Tìm hiểu về văn tự sự và cách làm văn tự sự.
1: Văn tự sự là gì? Tự sự là trình bày một chuỗi sự vật, sự việc, hiện tượng từ sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp đọc kể , giải thích sự việc, tìm hiểu con ...
1: Văn tự sự là gì?
Tự sự là trình bày một chuỗi sự vật, sự việc, hiện tượng từ sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.
Tự sự giúp đọc kể , giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
2: Mục đích và đặc điểm văn tự sự:
a: Mục đích
Cung cấp hiểu biết về sự vật việc và con người giúp người đọc, người nghe hiểu chúng một cách đúng đắn, đầy đủ.
b: Đặc điểm
Bao gồm sự việc và nhân vật.
-Sự việc: Trong văn tự sự, sự việc được trình bày một cách cụ thể thường xảy ra ở thời gian nào? địa điểm? có nhân vật nào tham gia? nguyên nhân, diễn biến và kết thúc. Sự việc bao gồm sự việc chính và sự việc phụ. Sự việc phụ thường xuất hiện, bổ sung cho sự việc chính. Sự việc thường sắp xếp theo trình tự nhất định, sự việc nào diễn ra trước thì kể trước, sự việc nào diễn ra sau thì kể sau.
-Nhân vật: Nhân vật trong tác phẩm
+ Nếu xét theo vai trò thì có nhân vật chính và nhân vật phụ
+Nếu xét theo điểm nhìn thì có hai tuyến nhân vật: nhân vật chính diện là đại diện cho cái tốt, cái chuẩn mực được đông đảo thừa nhận, và nhân vật phản diện là đại diện cho cái xấu, cái ác.
-Nhân vật thường thể hiện ở các mặt: tên, lai lịch, hình dáng, tính cách
3: Cách làm bài văn tự sự
a: Tri thức trong bài văn tự sự.
Muốn làm được bài văn tự sự hay thì mình phải là người chứng kiến hoặc nghe kể hoặc tham gia hoặc gặp gỡ với nhân vật định kể, phải xác định được yêu cầu chủ yếu là kể người, kể việc, hay tường thuật lại thì mới có được tri thức để vận dụng.
b: Cách làm bài văn tự sự: Gồm 4 bước
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
Bước 2: Lập dàn ý
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Đọc và sửa chữa
4: Ngôi kể trong văn tự sự: Có 2 ngôi
-Ngôi thứ nhất: Xưng tôi kể lại câu chuyện mình tham gia hoặc chứng kiến, người kể trực tiếp kể ra những suy nghĩ của mình không bị gò bó bởi người khác, có thể bộc lộ tất cả những gì mình muốn nói.
-Ngôi thứ ba: Người kể chuyện giấu mặt chỉ gọi nhân vật bằng tên của chúng, không xuất hiện trong chuyện nhưng biết tất cả lời nói, hành động của nhân vật có thể kể linh hoạt, tự do tất cả những điều xảy ra trong tác phẩm.
Kết hợp hai ngôi kể: Khi kết hợp giữa ngôi một và ngôi ba làm tác phẩm tự sự linh hoạt hơn, phong phú hơn, cảm xúc cũng được trình bày đặc biệt hơn.
Tìm kiếm:
Tìm hiểu về văn tự sự
Cách làm văn tự sự
Đặc điểm và cách làm văn tự sự.
Nguồn: http: