28/02/2018, 17:07

Tòa nhà đen nhất thế giới trông như trời sao

Một tòa nhà thiết kế riêng cho ở Hàn Quốc phủ vật liệu đen nhất thế giới giúp hấp thụ 99% ánh sáng khả kiến. Tòa nhà Hyundai Pavilion ở PyeongChang, Hàn Quốc do kiến trúc sư Asif Khan thiết kế và khánh thành đúng vào Thế vận hội Mùa đông 2018 trở thành tòa nhà đen nhất trong lịch sử, ...

Một tòa nhà thiết kế riêng cho ở Hàn Quốc phủ vật liệu đen nhất thế giới giúp hấp thụ 99% ánh sáng khả kiến.

Tòa nhà Hyundai Pavilion ở PyeongChang, Hàn Quốc do kiến trúc sư Asif Khan thiết kế và khánh thành đúng vào Thế vận hội Mùa đông 2018 trở thành tòa nhà đen nhất trong lịch sử, Science Alert hôm 9/2 đưa tin. Với những bức tường hình parabol cao 10 mét và dài 35 mét, mặt ngoài tòa nhà phủ Vantablack VBx 2, phiên bản dạng sơn xịt của .

Vantablack VBx 2 do công ty Surrey NanoSystems ở Anh chế tạo, hấp thụ 99% tất cả ánh sáng khả kiến, kết quả là màu đen hun hút như hố sâu không đáy. Dù khá độc đáo, vật liệu Vantablack rất khó ứng dụng trên các bề mặt.


Tòa nhà Hyundai Pavilion ở Hàn Quốc. (Video: YouTube).

Vantablack được tạo từ hàng triệu ống nano xếp theo thẳng đứng, mỗi ống có đường kính khoảng 20 nano mét (nhỏ hơn khoảng 3.500 lần bề rộng của một sợi tóc) và dài 14 - 50 micron (một micron bằng 0,001 milimet). Khi ánh sáng chiếu vào rừng ống nano này, nó bị giữ lại, phản chiếu xung quanh cho đến khi tiêu tán dưới dạng nhiệt.

Phương pháp ban đầu để phủ ống nano Vantablack lên một vật liệu là thông qua quá trình lắng đọng pha hơi hóa học (chemical vapour deposition). Vật liệu thành phẩm hấp thụ tới 99,6% tất cả ánh sáng khả kiến, hồng ngoại và cực tím.

Sau đó, Surrey NanoSystems phát minh ra phiên bản dạng xịt của vật liệu ban đầu, chỉ có thể chặn ánh sáng khả kiến với các ống nano xếp nằm ngang theo trình tự ngẫu nhiên. Sơn VBx có thể sử dụng cho các ứng dụng thương mại và được chọn để phun lên tòa nhà Hyundai Pavilion.

Khi chìm vào bóng tối, hình dáng 3D của những bức tường trong tòa nhà dường như biến mất. Trên tường gắn nhiều cây gậy nhỏ có phần đầu phát sáng giống như những ngôi sao trên nền màu đen cực hạn. "Từ xa công trình có diện mạo như ô cửa sổ nhìn vào bề sâu của không gian vũ trụ", Khan giải thích. "Khi bạn tới gần đó, ấn tượng này sẽ xâm chiếm toàn bộ tầm nhìn của bạn. Vì thế khi bước vào tòa nhà, bạn sẽ có cảm giác như thể bị hút vào một đám mây đen".

Tòa nhà Hyundai Pavilion ở PyeongChang, Hàn Quốc
Tòa nhà Hyundai Pavilion ở PyeongChang, Hàn Quốc.

Bên trong tòa nhà, nội thất hoàn toàn trái ngược, chỉ thuần một màu trắng bóng, được làm từ Corian, một loại đá lát mặt nhân tạo sử dụng phổ biến trên bệ bếp. Toàn bộ căn phòng được lắp đường dẫn nước, với 25.000 giọt nước chảy mỗi phút qua bề mặt chống thấm.

Cảm biến xúc giác cho phép khách tham quan tương tác với đường dẫn nước, thay đổi nhịp điệu của những giọt nước khi chúng hòa vào nhau và chảy về phía hồ nước ở trung tâm liên tục cạn rồi lại đầy. Theo nhà thiết kế, đây là liên tưởng về một thành phố nhìn từ không gian. Cả hai phần của tòa nhà lắp những tấm pin nhiên liệu hydro do nhà máy Hyundai sản xuất, gợi nhắc tới hydro trong những ngôi sao và hydro trong nước.

0