24/04/2018, 14:13

Tiết 1 ôn tập cuối học kì 2 – tiếng việt 2, Câu 1. Kiểm tra đọc: (Luyện đọc các bài tập đọc đã học).Câu 2. Hãy thay cụm từ...

Ôn tập cuối học kì II – lớp 2 – Tiết 1 ôn tập cuối học kì II – tiếng việt 2. Câu 1. Kiểm tra đọc: (Luyện đọc các bài tập đọc đã học).Câu 2. Hãy thay cụm từ ”khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…).Câu 3. Ngắt đoạn sau ...

Ôn tập cuối học kì II – lớp 2 – Tiết 1 ôn tập cuối học kì II – tiếng việt 2. Câu 1. Kiểm tra đọc: (Luyện đọc các bài tập đọc đã học).Câu 2. Hãy thay cụm từ ”khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…).Câu 3. Ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả.

Câu 1. Kiểm tra đọc: (Luyện đọc các bài tập đọc đã học).

Câu 2. Hãy thay cụm từ “khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ…).

Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?

Khi nào các bạn được đón tết Trung Thu?

Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?

–      Hướng dẫn: Cụm từ “khi nào” là cụm từ được dùng để hỏi “thời gian” trong một “khoảng” nào đấy mà không cần đến thời gian “cụ thể, chính xác”. Còn cụm từ “bao giờ”, “lúc nào”, “tháng mấy’’ “mấy giờ” là cụm từ dùng trong câu hỏi về “thời gian” tương đối cụ thể, chính xác”. Hiểu được như vậy, em sẽ dễ dàng thay các cụm từ này một cách phù hợp. Chú ý: em cần căn cứ vào nội dung hỏi cụ thể đế thay cho đúng.

Ví dụ: Câu c: “Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?” Thì em có thể thay: “Mấy giờ bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? Hoặc: “Lúc nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?”

Câu 3. Ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả.

Gợi ý: “Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ”.

0