26/04/2018, 17:57

Tổ quốc ở Trường Sa - Ngữ Văn 12

Từng là người lính giữ Trường Sa, nhà thơ tài hoa Trần Đăng Khoa có những nhận xét sâu sắc và độc đáo về vùng biển đảo này. ...

Từng là người lính giữ Trường Sa, nhà thơ tài hoa Trần Đăng Khoa có những nhận xét sâu sắc và độc đáo về vùng biển đảo này.

Trần Đăng Khoa

Từng là người lính giữ Trường Sa, nhà thơ tài hoa Trần Đăng Khoa có những nhận xét sâu sắc và độc đáo về vùng biển đảo này. Xin trích giới thiệu bài viết mới nhất của ông với nhan đề: "Tổ Quôc ở Trường Sa".

Vừa qua, tại đảo Trường Sa lớn, đã diễn ra một sự kiện đặc biệt: Khánh thành bức tranh bằng gốm ghép hình lá cờ Việt Nam với kích thước ký lục (12,4m X 25m).

Lá cờ bằng gốm trên mái tòa nhà hội trường của đảo Trường Sa lớn được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là lá cờ Tổ Quôc bằng gốm lớn nhất Việt Cò nặng 3,5 tấn, diện tich là 310 m2, được ghép bằng hàng vạn viên gốm thế chịu được nắng lửa và gió mặn mà không bị phai màu theo thời gian. Từ trên vệ tinh có thể nhìn thấy cái "cột mốc" chủ quyền đặc biệt này. Đây là công trình của họa sỹ Nguyễn Thu Thủy - chị cũng là tác giả "Con đường gốm sứ ven sông Hồng Hà Nội". Một sáng kiến rất hay và rất có ý nghĩa.

 Từ trên không trung (từ vệ tinh, Google Earth hay máy bay) mọi người đều có thể nhìn thấy lá cờ Việt Nam tại đảo Trường Sa lớn .

Hiện nay Trường Sa vẫn là vùng sóng gió bất an nhất của Tổ Quốc. Nếu đất nước có những biến động thì chắc chắn bắt đầu từ quần đảo bão tố này. Tối 2/9vừa qua, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đã phối hợp tổ chức một buổi giao lưu nghệ thuật để giới thiệu công trình đặc biệt này. Thay mặt cho những người lính canh giữ biển đảo, tôi cám ơn các bạn đồng nghiệp và nhân dân cả nước đã nhớ đến những người lính nơi đầu sóng ngọn gió trong khoảnh khắc linh thiêng của ngày Tết Độc lập.

Trước mặt khán giả, trên màn hình là cột mốc chủ quyền của Đảo Trường Sa cùng với tám bản đồ cổ của ông cha ta từ thế kỷ 17, cây cột mốc ấy là cái giấy thông hành để Trường Sa ra với thế giới. Và cũng như mọi giây thông ở đó cũng đã ghi đầy đủ những thông tin cần thiết, như số Kinh độ, Vĩ độ, Mặc dù vậy, đối với khán giả, cũng khó ai có thể hình dung được, bởi nó trừu tượng quá, mung lung quá. Tôi đã diễn đạt một cách nôm na rất nhà quê, bằng cách mời khán giả nhìn lên bản đổ Tô Quốc.

Đất nưóc chúng ta trên bàn đổ mang dáng hình của một bà mẹ già gày gò, đội nón lá, lưng còng gập có lẽ vì phải gánh quá nhiều sứ mệnh lịch sử. Bà mẹ đáng thương ấy vẫn còn phải lặn lội thân cò, bước thập thững bên bờ sóng ngọn gió. Tấm lưng còng gập quay ra đại dương. Cái phên dậu giữ cho tấm lưng còng ấy khỏi lạnh chính là Trường Sa và Hoàng Sa đây.

Trường Sa, nói theo chữ của các cụ ta xưa thì nó là một dải cát dài. Nhưng có hòn đảo còn chưa có cả cát nữa. Nó mới đang là một via san hô ngầm chìm sâu dưới nước ba, bốn mét, như một cái bào thai. Các chiến sĩ của chúng ta đã dựng chòi bạt giữa sóng gió hoang vu đê canh giữ, bảo vệ.

Nhiều đêm ngồi trên cái chòi bạt hoang lạnh ấy, giữa một bầu mây mù hỗn mang, tôi cứ ngỡ mình đang ở thời tiến sử, đang chứng kiến cái giây sinh thành cùa trái đất. Hòn đảo vẫn réo gầm dưới sóng. Nó như đang đạp, đang giãy giụa, muốn xé toang cái bầu nước âm u vây bọc kia để ra Nhưng theo cách tính toán của các nhà khoa học thì phải hơn một trăm nữa, nó mới nhô lên kia. Vậy mà bao nhiêu kẻ đã nhòm ngó, rình rập. Máu đổ ở Trường Sa, Hoàng Sa rồi đây. Nhiều hài cốt của cán bộ, chiên sĩ Trường Sa, Hoàng sa vẫn còn nằm dưới đáy biến đắng chát kia.

