03/06/2017, 23:02
Thuyết minh về vật nuôi ở quê em (Con trâu)
Xin chào các bạn! Tôi là Bò Tơ, người dẫn chương trình quen thuộc của: "Việt Nam với những con vật thân thiện". Hôm nay tôi sẽ giúp các bạn và hiểu biết về loài vật là vị khách đang ngồi cạnh tôi: Anh Trâu, anh sẽ trả lời và cuộc phỏng vấn bắt đầu! Bò tơ (B): - Chào anh Trâu! Đến với ...
Xin chào các bạn! Tôi là Bò Tơ, người dẫn chương trình quen thuộc của: "Việt Nam với những con vật thân thiện". Hôm nay tôi sẽ giúp các bạn và hiểu biết về loài vật là vị khách đang ngồi cạnh tôi: Anh Trâu, anh sẽ trả lời và cuộc phỏng vấn bắt đầu!
Bò tơ (B): - Chào anh Trâu! Đến với chương trình, anh sẽ giới thiệu cho khán giả và tôi cùng biết anh thuộc họ gì?
Trâu (T): - Vâng! Chúng tôi thuộc họ nhà Bò các anh đấy!
B: - Vậy à? Thế các anh cũng ở phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn và ở cả lớp thú có vú à?
T: - Vâng! Hãnh diện quá phải không?
B: - Tất nhiên là như thế rồi! Thế các anh có nguồn gốc như thế nào?
T: - Từ xa xưa, tổ tiên chúng tôi là trâu rừng, sau đó được con người thuần hoá và con người nuôi dưỡng chúng tôi.
B: - Xin anh hãy cho biết hình dạng của các anh!
T: - Như mọi người đang thấy đấy!(Hì hì) Trông tôi rất nặng nề, và cả họ tôi đều như vậy. Thân hình lực lưỡng, vạm vỡ, cái bụng thì to, cái mông lại dốc, bầu vú nhỏ, đôi sừng cứng cáp, nhọn hoắt, và có hai đai trắng ở dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Đa số họ trâu nhà chúng tôi có lớp áo màu xám đen, chỉ có vài nàng, vài anh chàng giống "ngoại quốc" thì có lớp áo màu trắng. ấy là do có sự biến đổi gen mà.
B: - Thế trọng lượng của các anh là bao nhiêu?
T: - Họ nhà Trâu chúng tôi nặng lắm. Anh nhìn này, tôi ngồi xẹp cả ghế(Hì hì). Trâu cái nặng khoảng từ 450kg đến 500kg, còn trâu đực nặng hơn trâu cái từ 45kh đến 50kg. Cũng có mấy bác "béo phì" nặng tận 600kg cơ đấy.
B: - Thế còn việc sinh sản của họ nhà các anh thì sao?
T: - À, chúng tôi sinh sản rất nhanh nên ba tuổi có thể giao phối và đẻ lứa đầu là chuyện bình thường. Thường thường thì một đời trâu cái có thể đẻ từ một đến sáu nghé con. Mấy chú nghé con này cũng hay lắm. Lúc mới đẻ trông yếu ớt nhưng chỉ sau vài giờ có thể đứng dậy được rồi, lại còn chạy được nữa đấy, khoẻ ra phết. Nghé con trông nhỏ thế thôi nhưng cũng nặng ghê đó, khoảng từ 20kg đến 45kg.
B: Oa! Thế anh chỉ có một hàm răng trên hay sao? Có phải do ngày xưa, khi mà có tổ tiên của các anh bất cẩn va phải hòn đá nên gãy hết hàm răng trên như được kể trong truyện"Trí khôn của ta đây"? Điều đó có ảnh hưởng gì tới việc ăn uống của các anh?
T: - Việc chúng tôi bây giờ cũng không có hàm răng trên. Chúng tôi có đúng tám cái răng, nhưng may thay là hàm lợi của chúng tôi rất khoẻ. Mặt khác cũng bởi chúng tôi có dạ dày đặc biệt gồm bốn ngăn là dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ khế... Vì vậy tuy khi ăn rơm, cỏ mà không phải là nhai, cứ vơ đại rồi đưa vào dạ cỏ,lúc nào rỗi lại ợ ra nhai lại. Đó là do cấu tạo tự nhiên mà.
B: - Ồ thú vị thật! Trong đời sống vật chất của con người, các anh có vai trò rất quan trọng đúng không? Đó là những vai trò gì vậy?
