Tiết 1 ôn tập cuối học kì 2 – tiếng việt 4, Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc...
Ôn Tập Cuối Học Kì II (Tiếng việt 4) – Tiết 1 ôn tập cuối học kì II – tiếng việt 4. Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điếm Khám phá thế giới. Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc ...
Câu 1. Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
Câu 2. Lập bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điếm Khám phá thế giới.
Tên bài, tác giả:
– Đường đi Sa Pa của Nguyễn Phan Hách
– Trăng ơi… từ đâu đến? của Trần Đăng Khoa
– Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất của Hồ Diệu Tần và ĐỖ Thái.
– Dòng sông mặc áo của Nguyễn Trọng Tạo.
– Ăng-co Vát (theo Những kì quan thế giới).
– Con chuồn chuồn nước của Nguyễn Thế Hội.
Thể loại và nội dung chính:
– Đường đi Sa Pa của Nguyễn Phan Hách là bài văn thuộc thể kí. Tác giả đã ghi chép lại cảnh vật trèn đường đi Sa Pa và nói lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình.
– Trăng ơi… từ đâu đến? là bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa. Tác giả thể hiện cảm xúc yêu trăng, yêu quê hương đất nước, yêu các chú bộ đội, yêu mẹ qua bài thơ.
– Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất: là một bài văn kể lại hành trình gian nan và nguy hiểm của Ma-gien-lăng và đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đã vượt qua Đại Tây Dương, đến Châu Mĩ, qua Thái Bình Dương, đến Châu Á, qua Ấn Độ Dương và lại trở về châu Âu và đã phát hiện ra trái đất hình cầu.
– Dòng sông mặc áo là một bài thơ miêu tả sự thay đổi nhiều màu sắc đẹp của một dòng sông trong thời gian từ sáng đến trưa, đến tối, đến đêm. Tác giả đã dùng phương pháp nhân hóa để vẽ lên vẻ đẹp của dòng sông.
– Ăng-co Vát là một bài ghi chép nhằm giới thiệu cảnh quan kì lạ hùng vĩ và tuyệt đẹp của khu đền Ăng-co Vát ở đất nước Cam-pu-chia.
Con chuồn chuồn nước: là một đoạn văn miêu tả một con chuồn chuồn nước, hình dáng màu sắc và hoạt động của nó trong không gian lớn và tươi đẹp.