Tìm ra lí do vì sao mỗi khi sợ hãi, chúng ta luôn ôm chặt lấy nhau
Khi xem phim kinh dị, phản ứng đầu tiên của bạn lúc sợ hãi là ôm chặt lấy người bên cạnh. Tại sao? Đây là hiện tượng chắc chắn sẽ xuất hiện mỗi khi bạn xem phim kinh dị. Lúc sợ quá, chúng ta luôn có xu hướng ôm chặt lấy người khác, hoặc bất kỳ vật gì có thể ôm xung quanh. Nhưng tại sao ...
Khi xem phim kinh dị, phản ứng đầu tiên của bạn lúc sợ hãi là ôm chặt lấy người bên cạnh. Tại sao?
Đây là hiện tượng chắc chắn sẽ xuất hiện mỗi khi bạn xem phim kinh dị. Lúc sợ quá, chúng ta luôn có xu hướng ôm chặt lấy người khác, hoặc bất kỳ vật gì có thể ôm xung quanh.
Nhưng tại sao chúng ta lại làm vậy? Tưởng như là hành động rất vô nghĩa, nhưng theo khoa học thì có một lý do đằng sau đó: chúng ta chỉ đang cố gắng tự cứu lấy bản thân.
Hành động ôm là cách chúng ta bảo vệ người khác trong vô thức.
Trên thực tế, trước kia đã từng có một giả thuyết rằng hành động ôm là cách chúng ta bảo vệ người khác trong vô thức. Tuy nhiên các chuyên gia từ ĐH Neuchatel (Thuỵ Sĩ) thì không nghĩ vậy.
Để kiểm chứng, họ quan sát 460 bức hình chụp một số người đang sợ hãi. Trong đó, 3/4 có hành động tóm chặt lấy người khác, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên khi đứng trong một nhóm lớn, hầu hết đều không quay sang người đang tìm cách ôm chặt họ, mà có xu hướng bám lấy một người khác. Điều này chứng tỏ, đây là một hành động mang tính tự vệ nhiều hơn.
Khi có thêm lí trí, chúng ta thường có xu hướng cứu người khác hơn.
"Hành động này nhiều khả năng là cách chúng ta tự vệ" - trích lời Julie Grezes từ Viện Sức khỏe quốc gia Pháp, đồng tác giả nghiên cứu. "Chúng ta tìm cách nấp sau người khác, hơn là bảo vệ họ".
Tuy vậy Grezes cho biết đó chỉ là hành động trong vô thức, và chỉ trong thoáng chốc mà thôi. Khi có thêm lí trí, chúng ta thường có xu hướng cứu người khác hơn.
Ví dụ như trong vụ tai nạn tàu thuyền nổi tiếng Titanic, hầu hết người được cứu đều là phụ nữ và trẻ em, vì các nạn nhân xấu số đã ưu tiên cho họ lên thuyền trước.