T: - Đúng vậy. Chúng tôi rất có ích. Chúng tôi cung cấp thịt, sữa và sức kéo cho con người. Một ngày, trâu loại tốt kéo được từ ba đến bốn sào; trâu loại khá kéo được từ hai đến ba sào; trâu loại trung bình kéo được từ một sào rưỡi đến hai sào Bắc Bộ. Ngoài ra, chúng tôi còn kéo xe. Đường tốt thì chúng tôi kéo được xe nặng khoảng từ 700kg đến 800kg; đường xấu thì chỉ kéo từ 300kg đến 400kg là cùng. Chúng tôi còn cung cấp phân để bón ruộng. Lúa má, rau màu tốt tươi là nhờ chúng tôi đó.
B: - Trong đời sống tinh thần của con người chắc các anh cũng có ý nghĩa lắm thì phải?
T: - Chúng tôi gắn bó với người nông dân từ xa xưa. Người rất yêu quý chúng tôi, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng tôi rất tử tế. Nhắc đến làng quê Việt Nam, có thể hiện lên ngay hình ảnh chú trâu với cậu bé mục đồng đang ngồi trên lưng trâu với chiếc sáo trúc cất lên những làn điệu nhạc du dương. Ngoài ra, để nâng cao tinh thần thể thao, để đề cao sức khoả họ nhà Trâu, con người đã cho chúng tôi làm biểu tượng của Seagame 22. Không chỉ có thế, chúng tôi còn có mặt vào các lễ hội Chọi trâu diễn ra ở Đồ Sơn, hội Đam trâu ở Tây Nguyên. Tự hào hơn nữa là chúng tôi được góp mặt vào những chiếc trống đồng nữa đấy.
B: - Tôi thật khâm phục họ nhà Trâu các anh. Anh Trâu này, theo tôi được biết thì hiện nay con người đã sáng tạo ra các loại máy cày, máy kéo mà không cần đến sức của loài trâu các anh nữa. Anh có suy nghĩ gì về tương lai của dòng tộc mình?
T: - Tuy sức kéo của chúng tôi không thể bằng máy móc, nhưng chúng tôi vẫn rất quan trọng vì có phải chân ruộng nào máy móc cũng làm được đâu. Vả lại chúng tôi còn cung cấp cho con người nhiều thứ khác. Chắc chắn con người vẫn rất cần chúng tôi và chúng tôi cũng rất cần họ.
B: - Vâng! Rất cảm ơn anh đã tham gia cuộc phỏng vấn ngày hôm nay, đây là phần quà dành cho anh.
- Thưa quý vị khán giả, qua chương trình ngày hôm nay, các bạn đã có thể hiểu hơn về loài trâu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và lắng nghe. Xin hẹn gặp lại trong những chương trình sau.
T: - Tạm biệt!
Trâu (T): - Vâng! Chúng tôi thuộc họ nhà Bò các anh đấy!
B: - Vậy à? Thế các anh cũng ở phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn và ở cả lớp thú có vú à?
T: - Vâng! Hãnh diện quá phải không?
B: - Tất nhiên là như thế rồi! Thế các anh có nguồn gốc như thế nào?
T: - Từ xa xưa, tổ tiên chúng tôi là trâu rừng, sau đó được con người thuần hoá và con người nuôi dưỡng chúng tôi.
B: - Xin anh hãy cho biết hình dạng của các anh!
T: - Như mọi người đang thấy đấy!(Hì hì) Trông tôi rất nặng nề, và cả họ tôi đều như vậy. Thân hình lực lưỡng, vạm vỡ, cái bụng thì to, cái mông lại dốc, bầu vú nhỏ, đôi sừng cứng cáp, nhọn hoắt, và có hai đai trắng ở dưới cổ và chỗ đầu xương ức. Đa số họ trâu nhà chúng tôi có lớp áo màu xám đen, chỉ có vài nàng, vài anh chàng giống "ngoại quốc" thì có lớp áo màu trắng. ấy là do có sự biến đổi gen mà.
B: - Thế trọng lượng của các anh là bao nhiêu?
T: - Họ nhà Trâu chúng tôi nặng lắm. Anh nhìn này, tôi ngồi xẹp cả ghế(Hì hì). Trâu cái nặng khoảng từ 450kg đến 500kg, còn trâu đực nặng hơn trâu cái từ 45kh đến 50kg. Cũng có mấy bác "béo phì" nặng tận 600kg cơ đấy.
B: - Thế còn việc sinh sản của họ nhà các anh thì sao?