Vẫn biết hòn đào lớn Trường Sa bây giờ đã đổi khác rồi. Nhưng khi được nhìn tận mắt những đổi thay của "Thủ đô" Trường Sa, nói theo cách gọi của lính, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng. Tôi đến hòn đảo này lần đầu vào những năm Bảy mươi của... thế kỷ trước. Lúc bây giờ, Trường Sa nghèo lắm. Một dải cát chang chang nắng. Nắng đến nhức mắt. Trên đảo cũng có cây. Chỉ một thứ cây. Đó là loại cây dại sống được trên đá san hô. Lính gọi là cây Phong ba Cái tên ấy là do lính đặt. Nghe cũng dữ dội, vất vả và gian nan. Nhiều đảo còn không có cây. Bóng râm duy nhất tỏa xuống mặt cát bỏng là bóng dáng của người lính.

Cây phong ba trên vườn sau chùa Song Tử Tây

Ở đảo, như ờ một cõi khác. Không có tiền bạc, vật chất đã đành, đến cả ngày tháng cũng không. Chỉ biết mặt trời lên là thêm một ngày mới và mặt trời lặn là đã qua một ngày. Mặc dù đảo luôn được chăm chút, quan tâm của cả đất liền, nhưng đâu phải vì thế mà người lính đảo bớt đi được nỗi vất vả. Ngay cả việc đơn giản nhất là xác định thời gian cũng đã khó khăn rồi. Mặc dù ở đây đâu có thiếu lịch. Ngoài tờ lịch lớn treo ở phòng Chi huy đảo, tiểu đội nào trong đơn vị cũng có lịch, mỗi người lính còn có thêm một cuốn lịch con trong túi, nhưng chịu, không thể biết được ngày nào, tháng nào.

Ở đảo không có xuân, hạ, thu, đông. Ngày Tết vẫn ngột ngạt trong cái nắng nghi ngút. Thi thoáng dò được làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, lại gặp đúng buổi tường thuật bóng đá, thì có thể biết chắc chắn đó là buổi chiều Chù nhật. Nhưng một tháng có đến bốn Chủ nhật. Vậy là Chủ nhật nào? Chịu, không thể xác định được. Chính trị viên đảo đành chọn một ngày để định vị, thống nhất thời gian cho cả “vương quốc" sóng gió.

Cảm ơn Họa sĩ Nguyễn Thu Thúy. Chị rất hiểu và cảm thông với những người lính biển nên đã dựng lá cờ Tổ Quốc thành một cây cột mốc linh thiêng giữa trùng khơi này. Lá cờ luôn gắn với người lính, chở che người lính.

Người lính ở đất liền còn có đất và rừng che chờ. Đất thành chiến hào và ngụy trang. Nói như Tố Hữu: "Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù", nhưng rung khơi thì người lính có gì? Trong một bài thơ, tôi viết:

Chúng tôi đứng đây trần trụi giữa trời       

Dưới chân sóng mây trên đầu sóng nước...

Ô hay, sao lại thế? Đúng ra, thì phải “Trên đâu sóng máy dưới chân sóng nước”. Nhưng như thế thì thông thường quá, lười nhác quá, và cũng không phải Trường Sa. Ở hòn đảo này, mọi quy luật tự nhiên đều có thể bị đảo lộn. "Dưới chân mây trên đầu sóng nước...". Chỉ có lòng dũng cảm và tình yêu Tổ quốc thành chiến hào che chở cho họ. Ta hiểu vì sao 64 cán bộ chiến sĩ đảo Gạc Ma đã lấy lá cờ Tổ Quốc quấn vào thân thế mình rồi bình thản chắn những luồng đạn kẻ thù tàn bạo. Hình ảnh ấy mới kiên cường và lẫm liệt biết bao. Lá cờ của Tổ Quốc mới thiêng liêng và kỳ vĩ biết bao. Ôi ước gì 64 tình thành của ta, cả Hà Tây cũ) có những con đường hay khu phố mang tên 64 người lính anh hùng không có trong Danh sách Anh hùng ấy.

Ta mang Tốquốc trên vai  

Trên hai ve áo là hai lá cờ.

Câu thơ đó cũng của lính đấy. Một câu thơ đặc tả quân hàm binh nhì. Chưa bao giờ cái quân hàm của chức vụ thấp nhất trong hàng ngũ Quân đội, lại có sứ mệnh lớn lao và được nhìn bằng con mắt trân trọng và linh thiêng đến như vậy.

Sóng bào mãi vẫn không mòn

Ngàn năm sau vẫn mãi còn Trường Sa.

Những câu thơ này, tôi cũng nhặt được trên những trang báo tường của các chiến sĩ Đảo Trường Sa. Đó không chỉ là thơ, mà còn là lời thể thiên liêng của những người lính canh giữ biển đảo....

soanbailop6.com

0