Tiểu sử diễn viên Lê Khanh
Thông tin Nghệ sĩ Lê Khanh (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1963 tại Hà Nội), tên thật là Trần Mai Khanh, được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh và nghệ sĩ kịch nói. Bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật từ năm 1970 cho đến nay, bà đã tham gia diễn xuất trong nhiều hoạt động sân khấu điện ...
Thông tin
Nghệ sĩ Lê Khanh (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1963 tại Hà Nội), tên thật là Trần Mai Khanh, được biết đến với vai trò là một diễn viên điện ảnh và nghệ sĩ kịch nói. Bước chân vào lĩnh vực nghệ thuật từ năm 1970 cho đến nay, bà đã tham gia diễn xuất trong nhiều hoạt động sân khấu điện ảnh lẫn truyền hình và là một trong những diễn viên lâu năm được nhiều sự yêu mến. Lê Khanh là trường hợp hiếm hoi được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân trước tuổi. Gần đây bà còn thử sức trong lĩnh vực hài kịch, và người mẫu.
Lê Khanh là con của hai nghệ sĩ kịch nói Trần Tiến và Lê Mai, em của Lê Vân, nghệ sĩ kịch nói, và chị Lê Vy, nghệ sĩ múa. Lê Khanh tên thật là Trần Mai Khanh, chị là một diễn viên điện ảnh, đạo diễn và nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng. Chị là Phó Giám đốc nghệ thuật Nhà hát Tuổi Trẻ. Lê Khanh được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân.
NSND Lê Khanh xuất thân trong một gia đình dòng dõi nghệ thuật bề thế tại Hà Nội. Cha chị là NSND Trần Tiến, người có nhiều vai diễn để đời như: Nghêu trong “Nghêu sò ốc hến”, Nguyễn Trãi trong “Nguyễn Trãi ở Đông Quan”, Đế Thích trong “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”. Mẹ là nghệ sĩ ưu tú Lê Mai, bà là con gái của nhà thơ, nhà viết kịch Lê Đại Thanh và diễn viên Đinh Ngọc Anh. Lê Khanh là cháu của NSUT Lê Chức - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Chị gái của Lê Khanh nghệ sĩ kịch nói Lê Vân và Lê Vi một nghệ sĩ múa.
NSND Lê Khanh kết hôn với đạo diễn, nhà quay phim Phạm Việt Thanh. Gia đình của chị luôn giữ được hạnh phúc.
Đã tham gia vai chính trong các vở diễn:
- Vai Juliet trong vở "Romeo và Juliet"
- Vai Bà mẹ trong vở "Hồn ma bóng quỷ"
- Vai Dexdemona trong vở "Otenlo"
- Vai Luyin trong vở "Trưởng giả học làm sang"
- Vai Thôn nữ trong vở "Hoàng tử học nghề"
- Vai Tấm trong vở "Tấm Cám"
- Vai Cô giáo Thuý trong vở "Mùa hạ cuối cùng"
- Vai Bà mẹ trong vở "Đứa con tôi"
- Vai Cô Lụa trong vở "Lời nói dối cuối cùng"
- Va Lý Nam Thanh trong vở "Chết cho điều chưa có"
- Vai Ni cô Đàm Vân trong vở "Ni Cô Đàm Vân"
- Vai Nhâm trong vở "Điều không thể mất"
- Vai Quỳnh trong vở "Vườn Quỳnh"
- - Vai Ngọc Tú trong vở "Bất hoà với số phận"
- Vai Nguyệt Cầm trong vở "Nguyệt Cầm"
- Vai My Lưang trong vở "Giũ áo mù sa"
- Vai Tâm trong vở "Ai là người phán xử"
- Vai Đan Thiềm trong vở "Vũ Như Tô"
- Vai Thuý trong vở "Bến bờ xa lắc"
- Vai Yến trong vở "Những nẻo đường trần gian"
- Vai bà già điếc trong vở "Chỉ tại cái tai"
- Vai bà tham lam trong vở "Khôn ngoan không lại với giời"
- Vai nữ anh hùng JanĐa trong vở "Chim sơn ca"
- Vai Ximma trong vở "Vào đời"
- Vai Erica trong vở "Ngôi nhà trên thiên đường"
- Vai NhiNa trong vở "Người con trai cả"
Phim Nhựa:
- Vai Bum My trong phim "Hai bà mẹ" (Năm 9 tuổi)
- Vai Tuất trong phim "Từ một cánh rừng" (Năm 15 tuổi)
- Vai Hân trong phim "Ám ảnh"
- Vai Tu sĩ Băng Thanh trong phim "Nữ tu sĩ Băng Thanh"
- Vai Kim trong phim "Có một tình yêu như thế"
- Vai Điệp trong phim "Dòng sông hoa trắng"
- Vai Thuỳ trong phim "Anh ấy không cô đơn"
- Vai Lan trong phim "Chuyện tình bên dòng sông"
- Vai Thoa trong phim "Bản tình ca cuối cùng"
- Vai Kiều Loan trong phim "Chiếc mặt nạ da người"
- Vai Thái trong phim "Điều anh chưa kịp nói"
- Vai Mai trong phim "K09 là ai"
- Vai Huệ trong phim "Cạm bẫy tình"
- Vai Khanh trong phim "Những ngày không mưa"
- Mùa hè chiều thẳng đứng (2000) — vai Khanh