08/02/2018, 11:35

Tiểu sử MC Khắc Nguyện

Thông tin tiểu sử MC Khắc Nguyện Tính cách: Một cá nhân năng động, có tính thích nghi cao, xử lý tình huống tốt, khảnăng nắm bắt tâm lý khán giả nhạy bén, nền tảng kiến thức vững có thể thực hiện tốt Độ phủ sóng của Nguyễn Khắc Nguyện trong vai trò người dẫn chương trình ngày một dày ...

Thông tin tiểu sử MC Khắc Nguyện

Tính cách: Một cá nhân năng động, có tính thích nghi cao, xử lý tình huống tốt, khảnăng nắm bắt tâm lý khán giả nhạy bén, nền tảng kiến thức vững có thể thực hiện tốt

Độ phủ sóng của Nguyễn Khắc Nguyện trong vai trò người dẫn  chương trình ngày một dày hơn, với các talkshow truyền hình, chương  trình ca nhạc - sự kiện trong Nam ngoài Bắc. Anh vừa kết thúc công việc  tại một ngân hàng và chuyên tâm vào công việc của một MC chuyên nghiệp -  công việc mà anh đã nhận ra, đó là đam mê của mình.

khắc nguyện

Sơ lược về Khắc Nguyện

Một cá nhân năng động, có tính thích nghi cao, xử lý tình huống tốt, khả năng nắm bắt tâm lý khán giả nhạy bén, nền tảng kiến thức vững có thể thực hiện tốt các chương trình với đặc trưng khác nhau. Ngôn ngữ biểu cảm và kỹ năng diễn đạt được đào tạo và rèn luyện thông qua thực tế. Thế mạnh tập trung ở các chương trình cần sự cảm hứng được sáng tạo và dẫn dắt liền mạch giữa khán phòng và nhân vật trung tâm.

Mục tiêu nghề nghiệp

Trở thành lựa chọn tin cậy hàng đầu, biểu tượng của sự đảm bảo về cảm hứng liền mạch cho tất cả các chương trình đòi hỏi sự nhạy bén cao trong nắm bắt và xử lý phản ứng khán giả. Tạo nên cảm hứng và hiệu ứng lan truyền cho tất cả các thành phần có mặt trong các chương trình tham gia.

Nền tảng kiến thức

Năm 2005: Thạc sỹ Kinh Doanh Quốc tế - Đại học Kỹ Thuật Curtin- Australia.

Năm 2002: Cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài Chính-Tiền tệ - Ngân hàng - Đại học Kinh tế TP.HCM - Việt Nam.

Năm 2001: Cử nhân Quản trị Kinh doanh Xuất Nhập Khẩu - Cao Đẳng Kinh tế Đối ngoại TPHCM - Việt Nam.

Năm1999: Giấy chứng nhận hoàn thành xuất sắc khóa Đào tạo Người dẫn chương trình - Nhà văn hóa Thanh Niên -TPHCM - Việt Nam.

Khả năng ngôn ngữ

  • Tiếng Việt: ngôn ngữ mẹ đẻ
  • Tiếng Anh: du học sinh Cao học, sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp và học thuật suốt 2 năm tại Australia, sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ dẫn nhiều chương trình đối thoại, nói chuyện chuyên đề kinh tế và giao lưu văn hóa văn nghệ, tiếng Anh là ngôn ngữ giao tế và thương lượng với đối tác và khách hàng khi thực hiện các công việc khác ngoài hoạt động MC (chuyên viên Ngân hàng, giảng viên đại học,…)
  • Ngôn ngữ thương lượng
  • Ngôn ngữ Phỏng vấn và Trả lời

Đam mê dẫn lối thành công

- Anh có đồng ý với tôi rằng ở thời điểm này, một MC mới rất khó có thể bật lên để khẳng định mình không?

À, vậy anh có đồng ý với tôi rằng, ở thời điểm này, có rất nhiều MC mới đã xuất hiện với nhiều chương trình khác nhau, cùng với sự mở rộng của truyền hình và các sự kiện hay không? Khán giả ngày càng đa dạng, sẽ càng đòi hỏi những cách kết nối phong phú khác nhau. Có cả một sân khấu rộng lớn dành cho mọi người đấy, vấn đề là mọi người cần thời gian để nhìn thấy nhau và chọn lựa nhau, cả khán giả lẫn MC.

MC Nguyễn Khắc Nguyện: Tôi muốn thỉnh thoảng làm thật tốt một chương trình, còn hơn làm thật nhiều mà hiệu quả bình bình như nhau

- Vậy mà anh làm được, nhanh chóng khẳng định vị trí của mình. Đó là may mắn hay anh đã giải được “bài toán khó” cho nghề MC?

Cũng phải nói đến cái duyên, hay nói rõ ra là những cơ hội, cái này sẽ mở đường cho cái kia. Vấn đề chính vẫn nằm ở bản lĩnh của mình đủ để đón nhận hoặc từ chối những cơ hội. Đôi khi phải thật bình tĩnh đi qua cơ hội này, chỉ để mình sẵn sàng cho một cơ hội khác.

Tôi muốn thỉnh thoảng làm thật tốt một chương trình, còn hơn làm thật nhiều mà hiệu quả bình bình như nhau. Bài toán về MC của tôi phải luôn luôn có một hằng số, đó là nguồn cảm hứng “để lan truyền” khi tham gia một chương trình.

