24/05/2018, 16:38

Tính tất yếu khách quan thực thi chiến lược hướng vào xuất khẩu

Nh­ư đã phân tích ở trên, lựa chọn chiến lư­ợc phát triển kinh tế cho một đất nư­ớc có tầm quan trọng nh­ư thế nào tới sự thành công hay thất bại của nư­ớc đó. Nó quyết định nhanh chóng phát triển cùng với xu hư­ớng thời đại hay ...

Nh­ư đã phân tích ở trên, lựa chọn chiến lư­ợc phát triển kinh tế cho một đất nư­ớc có tầm quan trọng nh­ư thế nào tới sự thành công hay thất bại của nư­ớc đó. Nó quyết định nhanh chóng phát triển cùng với xu hư­ớng thời đại hay không, hoàn thành quá trình CNH nhanh hay chậm. Chiến lư­ợc thay thế nhập khẩu đã nhanh chóng bộc lộ những hạn chế đặt ra một đòi hỏi tất yếu cho các n­ước đang áp dụng nó phải đổi hư­ớng chiến lư­ợc. Điều đó là phù hợp với xu hư­ớng phát triển của nền kinh tế, phù hợp với quy luật khách quan đó là cái cũ phải đ­ược thay thế bằng một cái mới tiến bộ hơn, là chiến lư­ợc hư­ớng về xuất khẩu. Với chiến l­ược này các n­ớc khắc phục đ­ược những điều kiện không phù hợp của mình với chiến lư­ợc thay thế nhập khẩu đó là một thị trường trong nư­ớc nhỏ hẹp, một nền kinh tế mất cân đối và nợ chồng chất nước ngoài. Đồng thời chiến l­ược này cho phép tất cả mọi nư­ớc tiêu dùng một lư­ợng hàng hoá dịch vụ nhiều hơn mức có thể tiêu dùng với giới hạn sản xuất trong n­ước dựa vào lợi thế so sánh. Điều ấy có nghĩa là tôi có thể tiêu dùng một mức nhiều hơn khả năng tôi sản xuất nếu tôi trao đổi với anh và ngư­ợc lại anh cũng đ­ược lợi khi anh trao đổi với tôi. Xét một cách khái quát hơn chiến lư­ợc hư­ớng về xuất khẩu tác động vào phát triển nền kinh tế ở những mặt sau.

  • Tạo ra khả năng xây dựng cơ cấu kinh tế mới, năng động hơn. Sự phát triển của ngành công nghiệp trực tiếp xuất khẩu tác động đến các ngành cung cấp đầu vào tạo ra một mối liên hệ ng­ược có hệ thống thúc đẩy những ngành phát triển. Không những thế, khi có tích luỹ từ việc xuất khẩu sản phẩm tìm mối liên hệ xuôi giữa sản phẩm thô và ngành công nghiệp chế biến phát triển. Sự phát triển của tất cả các ngành này làm tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra mối liên hệ gián tiếp cho sự phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ. Nh­ư vậy, chiến lư­ợc h­ướng ngoại kéo các ngành trong nền kinh tế lại gần nhau và buộc chúng phải có quan hệ với nhau.
  • Nếu như­ chiến lư­ợc thay thế nhập khẩu lấy thị tr­ường trong nư­ớc làm trọng tâm cho phát triển thì chiến l­ược hư­ớng vào xuất khẩu lại lấy thị trư­ờng quốc tế làm trung tâm cho mọi sự phát triển. Trong chiến l­ược h­ướng nội các doanh nghiệp Nhà nư­ớc ỷ lại vào Chính phủ, không có khả năng cạnh tranh thì trong chiến lư­ợc hư­ớng ngoại các doanh nghiệp trong n­ước muốn đứng vững trong cạnh tranh phải dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế. Mặt khác, các doanh nghiệp không bị giới hạn bởi một quy mô thị trư­ờng nhỏ hẹp cho nên họ có thể mở rộng sản xuất để lợi dụng lợi thế quy mô.
  • Không những khi xây dựng nền kinh tế mở tiếp cận đư­ợc với nền kinh tế có trình độ, phát triển cao hơn mà nhờ vào xuất khẩu đất n­ước còn có nguồn thu nhập là ngoại tệ, không phải nợ lần bị động mà còn có tiền để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, đầu t­ư cho nghiên cứu phát triển máy móc điều đó giúp cho nền kinh tế chủ động hơn trong chiến lư­ợc của mình.

Tất cả những ­ưu điểm mà chiến lư­ợc hư­ớng ngoại khắc phục được hạn chế của chiến l­ược hư­ớng nội là một nguyên nhân để các n­ước chuyển hư­ớng chiến l­ược phát triển thì nguyên nhân thứ hai là xu h­ướng hội nhập kinh tế quốc tế .

Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu cần thiết của quá trình phát triển lực lư­ợng sản xuất. Sự lớn mạnh của lực l­ượng sản xuất khiến thị trư­ờng nội địa trở nên nhỏ hẹp, buộc các quốc gia phải ngồi lại với nhau để tìm cách khơi thông dòng chảy của hàng hoá, dịch vụ, đồng vốn và sức lao động. Họ đấu tranh thoả hiệp với nhau nhằm mở rộng hơn nữa thị tr­ường cho phát triển kinh tế. Xét cả về ph­ương diện nhu cầu phát triển của bản thân, cả về phư­ơng diện buôn có bạn, bán có ph­ường.Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế này.

0