Tiểu sử nghệ sĩ Trung Đức
Thông tin tiểu sử nghệ sĩ Trung Đức Trung Đức (1952) là nghệ sĩ nhân dân của Việt Nam, được biết đến với vai trò là ca sĩ hát những bài hát truyền thống thành công nhất với chất giọng cao, ấm và truyền cảm. Ông còn là tác giả của một số ca khúc âm hưởng dân ca: Nhớ về hội Lim, Em đi chùa Hương ...
Thông tin tiểu sử nghệ sĩ Trung Đức
Trung Đức (1952) là nghệ sĩ nhân dân của Việt Nam, được biết đến với vai trò là ca sĩ hát những bài hát truyền thống thành công nhất với chất giọng cao, ấm và truyền cảm. Ông còn là tác giả của một số ca khúc âm hưởng dân ca: Nhớ về hội Lim, Em đi chùa Hương (thơ Nguyễn Nhược Pháp), Chân quê (thơ Nguyễn Bính), Gọi em (dựa theo hát Khan Tây Nguyên).
Trung Đức sinh ở làng La Cả thuộc Hà Đông, Hà Nội trong gia đình không ai theo nghệ thuật, bố mẹ đều là nông dân. Trung Đức từng làm công nhân tại Thái Nguyên, sau đó đăng ký dự thi vào đoàn văn công Hà Đông và trúng tuyển.
Năm 1972, Trung Đức đi bộ đội. Một năm sau đó, ông về học tại Nhạc viện Hà Nội (Học viện Âm nhạc Quốc gia). Sau khi ra trường ông về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, rồi chuyển sang Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
NSUT Trung Đức quê ở làng La Cả (Hà Đông). Bố mẹ là nông dân đặc sệt nên chỉ mong con có công ăn việc làm. Ông từng làm công nhân trên Thái Nguyên. Thấy đoàn văn công Hà Đông tuyển người, ông đăng ký dự thi, trúng tuyển, rồi được đi học tại Nhạc viện Hà Nội. Người thày đầu tiên và là NSND Quý Dương.
Giọng hát gắn bó với các bản tình ca về Trường Sơn tâm sự: "Tôi sắp nghỉ hưu rồi nên đang chuẩn bị cho... tuổi già. Sẽ đi lang thang, đi khắp đất nước, sẽ vừa đi vừa hát, vừa đi vừa sáng tác. Và, chấp nhận suốt đời làm người nghệ sĩ đa tình..."