Thuyết minh về sáo trúc
Đề bài: Em hãy giới thiệu thuyết minh về sáo trúc Cây sáo trúc là một loại nhạc cụ có thể nói khá phổ biến vì đối với giới trẻ không còn gì xa lạ với những cây sáo trúc. Một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo, đơn giản nhưng cũng khá khó để học thổi được nó, mang một ý nghĩa dân tộc sâu sắc. ...
Đề bài: Em hãy giới thiệu thuyết minh về sáo trúc
Cây sáo trúc là một loại nhạc cụ có thể nói khá phổ biến vì đối với giới trẻ không còn gì xa lạ với những cây sáo trúc. Một loại nhạc cụ dân tộc độc đáo, đơn giản nhưng cũng khá khó để học thổi được nó, mang một ý nghĩa dân tộc sâu sắc.
Đối với mỗi đứa trẻ, đặc biệt là trẻ em được sinh ra và lớn lên trên các vùng nông thôn thì cây sáo trúc chính là người bạn đồng hành trong mỗi lần đi chăn trâu, cây sáo trúc rất dễ bắt gặp được bán rất nhiều nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hình ảnh những cậu bé ngồi trên lưng trâu và trên tay là chiếc sáo thổi lên những giai điệu vui tươi, vì thế nó rất thân quen đối với tuổi thơ mỗi người.
Có tên gọi là sáo trúc vì là loại nhạc cụ làm từ một khúc thân cây trúc, những đoạn trúc dài, thẳng và bên trong có độ rỗng vừa đủ không quá to cũng không quá bé, khi làm những đoạn trúc được nghệ nhân chú ý đến màu sắc, độ dẻo dai, độ bền của nó, nó được cấu tạo gồm một lỗ thổi cùng một hàng sáu lỗ bấm, không những vậy để tăng thêm thẩm mỹ cho cây sáo trúc họ còn làm thêm một lỗ phụ để buộc các sợi dây trang trí tùy theo sở thích của từng người.
Cây sáo trúc được thổi bằng hơi nên tốn rất nhiều sức, họ thổi bằng luồng hơi đi ra từ bụng, sau đó sẽ sử dụng các ngón tay nhịp nhàng bấm trên những lỗ của sáo nhằm tạo ra tiết tấu, điều khiển giai điệu theo ý muốn của người thổi. Thổi sáo cũng cần có sự điêu luyện và luyện tập chăm chỉ, không thể muốn là có thể thổi hay được luôn, qua quá trình tập luyện dạy cho ta tính kiên trì bền bỉ.
Nhìn có vẻ rất đơn giản nhưng cây sáo trúc cũng cần những bàn tay lành nghề để tạo ra những cây sáo đẹp và khi thổi phát ra những âm thanh du dương làm say đắm lòng những ai nghe thấy. Sáo cũng được chia làm hai loại là sáo dùng để thổi ngang và sáo dùng để thổi dọc, tại sao lại được chia như vậy? bởi vì nhìn bề ngoài về hình thức và cấu tạo của cả hai loại sáo là như nhau, nhưng về cấu âm bên trong của hai sáo có sự khác biệt rõ rệt. Vì thế để thể hiện rõ sự khác nhau này thì đòi hỏi người nghệ sĩ khi sử dụng có cách phù hợp. Dù lựa chọn loại nào thì người nghệ sĩ cũng cần có sự điêu luyện trong cách thổi, để có thể thổi hồn vào trong những cây sáo này.
Nguyên liệu làm sáo không chỉ bằng trúc mà còn có thể làm từ tre, nứa, mai,.. đều là những loại cây quen thuộc đối với con người Việt Nam, mang một ý nghĩa rất đặc biệt, mà nó còn là biểu tượng đất nước và con người nơi đây, thể hiện một ý trí sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, quật cường, cũng rất mộc mạc.
Ngày nay khi nền âm nhạc hiện đại đang dần chiếm lĩnh trong thị trường âm nhạc, thì các loại hình âm nhạc dân tộc đang dần bị mờ nhạt, giới trẻ chạy theo xu hướng bỏ quên những nét văn hóa, các nhạc cụ dân tộc. Chính vì thế, sáo trúc cũng được dùng phối hợp với các loại nhạc cụ hiện đại ngày nay để tạo ra những bản nhạc, những tiết tấu mang nét cổ điển kết hợp với hiện đại một cách hòa hợp tạo ra những bản nhạc hay và để đời, thu hút được thị hiếu của người nghe, đặc biệt là lớp trẻ hiện đại ngày nay.
Hình ảnh cây sáo trúc còn mang lại cho ta cảm giác hạnh phúc lớn lao mà mỗi người được nhận, nó nhìn đơn giản nhưng bên trong nó còn cả một không gian đầy ắp những giá trị về văn hóa, âm nhạc dân tộc của Việt Nam ta. Trong các tập đoàn ca múa nhạc của dân tộc không thể thiếu hình ảnh những cây sáo, thổi ra những làn điệu quan họ cho các anh chị em hợp xướng, chông thật vui nhộn và bắt tai, khiến ai được thấy, được nghe trong lòng cũng cảm thấy bồi hồi khó tả lên lời.
Cây sao chính là hiện thân cho con người tần tảo và chịu khó,vì vậy cần được lưu giũa và phát triển, thể hiện được một đất nước có truyền thống dân tộc rất độc đáo, và muốn truyền đạt lại cho các thế hệ mai sau.