (người Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn phương Tây đến nước ta truyền bá đạo này. Sang thế kỉ XVII – XVIII, cùng với việc chạy đua tìm nguồn lợi và tài nguyên của thương gia châu Âu, hoạt động của các giáo sĩ truyền đạo Thiên Chúa ngày càng tăng.

0