T: - À, chúng tôi sinh sản rất nhanh nên ba tuổi có thể giao phối và đẻ lứa đầu là chuyện bình thường. Thường thường thì một đời trâu cái có thể đẻ từ một đến sáu nghé con. Mấy chú nghé con này cũng hay lắm. Lúc mới đẻ trông yếu ớt nhưng chỉ sau vài giờ có thể đứng dậy được rồi, lại còn chạy được nữa đấy, khoẻ ra phết. Nghé con trông nhỏ thế thôi nhưng cũng nặng ghê đó, khoảng từ 20kg đến 45kg.
B: Oa! Thế anh chỉ có một hàm răng trên hay sao? Có phải do ngày xưa, khi mà có tổ tiên của các anh bất cẩn va phải hòn đá nên gãy hết hàm răng trên như được kể trong truyện"Trí khôn của ta đây"? Điều đó có ảnh hưởng gì tới việc ăn uống của các anh?
T: - Việc chúng tôi bây giờ cũng không có hàm răng trên. Chúng tôi có đúng tám cái răng, nhưng may thay là hàm lợi của chúng tôi rất khoẻ. Mặt khác cũng bởi chúng tôi có dạ dày đặc biệt gồm bốn ngăn là dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ khế... Vì vậy tuy khi ăn rơm, cỏ mà không phải là nhai, cứ vơ đại rồi đưa vào dạ cỏ,lúc nào rỗi lại ợ ra nhai lại. Đó là do cấu tạo tự nhiên mà.
B: - Ồ thú vị thật! Trong đời sống vật chất của con người, các anh có vai trò rất quan trọng đúng không? Đó là những vai trò gì vậy?
T: - Đúng vậy. Chúng tôi rất có ích. Chúng tôi cung cấp thịt, sữa và sức kéo cho con người. Một ngày, trâu loại tốt kéo được từ ba đến bốn sào; trâu loại khá kéo được từ hai đến ba sào; trâu loại trung bình kéo được từ một sào rưỡi đến hai sào Bắc Bộ. Ngoài ra, chúng tôi còn kéo xe. Đường tốt thì chúng tôi kéo được xe nặng khoảng từ 700kg đến 800kg; đường xấu thì chỉ kéo từ 300kg đến 400kg là cùng. Chúng tôi còn cung cấp phân để bón ruộng. Lúa má, rau màu tốt tươi là nhờ chúng tôi đó.
B: - Trong đời sống tinh thần của con người chắc các anh cũng có ý nghĩa lắm thì phải?
T: - Chúng tôi gắn bó với người nông dân từ xa xưa. Người rất yêu quý chúng tôi, chăm sóc và nuôi dưỡng chúng tôi rất tử tế. Nhắc đến làng quê Việt Nam, có thể hiện lên ngay hình ảnh chú trâu với cậu bé mục đồng đang ngồi trên lưng trâu với chiếc sáo trúc cất lên những làn điệu nhạc du dương. Ngoài ra, để nâng cao tinh thần thể thao, để đề cao sức khoả họ nhà Trâu, con người đã cho chúng tôi làm biểu tượng của Seagame 22. Không chỉ có thế, chúng tôi còn có mặt vào các lễ hội Chọi trâu diễn ra ở Đồ Sơn, hội Đam trâu ở Tây Nguyên. Tự hào hơn nữa là chúng tôi được góp mặt vào những chiếc trống đồng nữa đấy.
B: - Tôi thật khâm phục họ nhà Trâu các anh. Anh Trâu này, theo tôi được biết thì hiện nay con người đã sáng tạo ra các loại máy cày, máy kéo mà không cần đến sức của loài trâu các anh nữa. Anh có suy nghĩ gì về tương lai của dòng tộc mình?
T: - Tuy sức kéo của chúng tôi không thể bằng máy móc, nhưng chúng tôi vẫn rất quan trọng vì có phải chân ruộng nào máy móc cũng làm được đâu. Vả lại chúng tôi còn cung cấp cho con người nhiều thứ khác. Chắc chắn con người vẫn rất cần chúng tôi và chúng tôi cũng rất cần họ.
B: - Vâng! Rất cảm ơn anh đã tham gia cuộc phỏng vấn ngày hôm nay, đây là phần quà dành cho anh.
- Thưa quý vị khán giả, qua chương trình ngày hôm nay, các bạn đã có thể hiểu hơn về loài trâu. Cảm ơn các bạn đã theo dõi và lắng nghe. Xin hẹn gặp lại trong những chương trình sau.
T: - Tạm biệt!