- Lợi điểm của anh trong nghề này là gì?

Có hai cách để nhìn nhận về lợi điểm của MC. Thứ nhất là nhìn từ phía khán giả, điều này hãy để cho khán giả nói. Cách còn lại, chính là những yếu tố bản thân người dẫn chương trình chuẩn bị cho mình để tự tin bước vào một chương trình. Với tôi, đó là sự tổng hợp của một quá trình với nhiều yếu tố, mà đầu ra phải là sự cảm nhận sâu sắc chương trình và cảm hứng để mình góp giá trị vào đó.

- Vậy không phải lợi điểm của anh là ngoại ngữ sao, vì vẫn thấy anh dẫn nhiều chương trình song ngữ?

(Cười) Tôi tự nghĩ, tiếng Việt của tôi tốt hơn tiếng Anh nhiều... Tôi trau dồi cho mình khả năng tiếp cận khán giả quốc tế, nhưng trước hết, hãy cho tôi chinh phục khán giả Việt Nam trước đã, bằng chính tâm hồn và trí tuệ của một người Việt.

- Tôi thấy anh có khả năng làm ca sĩ, hoặc diễn viên… vậy mà cuối cùng anh lại chọn nghề dẫn chương trình. Đó là vì đam mê hay chỉ vì nó hợp với những khả năng của anh?

Khó để làm tốt một việc nào đó nếu không thấy thích thú khi làm, huống chi chúng ta chọn nghề. Đam mê chắc chắn là không thể thiếu, nhưng đam mê đó phải được kết hợp với cách đánh giá tỉnh táo về giá trị của mình, để đóng góp thật xứng đáng vào cái chung.

- Đam mê với nghề - nói nghe sáo rỗng. Điều đó nên được nhìn nhận cụ thể như thế nào?

Đam mê thì phải thể hiện trách nhiệm, và đủ năng lực để chịu trách nhiệm với việc mình làm. Với logic đó, đam mê với tôi đôi khi phải là từ bỏ, chứ không nhất thiết phải là dấn thân không tỉnh táo. Anh có thể gọi đó là sự hy sinh, hay là sự tỉnh táo cần thiết để ấp ủ cho chính đam mê.

- Đôi khi chúng ta cứ đam mê đi đã, sẽ tìm thấy chìa khóa thành công?

Nhìn trực tiếp hơn, thì Đam mê là chìa khóa. Nhưng để đi được đến thành công, sau khi mở cửa, còn cần năng lực thật sự và nguồn cảm hứng cá nhân để bước vào. Đi đến gần, tiếp cận, và quan trọng hơn là ở lại được với thành công.

Sảng khoái nhất là sau một tiếng thở phào

- Điều anh thường nghĩ đến ngay sau khi chào kết khán giả và bước vào cánh gà?

Đầu tiên, tôi muốn nhìn thấy đạo diễn cùng những cộng sự của tôi trong suốt chương trình. Nếu thành công, chúng tôi chia sẻ sự thích thú và nhẹ nhõm cùng nhau. Nếu có khuyết điểm, chúng tôi đối diện cùng nhau để biết chính xác điều cần phối hợp tốt hơn ở lần sau. Còn đơn giản hơn, làm xong chương trình, thường là tôi muốn ngồi xuống và uống thật “đã” khát. Tôi có thói quen không ngồi khi chương trình còn đang diễn ra, luôn muốn đứng để cho mình cảm giác sẵn sàng...

- Ai là người chia sẻ thường xuyên với anh những niềm vui của công việc sau giờ làm việc?

Để chia sẻ về công việc, trước hết phải là ekip, rồi sau đó sẽ là người thân. Họ đều là những người không thể thiếu trong nhu cầu chia sẻ của tôi. Với ekip, phần thưởng sảng khoái nhất cho chúng tôi là chia nhau một cái thở phào, rồi chung nhau một lần cụng ly bỏ hết căng thẳng sau mỗi chương trình. Để giải khát, bia có thể là một lựa chọn tốt cho cả ekip. Tôi thích cảm giác sảng khoái của một ngụm bia Tiger Crystal những lúc muốn chia sẻ niềm vui như thế này.

- Bia và cà phê - xem ra hai thú tiêu khiển đàn ông này anh cũng không bỏ qua cái nào nhỉ?

Nguồn cảm hứng rất quan trọng đối với công việc và con người của mình. Để khởi tạo, nuôi dưỡng cảm hứng, bia và cà phê là hai trong nhiều yếu tố đầu vào giúp tôi làm được điều này.

- Khi cần tập trung làm việc anh dùng thứ gì?

Âm nhạc và thông tin liên quan.

- Vậy xả hơi?

Nếu một mình, tôi thường chạy bộ, nghe nhạc hoặc xem phim. Nhâm nhi một chút gì đó cũng hay. Lúc có bạn bè, anh em, thì tụ tập, hàn huyên và uống vài chai bia

- Vậy có thể tìm thấy anh ở đâu mỗi khi… muốn nhậu với anh?

(Cười) À, cái đó thì còn tùy. Cần một lý do để bắt đầu cuộc nhậu trước đã chứ... 

0