29/05/2017, 13:39

Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Đề bài: Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Bài làm Vua Hùng thứ XVIII có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào thật xứng đáng. Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị ...

Đề bài: Tóm tắt và phân tích ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh Bài làm Vua Hùng thứ XVIII có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào thật xứng đáng. Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị thần cùng xuất hiện tại cung điện và xin cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Một người tự xưng là Thuỷ Tinh có phép lạ ...

Đề bài:

Bài làm

Vua Hùng thứ XVIII có nàng công chúa tên là Mị Nương, mình ngọc, mặt hoa, đẹp tuyệt trần. Vua cha muốn kén được một chàng rể tài giỏi, nhưng chưa có một chàng trai nào thật xứng đáng.

Một hôm, cùng một lúc, bỗng có hai vị thần cùng xuất hiện tại cung điện và xin cầu hôn. Một người tự xưng là Sơn Tinh có tài dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Một người tự xưng là Thuỷ Tinh có phép lạ như dâng nước, hô mây, gọi gió, nổi sóng, gây mưa… Vua Hùng băn khoăn ngẫm nghĩ, rồi phán: Cả hai thẩn rất tài giỏi, thật vừa ý ta. Nhưng… ta chỉ có một ái nữ, biết gả cho thần nào? Thôi thì ngày mai, hễ ai đem sính lễ đến trước, ta khắc cho làm rể và cưới con gái ta….

Mờ sáng hôm sau, Sơn Tinh đến trước mang theo voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi, kèm theo một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng… Vua
Hùng vui vẻ nhận lời, rồi cho phép Sơn Tinh làm lễ cưới, rước Mị Nương về núi.

Thuỷ Tinh chậm chân đến sau, không lấy được Mị Nương, đùng đùng nổi giận. Thần lập tức hô mưa, gọi gió, giông bão mịt mù, dâng nước lên đánh Sơn Tinh, quyết dành lại người đẹp. Cả một vùng Phong Châu rộng lớn chìm trong biển nước. Thuỷ Tinh dâng nước lên cao hao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng núi lên cao bấy nhiêu. Hai bên kịch chiến suốt ngày đêm. Núi Tản Viên, sông Đà trở thành bãi chiến trường ác liệt, cây đổ, đất đá ngổn ngang, xác ba ba, thuồng luồng, rắn rết bị giết chết nổi đầy sông. Đánh mãi không được, Thuỷ Tinh hậm hực rút quân về.

Từ đó, Thuỷ Tinh ôm mối hận thù khôn nguôi. Năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 7 tháng 8 ta, Thuỷ Tinh lại đem quân đánh Sơn Tinh để rửa hận, gây ra cảnh mưa gió, bão lụt khắp nơi…

Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh mượn chuyện hai thần tranh giành người đẹp để giải thích hiện tượng giông bão, lũ lụt hàng năm xảy ra trên vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc nước ta.
Sơn Tinh đã đánh thắng Thuỷ Tinh. Điều đó nói lên ước mơ và khát vọng của người Việt cổ xưa muôn có sức mạnh thần kì, vô địch đế đẩy lùi và chế ngự thiên tai lũ lụt, để bảo vệ và phát triển nghề trồng lúa nước lâu đời.

Hình tượng Sơn Tinh hoá phép nâng núi lên cao, lên cao mãi để chiến thắng Thuỷ Tinh là một trong những hình ảnh thần kì tráng lệ trong truyện cổ dân gian Việt Nam.

Từ khóa tìm kiếm

0